Về kê đơn thuốc chỉ định sử dụng thuốc

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tồn trữ, cấp phát và sử dụng thuốc ngoại trú tại bệnh viện đại học y thái bình năm 2013 (Trang 62)

Thuốc là một loại hàng hoá đặc biệt có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, tính mạng con người và trong sử dụng thuốc thì người sử dụng (bệnh nhân) không thể tự quyết định việc mình sử dụng loại thuốc gì, số lượng bao nhiêu mà thông qua hoạt động thăm khám của bác sỹ. Trong thời gian ngần đây do sự tác động của nền kinh tế thị trường và hoạt động tiếp thị quản cáo của các hãng thuốc, đã nảy sinh nhiều đơn thuốc được các bác sỹ kê đơn không nhằm mục đích điều trị, kê nhiều thuốc trong một đơn và lạm dụng thuốc trong điều trị. Để chấn chỉnh các việc này BYT đã ban hành nhiều văn bản qui định về kê đơn thuốc điều trị ngoại trú như: Quyết định số 1847/2003/QĐ-BYT ngày 28 tháng 5 năm 2003 [5]; Quyết định Số:

53

04/2008/QĐ-BYT ngày 01/02/2008 của Bộ trưởng Bộ y tế. Hiện nay, đang áp dụng theo quyết định Số: 04/2008/QĐ-BYT và hoạt động kê đơn trong bệnh viện chịu sự giám sát của Hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện.

Trong nghiên cứu của chúng tôi hoạt động kê đơn sử dụng thuốc điều trị ngoại trú cho bệnh nhân được thực hiện khá nghiêm túc và đầy đủ theo đúng các qui định của BYT. Đa số các đơn thuốc kê đều đáp ứng được yêu cầu về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Tuy nhiên, cũng có một số nội dung kê đơn chỉ định sử dụng thuốc vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu đề ra: số thuốc trung bình trong một đơn còn ở mức khá cao (4,1 ± 1,5 thuốc); đặc biệt số đơn chỉ định thuốc hỗ trợ điều trị và tỷ lệ % tiền thuốc hỗ trợ trung bình đều ở mức rất cao. Các chỉ số này cho thấy hoạt động kiểm tra giám sát sử dụng thuốc của bệnh viện chỉ thực hiện ở mức kiểm tra về thủ tục hành chính, chẩn đoán bệnh và tương tác thuốc trong điều trị, chứ chưa chú trọng đến kết cấu chi phí sử dụng thuốc trong đơn.

4.4. Thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc 4.4.1. Thông tin thuốc

Hoạt động thông tin thuốc có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn. Tuy nhiên, do bộ phận cấp phát thuốc cho bệnh nhân ngoại trú của BV Đại học Y Thái Bình chỉ là một bộ phận của khoa dược làm một nhiệm vụ chuyên biệt nên hoạt động thông tin thuốc chỉ thực hiện trong khu vực của quầy cấp phát thuốc và thông qua việc thông báo trong giao ban với Phòng khám của bệnh viện. Kết quả khảo sát hoạt động thông tin thuốc của bộ phận cấp phát thuốc được trình bày trong bảng 4.19.

54

Bảng 4.19: Số liệu về thông tin, tư vấn thuốc

STT Nội dung hoạt động Số lượng

(lần)

1 Tư vấn về các thuốc mới trong danh mục cấp phát 16

2 Thông tin về thuốc hết ở kho 27

3 Tư vấn thuốc thay thế, thuốc điều trị cho bệnh nhân có

bệnh lý đặc biệt, bệnh mạn tính 7

5 Thông tin về điều kiện bảo quản thuốc 5

6 Các khuyến cáo về liều dùng, dược động học, sinh

khả dụng của biệt dược 2

7 Tư vấn sử dụng thuốc qua điện thoại 7

Nhận xét

Việc tổ chức thông tin thuốc của bộ phận cấp phát được tổ chức khá thường xuyên và đa dạng bằng nhiều hình thức, nội dung. Trong năm, bộ phận đã tổ chức tư vấn sử dụng thuốc qua điện thoại được 7 lần; tư vấn về thuốc điều trị thay thế cho các bệnh nhân có bệnh lý đặc biệt, bệnh mạn tính được 7 lần; tư vấn sử dụng thuốc mới 16 lần và điều kiện bảo quản đối với thuốc dễ hư hỏng được 5 lần. Như vậy, hoạt động thông tin thuốc được tổ khá hiệu quả so với tổ chức của bộ phận.

