3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.2 Khái quát chung về BIDV Hải Dương
3.1.2.1 Giới thiệu chung
Ngày 24/06/1957, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam - tiền thân của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - được thành lập theo quyết định
số 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính Phủ.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hải Dương là một thành viên của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. BIDV Hải Dương là một trong 11 chi nhánh trên toàn quốc được thành lập rất sớm ngay từ những ngày đầu tiên của Ngân hàng kiến thiết Việt Nam, với tên là "Chi hàng kiến thiết Hải Dương", đã có những đóng góp hữu hiệu vào công cuộc xây dựng tỉnh Hải Dương trong những năm đầu với những công trình mang tính biểu tượng của các thời kỳ như: nhà máy sứ Hải Dương, nhà máy Nhiệt điện Phả Lại…Từ một Chi nhánh ban đầu có 9 cán bộ nhân viên với 2 bộ phận cấp phát và kế toán, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hải Dương đã phát triển gắn liền với sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp đổi mới đất nước, của ngành và của địa phương với các tên gọi:
- CN Ngân hàng Kiến thiết Hải Dương (1957-1981).
- CN Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Hải Hưng (1981-1991). - CN Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hải Hưng (1991-1997).
- CN Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hải Dương (1997-tháng 4/2012). - CN Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Hải Dương (Từ 01/5/2012).
Thống đốc NHNN đã cấp giấy phép số 84 về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ 01/5/2012. Trong đó, Chi nhánh Hải Dương chuyển đổi từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hải Dương 100% vốn nhà nước thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Hải Dương với tên đầy đủ bằng tiếng việt và tên giao dịch quốc tế là:
Tên đầy đủ: CN Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Hải Dương.
Tên giao dịch quốc tế: Bank for investment and development of Viet Nam, Haiduong Branch.
Tên gọi tắt: BIDV Hải Dương.
Địa chỉ: Số 02 Lê Thanh Nghị, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.
Điện thoại: 0230.3894882. Fax: 0320.3894883.
Website: www.bidv.com.vn Email: haiduong@bidv.com.vn
* Thời kỳ từ năm 1957 đến năm 1975
Trong thời kỳ này chức năng và nhiệm vụ của BIDV Hải Dương hoạt động toàn bộ bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, thực hiện theo phương thức cấp phát vốn đầu tư - xây dựng cơ bản cho hàng ngàn công trình như: Hệ thống công trình Đại thủy nông Bắc Hưng Hải đảm bảo tưới tiêu cho toàn bộ đồng ruộng của Hải Dương, Hưng Yên và một số tỉnh ở Miền Bắc. Tham gia cấp vốn xây dựng nhiều nhà máy, xí nghiệp lớn của tỉnh như: Nhà máy nhiệt điện Phả Lại I, nhà máy sứ Hải Dương, nhà máy Bơm Hải Dương, nhà máy cơ khí Hải Dương, dây truyền I nhà máy xi măng Hoàng Thạch,… với số vốn hàng ngàn tỷ đồng đảm bảo chính xác, kịp thời và hiệu quả.
* Thời kỳ từ năm 1976 đến 1989
Thời kỳ cả nước đã thống nhất, thực hiện đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng để khôi phục nền kinh tế của đất nước sau khi thống nhất. Đây là thời kỳ mà cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp đã không còn phù hợp và là thời kỳ thử thách lớn nhất. BIDV Hải Dương đã góp phần phát triển và tăng năng lực sản xuất của các ngành công nghiệp, nông lâm nghiệp, thủy lợi, giao thông vận tải, công trình phúc lợi, văn hóa xã hội…Trong đó có một số công trình then chốt của nền kinh tế trong tỉnh như: Viện cây lương thực, thực phẩm; cải tạo công trình thủy nông Bắc Hưng Hải; Xí nghiệp gạch Chiến Thắng; Công ty xăng dầu B12; Trường lái xe số 1; Trường công nhân cơ khí Chí Linh, xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng của địa phương.
* Từ năm 1990 đến nay
Với chính sách đảm bảo lãi suất dương, phương châm đi vay để cho vay, BIDV Hải Dương đã triển khai và thực hiện tốt việc chống bao cấp trong đầu tư và hoạt động NH. Trong quá trình đổi mới và phát triển, BIDV Hải Dương đã trưởng thành nhanh chóng, đạt được thành tích đáng khích lệ.
