Đánh giá một số chỉ tiêu tồn trữ, bảo quản thuốc

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tồn trữ, cấp phát và sử dụng thuốc ngoại trú tại bệnh viện đại học y thái bình năm 2013 (Trang 48)

3.3.1. Thực hiện qui trình kiểm nhập thuốc

Trước khi đưa thuốc vào kho, quầy tồn trữ cấp phát phải thực hiện kiểm nhập thuốc. Hoạt động kiểm nhập thuốc được thực hiện chặt chẽ sẽ góp phần làm giảm hư hao, thất thoát thuốc. Kết quả khảo sát hoạt động kiểm nhập thuốc tại bộ phận cấp phát thuốc cho bệnh nhân ngoại trú BV Đại học Y Thái Bình được trình bày trong bảng 3.10.

Bảng 3.10: Một số chỉ tiêu nhập thuốc

STT Nội dung Tỷ lệ %

1 Số lần nhập kho đảm bảo đầy đủ số lượng, chủng loại 100

2 Số lô thuốc nhập có phiếu kiểm nghiệm 40,2

3 Số thuốc nhập được kiểm tra chất lượng bằng cảm quan 67,5

Nhận xét:

- Các lần nhập thuốc luôn được đảm bảo về số lượng, chủng loại từng loại thuốc.

- Tỷ lệ % các lô thuốc khi kiểm nhập có phiếu kiểm nghiệm đạt 40,2%; tỷ lệ này hơi thấp so với qui định.

- Số thuốc nhập được kiểm tra chất lượng bằng cảm quan đạt 67,5% thấp hơn so với qui định của BYT.

39

3.3.2. Giá trị thuốc tồn trữ

Dự trữ thuốc hợp lý sẽ đảm bảo được mức độ an toàn trong cung ứng thuốc và hạn chế những bất lợi do thị trường thuốc gây ra. Để đánh giá mức độ dự trữ thuốc hợp lý trong điều trị ngoại trú cho bệnh nhân của BV Đại học Y Thái Bình, chúng tôi tiến hành nghiên cứu số lượng thuốc xuất, tồn kho của bệnh viện năm 2013. Kết quả khảo sát được trình bày trong bảng 3.11.

Bảng 3.11: Giá trị tiền thuốc dự trữ ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Y Thái Bình năm 2013

Tổng giá trị sử dụng (1.000 VNĐ) Giá trị tồn (1.000 VNĐ) Giá trị sử dụng trung bình (1.000 VNĐ) Số tháng tồn trữ (tháng) 7.046.637,6 815.216,6 587.219,8 1,4 Nhận xét

Trong cấp phát điều trị ngoại trú của BV Đại học Y Thái Bình cũng thực hiện tồn trữ thuốc với giá trị tồn trữ là 815.216,6 nghìn đồng bằng 1,4 tháng sử dụng. Lượng dự trữ này thấp hơn khuyến cáo của WHO và của BYT với lượng dự trữ là từ 2-3 tháng.

3.3.3. Theo dõi điều kiện bảo quản thuốc

Đối với thuốc tồn trữ và thuốc chờ cấp phát để trong kho, quầy thì cần được bảo quản đúng qui định. Việc bảo quản thuốc không tốt sẽ làm giảm hoặc hư hỏng thuốc dẫn đến thuốc kém hoặc không có tác dụng điều trị thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Kết quả khảo sát hoạt động bảo quản thuốc trong cấp phát thuốc cho bệnh nhân điều trị ngoại trú được trình bày trong bảng 3.12.

40

Bảng 3.12: Theo dõi điều kiện bảo quản

STT Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ (%) Số ngày trong năm Số ngày quan sát

1 Số ngày không theo dõi điều kiện bảo

quản 108 29,6 42,0

2 Số ngày điều kiện bảo quản không đảm

bảo 40 11,0 15,6

3 Số ngày điều kiện BQ không đảm bảo

nhưng khắc phục ngay trong vòng 24 giờ 30 8,2 75,0

Nhận xét

- Số ngày không thực hiện theo dõi điều kiện bảo quản thuốc là 108 ngày chiếm 29,6% số ngày trong năm.

- Trong năm có 40 ngày quan điều kiện bảo quản không đảm bảo theo yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm chiếm 11,0% trong năm, và chiếm 15,6% số ngày có theo dõi điều kiện bảo quản.