4.4.2. Theo dõi phản ứng có hại của thuốc

Thuốc được sử dụng cho người nhằm mục đích chẩn đoán, điều trị bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý của cơ thể. Chính vì vậy, trong quá trình sử dụng thuốc, thuốc có thể gây ra một số phản ứng không mong muốn cho người bệnh. Nên, trong sử dụng thuốc cần theo dõi chặt chẽ các phản ứng có hại của

55

thuốc (ADR) để có thể đưa ra các biện pháp xử trí phù hợp và đưa ra cảnh báo về các tác dụng không mong muốn bất thường của thuốc. Kết quả khảo sát hoạt động theo dõi phản ứng có hại của thuốc của bộ phận cấp phát thuốc ngoại trú tại BV Đại học Y Thái Bình được trình bày trong bảng 4.20.

Bảng 4.20: Số liệu về ADR

STT Nhóm thuốc nghi ngờ ADR Số lượng (lần)

1 Thuốc tim mạch 1

2 Thuốc kháng sinh 1

Tổng số 2

Nhận xét

Bộ phận cấp phát thuốc ngoại trú của BV Đại học Y Thái Bình cũng tổ chức theo dõi phản ứng có hại của thuốc. Trong năm 2013, Bộ phận đã có 02 báo cáo ADR về các thuốc tim mạch và thuốc kháng sinh. Tuy số lượng báo cáo còn ít nhưng với tổ chức, số nhân lực và chức năng nhiệm vụ của bộ phận thì đây cũng là sự nỗ lực rất lớn của các cán bộ nhân viên làm nhiệm vụ cấp phát. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.4. Hoạt động cấp phát thuốc

Theo quan điểm hiện nay, hoạt động cấp phát thuốc không đơn thuần là công việc đưa thuốc cho bệnh nhân, mà hoạt động cấp phát thuốc còn bao gồm cả hoạt động tư vấn sử dụng thuốc và đóng vai trò quan trọng trong sử dụng thuốc hợp lý an toàn. Đến nay, BYT chưa có văn bản nào qui định riêng về cấp phát thuốc cho bệnh nhân điều trị ngoại trú. Tuy nhiên, trong cấp phát thuốc để đảm bảo cho việc sử dụng thuốc được hợp lý an toàn, hiệu quả thì người cấp phát phải thực hiện tốt các nội dung: về đảm bảo chất lượng thuốc

56

theo thông tư 09/2010/TT-BYT của BYT ban hành ngày 28/4/2010; thực hiện tốt việc hướng dẫn sử dụng thuốc cho người bệnh [11].

Tại quầy cấp phát thuốc cho bệnh nhân điều trị ngoại trú của BV Đại học Y Thái Bình về cơ bản các hoạt động cấp phát thuốc đã đáp ứng được các qui định về chuyên môn của ngành. Trong cấp phát không để xảy ra tình trạng thiếu thừa thuốc, kiểm tra chất lượng thuốc bằng cảm quan khi cấp phát, kiểm tra đơn thuốc trước khi cấp phát và hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn một số nội dung kết quả đạt được còn hạn chế: tỷ lệ % thuốc khi cấp phát có hướng dẫn bệnh nhân cách bảo quản thuốc còn thấp (5,2%); vẫn còn một số đơn thuốc có tương tác nhưng vẫn thực hiện cấp phát mà không có ý kiến phản hồi với bác sỹ kê đơn (20,1%). Theo chúng tôi, các nội dung chưa đạt được của bệnh viện là do trong cấp phát nhân viên cấp phát còn chưa được quán triệt, hướng dẫn về tầm quan trọng của việc hướng dẫn bảo quản thuốc khi cấp phát và năng lực nhân viên cấp phát thuốc còn hạn chế.

57

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN

Danh mục thuốc sử dụng điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đại học Y Thái Bình

- Có 07 nhóm thuốc được sử dụng với giá trị cao, chiếm trên 90% giá trị thuốc sử dụng. Trong đó nhóm thuốc tác dụng vào máu chiếm tỷ lệ cao nhất 37,9% sau đó đến nhóm đông dược, kháng sinh, tiểu đường.

- Các thuốc có nguồn gốc trong nước được sử dụng nhiều hơn các thuốc có nguồn gốc nhập khẩu về cả số chủng loại, KLSD và GTSD.

- Giá trị của thuốc mang tên chung quốc tế chiếm 68,3%.

- Có 01 thuốc hướng tâm thần nằm trong DMT sử dụng cho bệnh nhân điều trị ngoại trú là seduxen dạng viên có giá trị không đáng kể.