- Giai đoạn 1990 - 1994
BIDV Hải Dương chuyển dần từ quản lý cấp phát vốn sang làm nhiệm vụ vừa quản lý cấp phát vốn, vừa cho vay đầu tư XDCB; Tích cực đổi mới cơ sở vật chất, trang thiết bị và từng bước kiện toàn bộ máy tổ chức, bám sát định hướng của tỉnh, tranh thủ các nguồn vốn từ trung ương để tập trung đầu tư tín dụng. Nhiều dự án đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế cao tạo tiền đề cho sự nghiệp đổi mới của tỉnh như : Xí nghiệp chế biến hoa quả xuất khẩu Hưng Yên, Nhà máy xi măng Duyên Linh, Nhà máy xi măng Vạn Chánh…
- Từ năm 1995- nay
Thực hiện quyết định số 654/TTg của Thủ tướng chính phủ về việc chuyển giao nhiệm vụ cho vay dài hạn và cấp phát đầu tư cơ bản sang Cục Đầu tư Phát triển, hoạt động của BIDV chuyển sang kinh doanh như các ngân hàng thương mại khác, tách bạch chức năng cho vay thương mại với cho vay theo chỉ định của Chính phủ, thể hiện bước chuyển mình toàn diện và sâu sắc của chi nhánh. Trong những năm đổi mới và đặc biệt là những năm thực sự đi vào cơ chế thị trường, BIDV Hải Dương đã đạt được những kết quả đáng tự hào: Quy mô hoạt động lớn, tổng tài sản, nguồn vốn, dư nợ tăng trưởng. BIDV Hải Dương tham gia đầu tư có hiệu quả vào các chương trình, dự án mũi nhọn của tỉnh và đất nước như: Khu công nghiệp Đại An, Khu công nghiệp Tân Trường, Khu Công nghiệp Nam Sách, Kinh Môn… Đồng vốn tín dụng đã đi vào cuộc sống góp phần nâng cao năng lực sản xuất của các doanh nghiệp: Mở rộng dây chuyền 2 công ty xi măng Hoàng Thạch nâng cao công suất từ 1,2 triệu tấn/năm lên 2,4 triệu tấn/năm, đến nay lại tiếp tục đầu tư dây chuyền III – Xi măng Hoàng Thạch, nâng công suất lên 3,5 triệu tấn/năm với số vốn đầu tư gần 2.000 tỷ đồng. Để hội nhập và phát triển, đáp ứng nhu cầu ngày một đa dạng của khách hàng, BIDV Hải Dương đã phát triển mạnh mẽ các dịch vụ thanh toán trong nước, chi trả kiều hối, chuyển tiền quốc tế, thanh toán thẻ tín dụng, séc quốc tế, tư vấn thanh toán xuất nhập khẩu, kinh doanh
ngoại tệ, bảo lãnh, đại lý ủy thác đầu tư… nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong thanh toán. Đồng thời mở rộng dịch vụ ngân hàng hiện đại như thẻ rút tiền tự động ATM, nhắn tin tự động qua điện thoại di động (BSMS), dịch vụ thanh toán thẻ, Internet Banking, đại lý nhận lệnh chứng khoán, kết nối banknet giữa 7 NH thương mại tạo thành một hệ thống thanh toán thẻ tự động lớn nhất hiện nay…
Trong thời gian tới, BIDV Hải Dương tiếp tục khắc phục khó khăn, đoàn kết, năng động, sáng tạo, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ ngân hàng hiện đại vào hoạt động nhằm cung cấp những sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao, tiện ích tốt nhất để đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng.
BIDV Hải Dương trực thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, có tư cách pháp nhân, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế tổng hợp, hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng, luật doanh nghiệp nhà nước, luật doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật. BIDV chính thức trở thành Ngân hàng thương mại cổ phần từ tháng 05/2012. Trong tương lai, BIDV hướng tới là một ngân hàng thương mại cổ phần đa năng, với các lĩnh vực kinh doanh:
- Hoạt động ngân hàng thương mại: bao gồm các hoạt động chính như huy động vốn, hoạt động tín dụng, dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, các hoạt động kinh doanh và dịch vụ.
- Hoạt động ngân hàng bán lẻ: tập trung phục vụ các tầng lớp dân cư,
phát triển các sản phẩm, dịch vụ huy động vốn/cho vay/thanh toán đáp ứng mọi nhu cầu tài chính của cá nhân; phát triển các sản phẩm thẻ.
