Cơ cấu sử dụng thuốc theo đối tượng bệnh nhân và hình thức điều trị

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tồn trữ, cấp phát và sử dụng thuốc ngoại trú tại bệnh viện đại học y thái bình năm 2013 (Trang 39)

ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Y Thái Bình năm 2013

3.2.1. Cơ cấu sử dụng thuốc theo đối tượng bệnh nhân và hình thức điều trị trị

Trong thăm khám điều trị bệnh nhân có sử dụng thuốc tại Bệnh viện Đại học Y Thái Bình có 2 nhóm đối tượng: bệnh nhân BHYT, bệnh nhân tự nguyện và 2 hình thức điều trị: nội trú và ngoại trú. Kết quả khảo sát cơ cấu thuốc sử dụng theo đối tượng và hình thức điều trị được trình bày trong bảng

Trong cơ cấu chi phí sử dụng thuốc của Bệnh viện Đại học Y Thái Bình thì đối tượng bệnh nhân BHYT điều trị ngoại trú chiếm tỷ lệ cao nhất tới 70,5% tổng chi phí thuốc sử dụng của bệnh viện; đối tượng sử dụng ít chi phí tiền thuốc nhất là bệnh nhân tự nguyện ngoại trú 0,2%. Tỷ lệ này cũng phù hợp với mô hình bệnh tật và qui chế chi trả của BHYT.

Do chi phí tiền thuốc sử dụng của đối tượng bệnh nhân BHYT ngoại trú chiếm tỷ trọng rất cao 70,5%. Chính vì vậy, việc thực hiện phân tích danh mục thuốc sử dụng BHYT ngoại trú có ý nghĩa rất lớn trong việc quản lý sử dụng thuốc của Bệnh viện Đại học Y Thái Bình. Nên, chúng tôi lấy danh mục thuốc sử dụng BHYT ngoại trú cho các nghiên cứu tiếp theo. Và từ đây trong luận văn sử dụng thuật ngữ danh mục thuốc sử dụng thì chính là danh mục thuốc sử dụng cho bệnh nhân bảo hiểm y tế ngoại trú.

30

3.2.2. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng ngoại trú theo nhóm tác dụng dược lý

Bảng 3.2: Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng ngoại trú theo nhóm tác dụng dược lý

STT Nhóm thuốc

Giá trị sử dụng

Thành tiền

(1.000 VNĐ) Tỷ lệ %

1 Thuốc tác dụng vào máu 2.670.675,7 37,9

2 Đông dược 1.634.819,9 23,2

3 Kháng sinh 648.290,7 9,2

4 Tiểu đường 577.824,3 8,2

5 Tim mạch 514.404,5 7,3

6 Vitamin 288.912,1 4,1

7 NSAID, thuốc kháng viêm 246.632,3 3,5

8 Khác 465.078,1 6,6

31

Hình 3.4. Cơ cấu danh mục thuốc theo nhóm tác dụng dược lý

Nhận xét:

- Nhóm thuốc có giá trị sử dụng lớn nhất là nhóm Thuốc tác dụng vào máu với GTSD là 2.670.675,7 nghìn đồng chiếm tỷ lệ 37,9%.

- Nhóm thuốc Đông dược có GTSD lớn thứ 2 với 1.634.819,9 nghìn đồng chiếm tỷ lệ 23,2%.

- Có 07 nhóm thuốc được sử dụng nhiều nhất chiếm tới 93,4% GTSD. - Các nhóm thuốc kháng sinh; tiểu đường; tim mạch cũng được sử dụng với giá trị lớn từ 7,3% đến 9,2%.

32

3.2.2.1. Cơ cấu nhóm thuốc tác dụng vào máu

Bảng 3.3: Cơ cấu nhóm thuốc tác dụng vào máu

STT Thuốc Giá trị (1.000 VNĐ) Tỷ lệ % trong nhóm Tỷ lệ % trong tổng GTSD 1 Hemax 2.156.689,0 80,8 30,6 2 Heparin 502.300,0 18,8 7,1 3 Feviltamax 162mg 6.664,6 0,2 0,1 4 Transamin 250mg 5.022,1 0,2 0,1 Tổng 2.670.675,7 100,0 37,9

Hình 3.5: Cơ cấu nhóm thuốc tác dụng vào máu

Nhận xét

Trong nhóm thuốc tác dụng vào máu thì có đến 80,8% giá trị sử dụng là Hemax và 18,8% là Heparin. Đây là các thuốc dùng cho các bệnh nhân cần chạy thận nhân tạo, các thuốc này chủ yếu phải nhập khẩu, quá trình sản xuất

33

phức tạp, trình độ công nghệ cao do vậy giá thành của thuốc rất cao. Nên mức chi phí cho các thuốc này chiếm hầu hết trong nhóm thuốc tác dụng vào máu.

3.2.2.2. Cơ cấu nhóm thuốc đông dược

Bảng 3.4: Cơ cấu nhóm thuốc đông dược

STT Thuốc Giá trị Tỷ lệ % trong nhóm Tỷ lệ % trong tổng GTSD 1 Bibiso 1.243.529,7 76,1 17,6

2 Hoạt huyết kiện não 280.102,0 17,1 4,0

3 Franginin 51.850,2 3,2 0,7

4 Kim tiền thảo 34.624,4 2,1 0,5

5 Gilkomax 24.713,6 1,5 0,4

Tổng 1.634.819,90 100,0 23,2

34

Nhận xét

Nhóm thuốc đông dược thuốc Bibiso được sử dụng nhiều nhất chiếm 76,1% chi phí của nhóm và chiếm 17,6% trong tổng giá trị thuốc ngoại trú. Đây là thuốc có tác dụng hỗ trợ giải độc gan. Mức chi này là rất cao. Thuốc có giá trị sử dụng ít nhất của nhóm là gilkomax chiếm 1,5%. Với 05 thuốc hỗ trợ điều trị mà chi phí tiền thuốc chiếm tới 23,2% trong tổng chi phí tiền thuốc thì đây là một vấn đề đáng quan tâm bệnh viện cần xem xét giám sát sử dụng.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tồn trữ, cấp phát và sử dụng thuốc ngoại trú tại bệnh viện đại học y thái bình năm 2013 (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)