- Có 07 thuốc nằm ngoài danh mục thuốc thiết yếu chiếm tỷ lệ 9,7% - Trong nhập thuốc: 100% số lần nhập đều đầy đủ số lượng, chủng loại; có thực hiện kiểm tra phiếu kiểm nghiệm và chất lượng thuốc bằng cảm quan.

- Lượng thuốc tồn trữ trong kho bằng 1,4 tháng sử dụng thường xuyên, kho bảo quản thuốc chưa đạt GSP.

- Điều kiện bảo quản thuốc được theo dõi chặt chẽ, nhưng số ngày có điều kiện không đảm bảo còn chiếm 11,0 tổng số ngày trong năm và có 75,0% số ngày không đảm bảo không được xử trí trong vòng 24 giờ.

- Chỉ có 10,2% số đơn có sửa chữa thực hiện ký, ghi ngày tháng, họ tên ngay bên cạnh; 5,3% đơn ghi tên biệt dược 01 thành phần có ghi kèm theo tên chung quốc tế trong ngoặc; số đơn không ghi thời điểm dùng chiếm 15,6%.

- Số thuốc trung bình trong đơn 4,1 ± 1,5 thuốc; số đơn thuốc có chỉ định kháng sinh chiếm 32,2%. Số đơn chỉ định thuốc hỗ trợ điều trị chiếm 63,8%.

58

- Số đơn có tương tác thuốc trong đơn chiếm 23,3%; chủ yếu là ở mức tương tác nhẹ hoặc nghi ngờ có tương tác.

- Thời gian kê đơn trung bình 7,1 ± 5,3 phút; số thuốc trung bình trong đơn 97,8 ± 72,3 nghìn đồng; tỷ lệ % tiền thuốc hỗ trợ trung bình trong 01 đơn chiếm 36,3%.

- Thời gian cấp phát trung bình 190 ± 90 giây; 100% thuốc được giao phát so với thực tế; chỉ có 5,2% số thuốc được hướng dẫn sử dụng đầy đủ khi cấp phát.

- Tỷ lệ thuốc hư hao trong tồn trữ, cấp phát thuốc là 0,14% trong đó chủ yếu là do thuốc hết hạn sử dụng.

59

II. KIẾN NGHỊ

Từ các kết quả nghiên cứu trên, để góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tồn trữ, cấp phát và sử dụng thuốc ngoại trú tại Bệnh viện Đại học y Thái Bình chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:

Với Ban giám đốc bệnh viện:

1. Cần tăng cường các trang thiết bị bảo quản thuốc để có thể khắc phục được ngay điều kiện bảo quản thuốc khi không đảm bảo.

- Cần lưu ý đầu tư xây dựng kho thuốc đạt tiêu chuẩn GSP cho kho thuốc.

- Với bộ phận cấp phát: cần tăng cường kiểm tra đơn thuốc, hướng dẫn sử dụng và bảo quản thuốc cho bệnh nhân khi cấp phát. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Với bác sỹ kê đơn: cần thực hiện ghi chép đầy đủ, rõ ràng các nội dung trong đơn thuốc.

3. Với Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện: cần tăng cường kiểm tra giám sát các bác sỹ kê đơn, nhất là 02 chế phẩm Bibiso và hoạt huyết kiện não.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2013), Hội thảo Quản lý thuốc trong khám

chữa bệnh Bảo hiểm y tế, Hà Nội, ngày 22/10/2013.

2. Nguyễn Thanh Bình (2007), Dịch tễ dược học, Sách đào tạo dược sỹ đại

học, Nhà xuất bản Y học.

3. Bộ y tế (2001), Quyết định 2701/2001/QĐ-BYT về việc triển khai áp dụng

nguyên tắc thực hành tốt bảo quản thuốc, Quyết định số 2701/2001/QĐ-

BYT ngày 29 tháng 6 năm 2001.

4. Bộ y tế (2003), Quyết định về việc triển khai áp dụng nguyên tắc thực hành tốt bảo quản thuốc, Quyết định số: 2701/2003/QĐ-BYT

5. Bộ y tế (2003), Quyết định về việc ban hành quy chế kê đơn thuốc và bán

thuốc theo đơn bộ trưởng bộ y tế, Quyết định số: 1847/2003/QĐ-BYT.

6. Bộ y tế (2004), Chỉ thị về việc chấn chỉnh công tác cung ứng, sử dụng thuốc trong bệnh viện, Số: 05/2004/CT-BYT ngày 16 tháng 04 năm 2004.

7. Bộ y tế (2005), Quyết định số 17/2005/QĐ- BYT ngày 01 tháng 7 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế "về việc ban hành Danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam lần V".