- Hoạt động ngân hàng đầu tư: bao gồm các loại hình: Tư vấn tài
chính doanh nghiệp, tư vấn mua bán, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp và tư vấn đầu tư, tư vấn phát triển chứng khoán, tư vấn niêm yết. Môi giới và tự doanh chứng khoán. Dịch vụ lưu ký chứng khoán, ngân hàng giám sát. Dịch
vụ quản lý tài sản. Hoạt động nghiên cứu. Các hoạt động ngân hàng đầu tư khác theo quy định của pháp luật.
- Bảo hiểm BIDV (BIC) thực hiện cung ứng dịch vụ bảo hiểm sau đây dưới hình thức thành lập công ty có liên quan hoặc làm đại lý cho các công ty bảo hiểm theo quy định của pháp luật:
o Bảo hiểm nhân thọ; Bảo hiểm phi nhân thọ.
o Tái báo hiểm.
o Các dịch vụ bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
Cùng với quá trình xây dựng, trưởng thành và phát triển của toàn hệ thống. Bằng sự cố gắng, nỗ lực, năng động, sáng tạo, chi nhánh đã vượt qua mọi khó khăn, thách thức và trở thành một ngân hàng có uy tín, vị thế trên địa bàn, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng đất nước và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương qua các thời kỳ.
3.1.2.3 Cơ cấu tổ chức
Để phục vụ tốt cho hoạt động của mình, BIDV Hải Dương đã thiết lập một cơ cấu tổ chức gồm: Ban giám đốc và các phòng ban. Mỗi bộ phận thực hiện một chức năng riêng và hỗ trợ nhau trong công việc.
Căn cứ quyết định số 680/QĐ-HĐQT ngày 03/09/2008 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Căn cứ nghị quyết 2509 /NQ.BIDV.HD ngày 25 tháng 09 năm 2008 về cơ cấu lại bộ máy tổ chức theo đề án TA2 và Nghị quyết cuộc họp ngày 28/09/2008.
Ngày 23/04/2012 Thống đốc Ngân hàng nhà nước đã cấp giấy phép số 84 về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (có hiệu lực từ 01/5/2012). Đến nay BIDV Hải Dương đã chuyển đổi mô hình tổ chức và bố trí nhân sự của chi nhánh như sơ đồ 3.1 với chức năng nhiệm vụ của các bộ phận như sau:
H ọ c v i ệ n N ô n g n g h i ệ p V i ệ t N a m – L u ậ n v ă n T h ạ c s ỹ K h o a h ọ c K in h t ế P a g e 3 8 Khối quản lý rủi ro Phòng giao dịch khách hàng cá nhân Phòng quản lý rủi ro Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ Các Phòng giao dịch (11 Phòng giao dịch) Khối quản lý khách hàng Khối tác nghiệp Khối Quản lý nội bộ Ban giám đốc Phòng khách hàng cá nhân Phòng khách hàng doanh nghiệp Phòng quản trị tín dụng (Tổ Quản lý thông tin KH trực thuộc) Phòng giao dịch khách hàng doanh nghiệp Phòng tài chính kế toán Phòng tổ chức hành chính Phòng kế hoạch tổng hợp (Tổđiện toán trực thuộc) Khối Trực thuộc
Sơđồ 3.1 Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Hải Dương
- Giám đốc: Chịu trách nhiệm điều hành chung.
- Phó giám đốc: Gồm 3 phó giám đốc giúp việc cho giám đốc, chỉ huy và điều hành các chức năng quản trị nhưng ở mức độ sâu hơn, cụ thể hơn theo sự phân công và uỷ quyền của giám đốc.
- Khối các phòng nghiệp vụ: gồm 4 khối (Khối quản lý khách hàng, khối quản lý rủi ro, khối tác nghiệp, khối quản lý nội bộ), có tất cả 10 phòng ban chức năng: Phòng khách hàng doanh nghiệp, phòng khách hàng cá nhân, phòng quản lý rủi ro, phòng quản trị tín dụng (Tổ quản lý thông tin KH trực thuộc), phòng giao dịch khách hàng doanh nghiệp, phòng giao dịch khách hàng cá nhân, phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ, phòng tài chính kế toán, phòng tổ chức hành chính, phòng kế hoạch tổng hợp (Tổ điện toán trực thuộc).
