Loại II – Hệthống kỵ khí kết hợp hiếu khí

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất giải pháp cải thiện quy trình xử lý nước thải cho một số nhà máy chế biến mủ cao su trên địa bàn tỉnh Tây Ninh (Trang 61)

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4.2. Loại II – Hệthống kỵ khí kết hợp hiếu khí

Đây là công nghệ đơn giản nhất, đãđược áp dụng từrất lâu cho ngành cao su nhưng đến nay đã lạc hậu.Các nghiên cứu trước đây của Viện nghiên cứu cao su Quốc tế cũng khuyến cáo không nên dùng công nghệ này nữa vì chất lượng nước thải không đạt chuẩn. Cụ thể, nước thải đầu ra của các nhà máy dùng cônng nghệ này như nhà máy Tiến Thành có BOD vượt 8,6 lần, COD vượt 6,58 lần, TSS vượt 5,93 lần, Nitơ vượt 11,7 lần, Phospho vượt 25,3 lần. Nhà máy Thành Lễ có BOD vượt 9,15 lần; COD vượt 11,4 lần; TSS vượt 7,28 lần; Nitơ vượt 19,6 lần, Phospho vượt 15,8 lần.

Đây là công nghệ chưa đủ để phân huỷ các chất ô nhiễm trong nước một cách triệt để.Nồng độ TSS, MLSS luôn cao sau khi xử lý qua công nghệ này.Qua kết quả điều tra, 100% các nhà máy trong nhóm công nghệ này đều gặp vấn đều là pH của nước thải không ổn định nên việc xửlý sinh học của nhà máy luôn gặp khó khăn.Ngoài ra, các nhà máy thuộc nhóm công nghệnày còn gặp vấn đềlà không xử lý được N, P và không thểxửlý triệt để.

 Về môi trường:

Tác giả thống kê cho thấy 85% các hộ dân sống quanh khu vực của 08 nhà máy trong nhóm bức xúc với mùi phát tán khoảng hơn 3 km. Tác giảkhảo sát xung quanh các nhà máy cho thấy có 9 nhà máy có nước thải đầu ra gây nên hiện tượng phú dưỡng hoá cho nguồn nước tiếp nhận (chiếm tỷ lệ 81,2% so với tổng các nhà máy trong nhóm).Đặc biệt, nước thải trực tiếp ra hệthống sông Vàm Cỏ Đông, gây phú dưỡng hoá và làm chết động vật thuỷsinh.

 Vềkinh tế:

Chi phí đầu tư thấp, chi phí vận hành rẻ. Nhược điểm: phải tái đầu tư nhiều lần đểtheo kịp quy chuẩn, quy định mới về môi trường nên gây lãng phí rất lớn cho các nhà máy. Tác giảthống kê cho thấy trong nhóm có 08 nhà máy (chiếm 72,7%) đều đập bỏhệthống để xây lại ít nhất hơn 3 lần mà kết quả chưa đạt. Chi phí xửlý cho 1m3nước thải trung bình tại nhóm nhà máy này là 8.500 đồng.

Nhận xét chung: Công nghệnày có chi phí thấp nhưng kết quảxử lý khó đạt yêu cầu vì chỉ xửlý một phần BOD, COD, N, P. Có thể nâng cấp công nghệ thêm bểhoá lý, mương oxy hoá nhưng cũng chỉ đạt loại B như công nghệ loại I. Không nên tiếp tục áp dụng công nghệnày cho xửlý nước thải ngành cao su.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất giải pháp cải thiện quy trình xử lý nước thải cho một số nhà máy chế biến mủ cao su trên địa bàn tỉnh Tây Ninh (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)