8. Bộ y tế (2007), Quyết định Về việc ban hành nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” Quyết định Số: 11/2007/QĐ-BYT ngày ngày 24 tháng 01 năm 2007.

9. Bộ y tế (2007), Quyết định về việc ban hành nguyên tắc, tiêu chuẩn "Thực

hành tốt nhà thuốc", Quyết định số: 11/2007/QĐ-BYT.

10. Bộ Y tế (2008), Quyết định Số: 04/2008/QĐ-BYT Về việc ban hành Quy

chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú.

11. Bộ y tế (2010), Thông tư số 09/2010/TT-BYT về viêc "Hướng dẫn đảm bảo chất lượng thuốc.

12. Bộ y tế (2011), Thông tư "Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế

có giường bệnh", Thông tư số 23/2011/TT-BYT ngày 10 tháng 6 năm

2011.

13. Bộ y tế (2011), Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường

bệnh, Thông tư Số: 23/2011/TT-BYT ngày 10 tháng 06 năm 2011.

14. Bộ y tế (2011), Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 1570/2000/QĐ-BYT ngày 22/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc triển khai áp dụng nguyên tắc “Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc”; Quyết định số 2701/2001/QĐ-BYT ngày 29/6/2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc triển khai áp dụng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”; Thông tư số 06/2004/TT-BYT ngày 28/5/2004 hướng dẫn sản xuất gia công thuốc; Quyết định số 3886/2004/QĐ-BYT ngày 13/11/2004 của Bộ Y tế về việc triển khai áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất thuốc” theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới; Thông tư số 13/2009/TT-BYT ngày 01/9/2009 của Bộ Y tế hướng dẫn hoạt động thông tin quảng cáo thuốc; Thông tư số 22/2009/TT-BYT ngày 24/11/2009 của Bộ Y tế quy định về đăng ký thuốc; Thông tư số 47/2010/TT-BYT ngày 29/12/2010 hướng dẫn hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thuốc và bao bì tiếp xúc trực tiế, Thông tư 45/2011/TT-BYT ngày 21 tháng 12 năm 2011.

15. Bộ Y tế (2012), Đề án “người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”,

Ban hành kèm theo Quyết định số 4824/QĐ-BYT ngày 03/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

16. Bộ Y tế (2013), Thông tư "Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và điều trị trong bệnh viện", Số: 21/2013/TT-BYT, ngày 08 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tháng 8 năm 2013.

17. Nguyễn Thị Thanh Dung (2009), Phân tích hoạt động quản lý sử dụng

thuốc tại bệnh viện phổi trung ương năm 2009, Luận văn thạc sĩ dược

18. Nguyễn Thị Bích Duyên (2011), Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại

Bệnh viện đa khoa phố Hải dương, giai đoạn 2006-2009, Học viện Quân

Y, Luận văn thạc sỹ dược học.

19. Thân Thị Hải Hà (2007), Phân tích, đánh giá công tác cung ứng thuốc

tại bệnh viện Phụ sản Trung ương, giai đoạn 2002-2006, Luận văn Thạc

sĩ dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.

20. Hoàng Thị Minh Hiền (2012), Hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện

Hữu Nghị- thực trạng và một số giải pháp, Luận án tiến sỹ Dược học,

Trường Đại học dược Hà Nội.

21. Vũ Thị Thanh Hương (2007), Phân tích, Đánh giá hoạt động cung ứng

thuốc tại bệnh viện E trong hai năm 2005 – 2006, Luận văn Thạc sỹ Dược

học, Trường Đại học Dược Hà Nội.

22. Vũ Thị Thu Hương (2012), Ðánh giá hoạt Ðộng của hội Ðồng thuốc và

Ðiều trị trong xây dựng và thực hiện danh mục thuốc tại một số bệnh viện Ða khoa, Luận án tiến sỹ, Trường Đại học Dược Hà Nội.

23. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2012), Khảo sát và đánh giá hoạt động cung

ứng thuốc tại Bệnh viện K trung ương giai đoạn 2009-2011, Luận văn

Thạc sỹ Dược học, Học Viện quân y.

24. Đinh Thị Thu Phương (2010), Đánh giá công tác cung ứng thuốc và vật

tư y tế tại Bệnh viện đa khoa huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh trong 5 năm 2005 - 2009, Học Viện quân y, Luận văn Thạc sỹ dược học.

25. Phạm Lương Sơn (2005), Nghiên cứu đánh giá chính sách chi trả tiền thuốc theo chế độ BHYT ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Dược học, Trường

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tồn trữ, cấp phát và sử dụng thuốc ngoại trú tại bệnh viện đại học y thái bình năm 2013 (Trang 62)