5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4.3. Loại III – Công nghệ tiên tiến AAO kết hợp hoá lý
Vềcông nghệ:
Công nghệ này được Viện nghiên cứu cao su Việt Nam đánh giá là công nghệ tiên tiến hiện nay nhưng còn vấn đề là chưa xử lý triệt để N, P. Các nhà máy cao su trong hệ thống Tập đoàn cao su Việt Nam đang áp dụng cho kết quả loại A theo QCVN 01:2008/BTNMT nhưng chưa đạt chuẩn về Phospho theo QCVN 40:2011/BTNMT. Trong nhóm này có 06 nhà máy, trong đó 04 nhà máy sửdụng bể Aerotank chưa đúng cách (chiếm 66,7%), lượng bùn trong bể quá ít và không được kiểm tra thường xuyên. Có 05 nhà máy vận hành bểAnoxit và bểhoá lýchưa đúng kỹ thuật, các nhà máy này không kiểm nghiệm mẫu nước thải trước khi pha hoá chất nên lượng hoá chất bỏ lúc nhiều, lúc ít ảnh hưởng đến quá trình keo tụ tạo bông.
Về môi trường:
Theo kết quả điều tra cho thấy, công nghệnày còn phát sinh mùihôi nhưng ít hơn nhiều so với công nghệloại I, II. Tác giả khảo sát với các hộ xung quanh nhà máy qua phỏng vấn thì có 15% hộdân bức xúc với mùi hôi từcác nhà máy phát tán hơn 1,5 km. Nước thải sau xử lý tại các nhà máy đều chưa đạt loại A nên cần cải thiện quy trình xử lý để ngăn ô nhiễm ra môi trường xung quanh. Chất lượng nước thải của các nhà máy trong nhóm công nghệnày gần đạt loại B. Ví dụ: nhà máy Vên Vên có BOD vượt 2,6 lần, COD vượt 1,8 lần, TSS vượt 3,3 lần; Nitơ tổng vượt 4,2 lần, phospho vượt 9,2 lần. Nhà máy Tân Thành có BOD vượt 3,4 lần, COD vượt 2,25 lần, TSS vượt 3,62 lần, Nitơ tổng vượt 5,2 lần, phospho vượt 10,8 lần.
Lượng bùn phát sinh từ công nghệnày nhiều hơn công nghệ I và công nghệ II nhưng do các nhà máy áp dụng máy bơm bùn thường xuyên nên hệ thống vẫn hoạt động tương đối ổn định.
Vềkinh tế:
Đầu tư quy mô lớn, chi phí vận hành cao hơn công nghệ loại I, II.Chi phí cải tạo thấp hơn nhiều so với công nghệ I, II.Chỉ cần cải tạo, sửa chữa lại và vận hành đúng kỹ thuật là có thể đạt tiêu chuẩn.Chi phí trung bình cho xử lý 1m3 nước thải qua công nghệ này là 14.000 đồng.
Nhận xét chung: Công nghệ này thuộc dạng tiên tiến hiện nay được Viện nghiên cứu cao su Viêt Nam đánh giá là công nghệ ưu việt, đãđược áp dụngở một số nhà
máy của Tập đoàn cao su Việt Nam. Các nhà máy có thể áp dụng công nghệ này nhưng cần cải tiến thêm đểxửlý lượng BOD, nitơ, phốt pho còn nhiều sau xửlý và hạchi phí xửlý cho 1m3nước thải.
3.5.ĐÁNH GIÁKHẢ NĂNG LỰA CHỌN QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ3.5.1. Cơsở đánh giá lựa chọn quy trình công nghệ