CƠ SỞ ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất giải pháp cải thiện quy trình xử lý nước thải cho một số nhà máy chế biến mủ cao su trên địa bàn tỉnh Tây Ninh (Trang 69)

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1.CƠ SỞ ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH

Dựa vào hiện trạng công nghệcũ qua kết quả đánh giá ở chương 3

Qua kết quả đánh giá, phân tích ở chương 3, tác giả nhận thấy công nghệAAO kết hợp hoá lý rất phù hợp cho xửlý nước thải cao su nên công nghệ này được đưa vào đề xuất, tác giảnêu cụ thể thành Quy trình công nghệ xửlý nước thải cao su công nghệAAO + DAF.

Dựa vào tiêu chuẩn nước thải đầu ra ngành cao su

Nước thải đầu ra phải đạt loại A, theo QCVN 01:2008/BTNMT theo quy định của ngành. Tức là phải giải quyết tốt các thông sốkhó của ngành cao su gồm Nitơ, Phốt pho, BOD, COD.

Dựa vào mặt bằng diện tích chung của các nhà máy và diện tích khu xử lý nước thải

Trong chương 3, tác giả đãđánh giá diện tích mặt bằng chung của các nhà máy cao su tại Tây Ninh là hơn 20.000m2 và khả năng mởrộng diện tích khu xửlý nước thải lên ít nhất hơn 5.000 m2. Đây là cơ sở để tác giả đề xuất quy trình công nghệ có diện tích phù hợp.

Dựa vào quy trìnhđược đánh giá tốt nhất Việt Nam hiện nay

Theo Viện nghiên cứu cao su thế giới và Viện nghiên cứu cao su Việt Nam thì SBR và AAO là những công nghệtiên tiến hiện nay và đang được áp dụng cho kết quả đạt loại A. Tập đoàn cao su Việt Nam đã sử dụng công nghệ SBR cho 05 nhà máy cao su thuộc tập đoàn thì cho kết quảxử lý nước thải đạt loại A theo quy định. Do đó công nghệ SBR đang ngày càng được sửdụng rộng rãi trong ngành cao su.Vì lý dođó, tác giả đề xuất thêm công nghệ SBR cho xử lý nước thải cao su tại Tây Ninh.

Ngoài ra, theo Viện nghiên cứu cao su Việt Nam, nhà máy cao su Xuân Lập được đánh giá tốt nhất Việt Nam về hệ thống xử lý nước thải cao su sử dụng công nghệA2OD. Do đó, côn nghệA2OD cũng đư ợc khảo sát, đánh giá. Chi tiết vềcông nghệxửlý nước thải nhà máy Xuân Lập, (xem phụlục 6)

Trong chương này, tác giảtiến hành đề xuất các quy trìnhtheo nội dung sau: - Đềxuất 03 quy trình phù hợp cho các nhà máy;

- Đánh giá ưu điểm, hạn chếcủa từng quy trình; - Tính toán chi phí của từng quy trình;

- Lựa chọn phương án tối ưu nhất;

- Tính toán các công trình cho phương án tối ưu nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất giải pháp cải thiện quy trình xử lý nước thải cho một số nhà máy chế biến mủ cao su trên địa bàn tỉnh Tây Ninh (Trang 69)