5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.5.1.2. Dựa vào khuyến cáo của Viện nghiên cứu caosu Việt Nam
Qua nghiên cứu của Viện nghiên cứu cao su Việt Nam (Thông tin khoa học công nghệ cao su, 2010) và Tập đoàn cao su quốc tế khuyến cáo không nên dùng công nghệI, II vì chất lượng nước thải không đạt. Do đó, chỉ có khả năng sử dụng công nghệ III đểtiếp tục xửlý nước thải ngành cao su.
3.5.1.3.Kết luận chung về lựa chọn công nghệ sau khi đánh giá hiện trạng công nghệ xử lý nước thải ngành cao su tại Tây Ninh
Qua phương pháp chuyên gia, phương pháp đánh giá theo điểm trọng số và đánh giá chung tại các nhà máy, tác giảcó kết luận chung như sau:
Các nhà máy tại Tây Ninh hiện áp dụng công nghệ xử lý nước thải chủ yếu là công nghệloại II (kỵ khí kết hợp hiếu khí) gồm 11 nhà máy sửdụng chiếm 52,4% so với tổng số nhà máy điều tra. Còn lại là công nghệhiếu khí kết hợp hoá lý (công nghệ loại I)có 4 nhà máy sử dụng chiếm 19,05% và công nghệ loại III (AAO kết hợp hoá lý) chiếm 28,6%
Nhóm nhà máy sử dụng công nghệ loại I (kỵ khí kết hợp hoá lý), loại II (kỵkhí kết hợp hiếu khí) xử lý đạt kết quảrất thấp, công nghệ này không nên tiếp tục được áp dụng.
Nhóm nhà máy sử dụng công nghệ loạiIII (AAO kết hợp hoá lý) là tốt nhất so với các công nghệ còn lại và có kết quả xử lý gần đạt loại B so với quy
chuẩn QCVN 01:2008/BTNMT. Dù chưa đạt loại A theo quy định nhưng công nghệnày có thể được cải tạo dễ dàng đểchất lượng nước thải đạt yêu cầu. Do đó, tác giảsẽ đưa công nghệ này vào đề xuấtở chương 4.
Tóm lại, trong chương 3 tác giả đánh giá chung vềcác nhóm công nghệ được áp dụng tại các nhà máy cao su được điều traở tỉnh Tây Ninh, đánh giá và tổng kết loại công nghệ nào nên tiếp tục được áp dụng và đánh giá khả năng mở rộng diện tích của từng nhóm nhà máy để làm căn cứ đề xuất công nghệ với diện tích phù hợp. Trong các loại công nghệ được đánh giá thì tác giả đánh giá công nghệloại III là tốt nhất và nên được tiếp tục sửdụng và đây là cơ sở đểtác giả đề xuất và cải tạo công nghệloại này để xửlý nước thải cao su. Tuy nhiên, công nghệloại III vẫn còn các nhược điểm như: chưa xửlý nước thải đạt loại A, chi phí xửlý cao nên cần phải cải tiến. Chương 4 sẽ so sánh công nghệ cải tiến dựa trên loại II (AAO + DAF) và hai công nghệ khác đang được sửdụng hiệu quảhiện nay.
CHƯƠNG 4
ĐỀ XUẤT CÁC QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI PHÙ HỢP
CHO NGÀNH CAO SU TỈNH TÂY NINH