- Khối trực thuộc: Đó là các Phòng giao dịch, bao gồm 11 phòng: Phòng giao dịch Thành Đông, Hoàng Thạch, Tiền Trung, Tô Hiệu, Hải Tân, Cẩm Giàng, Bình Giang, Nam Sách, Gia Lộc, Thanh Miện, Thanh Hà.
3.1.2.4 Tình hình lao động
Số liệu bảng 3.1 thể hiện tình hình lao động của BIDV Hải Dương. Năm 2011 số lượng cán bộ công nhân viên là 166 người, năm 2012 là 171 người và năm 2013 là 172 cán bộ hoạt động ở tất cả các phòng ban.
Trình độ lao động ngày càng nâng cao: tính đến cuối năm 2013 có 35 lao động có trình độ thạc sĩ, 115 người có trình độ đại học (chiếm 87,2% tổng số cán bộ), lao động có trình độ cao đẳng và trung học chiếm 8,1% tổng số cán bộ. Lao động có trình độ tốt nghiệp phổ thông trung học chỉ chiếm 4,7% tổng số cán bộ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tại Hội sở chi nhánh và các phòng giao dịch.
Năm 2011-2013 trong bối cảnh nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn BIDV Hải Dương đã kiện toàn lại bộ máy tổ chức, sắp xếp bố trí nguồn nhân lực cho phù hợp nên việc tăng nhân sự cũng rất hạn chế: năm 2012 số lao động tăng 3% so với năm 2011, năm 2013 tăng 0,6% so với năm 2012. Đến cuối năm 2013 CBNV nam chiếm 45,3% tổng số cán bộ, tỷ lệ còn lại là CBNV nữ.
Bảng 3.1 Tình hình lao động của BIDV Hải Dương năm 2011-2013 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) 2012/ 2011 2013/ 2012 Tổng số LĐ 166 100 171 100 172 100 103,0 100,6 1.Theo trình độ 166 100 171 100 172 100 103,0 100,6 -Đại học và sau đại học 140 84,3 145 84,8 150 87,2 103,6 103,4 -Trung cấp và cao đẳng 18 10,9 18 10,5 14 8,1 100,0 77,8 -PTTH 8 4,8 8 4,7 8 4,7 100,0 100,0 2.Theo giới tính 166 100 171 100 172 100 103,0 100,6 -Nam 74 44,6 78 45,6 78 45,3 105,4 100,0 -Nữ 92 55,4 93 54,4 94 54,7 101,1 101,1
(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2011, 2012, 2013)
3.1.2.5 Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Hải Dương trong những năm 2011-2013
a. Công tác huy động vốn
- Tổng nguồn vốn huy động
Giai đoạn 2011-2013 là những năm đầu tiên triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu hoạt động ngân hàng, đồng thời là dấu mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của BIDV khi được Chính Phủ ký quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa, đánh dấu sự chuyển đổi hình thức sở hữu, chuyển đổi mô hình tổ chức và quan trọng hơn là chuyển biến về tư duy, phương thức quản lý, vận hành theo thông lệ và hướng tới chuẩn mực quốc tế. Với ý nghĩa đó BIDV Hải Dương đã nỗ lực cao nhất để hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh.
Số liệu bảng 3.2, thể hiện tình hình huy động vốn của BIDV Hải Dương như sau:
Bảng 3.2 Tình hình huy động vốn của BIDV Hải Dương năm 2011-2013
Đơn vị tính: tỷđồng
TT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/ So sánh (%) 2011 2013/ 2012 Tổng nguồn vốn huy động 3.176 3.874 4.400 121,98 113,58 1 Theo loại tiền 3.176 3.874 4.400 121,98 113,58 +VNĐ 2.970 3.603 4.061 121,31 112,71 +Ngoại tệ 206 271 339 131,55 125,09 2 Theo kỳ hạn 3.176 3.874 4.400 121,98 113,58 +Ngắn hạn 2.763 2.448 2.477 88,60 101,18 +Trung, dài hạn 413 1.426 1.923 345,28 134,85
(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2011, 2012, 2013)
Năm 2011, tổng nguồn vốn huy động của BIDV Hải Dương đạt 3.176 tỷ đồng. Trong đó:
Phân theo loại tiền: Nguồn vốn VNĐ đạt 2.970 tỷ đồng. Nguồn vốn ngoại tệ đạt 206 tỷ đồng.
Phân theo theo kỳ hạn: Nguồn vốn ngắn hạn đạt 2.763 tỷ đồng. Nguồn vốn trung, dài hạn đạt 413 tỷ đồng.