- Số ngày điều kiện bảo quản không đảm bảo và không có biện pháp khắc phục ngay trong vòng 24 giờ là 30 ngày chiếm 8,2% trong cả năm và chiếm tới 75,0% số ngày điều kiện bảo quản không đảm bảo.

Như vậy, bộ phận cấp phát thuốc ngoại trú thực hiện theo dõi thường xuyên tuy nhiên việc theo dõi chỉ thực hiện được vào những ngày hành chính còn những ngày nghỉ, ngày lễ thì không thực hiện theo dõi. Tuy nhiên, 75,0% số ngày không đảm bảo điều kiện và không được khắc phục ngay trong vòng 24 giờ là tương đối cao.

41

3.4. Một số chỉ tiêu kê đơn thuốc

3.4.1. Thực hiện quy chế chuyên môn trong kê đơn điều trị ngoại trú

Trong sử dụng thuốc điều trị ngoại trú hoạt động kê đơn chỉ định sử dụng thuốc có ý nghĩa hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả. Kết quả khảo sát một số nội dung trong việc thực hiện quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại BV Đại học Y Thái Bình được trình bày trong bảng 3.13.

Bảng 3.13: Nội dung thực hiện quy chế chuyên môn trong kê đơn ngoại trú

Nhóm nội dung TT Nội dung Tỷ lệ %

1. Thủ tục hành chính

1 Ghi đầy đủ, rõ ràng họ tên bệnh nhân 99,9 2 Ghi địa chỉ bệnh nhân phải chính xác số nhà,

đường phố hoặc thôn, xã. 91,3

3 Trẻ dưới 72 tháng tuổi: ghi số tháng tuổi và ghi

tên bố hoặc mẹ. 100,0

4 Ghi chẩn đoán bệnh 100,0

5 Sửa chữa đơn có ký, ghi rõ họ tên, ngày bên

cạnh 10,2

6 Đánh số khoản 90,3

7 Gạch chéo phần đơn còn giấy trắng 100,0

8 Ghi tên bác sĩ 100,0

2. Ghi tên thuốc

9 Ghi đầy đủ theo tên chung quốc tế 97,1 10 Ghi theo tên biệt dược có tên chung quốc tế

trong ngoặc đơn với thuốc một thành phần 5,3 11 Ghi đầy đủ theo tên biệt dược thuốc nhiều thành

phần. 98,5

12 Ghi đầy đủ hàm lượng 100,0

3. Hướng dẫn

13 Không ghi liều 1 lần 0,1

14 Không ghi liều 1 ngày 0,0

15 Không ghi đường dùng 8,3

16 Không ghi thời điểm dùng 15,6

17 Tất cả các thuốc được hướng dẫn đầy đủ 13,2

4. Quy định thuốc điều trị mãn tính

18 Thuốc điều trị tim mạch, tiểu đường được kê

vào sổ điều trị mãn tính. 95,2

19 Ghi diễn biến bệnh mỗi lần khám 98,3 20 Đúng số ngày được kê (tối đa 1 tháng) 100,0

42

Nhận xét

- Trong nhóm nội dung về thủ tục hành chính đa số nội dung được thực hiện tốt theo qui định (đều trên 90%); riêng nội dung sửa chữa đơn thuốc phải thực hiện ký, ghi rõ ngày tháng, họ tên bên cạnh thực hiện với tỷ lệ rất thấp 10,2%.

- Với nhóm nội dung ghi tên thuốc thì chỉ tiêu ghi tên biệt dược kèm tên chung quốc tế trong ngoặc với thuốc đơn thành phần còn thực hiện chưa cao, chỉ đạt 5,3%. Còn lại các chỉ tiêu khác thực hiện khá nghiêm túc, tỷ lệ đơn ghi đầy đủ thông tin đạt mức cao trên 97%. Tuy nhiên, đến tháng 04/2014 bệnh viện triển khai hệ thống mạng LAN với đơn thuốc in thì các nội dung này đều đã được thực hiện nghiêm túc với sự hỗ trợ của phần mềm máy tính.

- Nhóm nội dung hướng dẫn sử dụng thuốc có 0,1% đơn thuốc không ghi liều sử dụng một lần; không ghi đường dùng 8,3% và có 15,6% đơn thuốc không ghi thời điểm dùng các chỉ tiêu này tuy được thực hiện đạt mức cao nhưng vẫn có đơn thuốc còn thiếu sót không ghi liều sử dụng một lần và không ghi đường dùng thì BV cũng cần quan tâm chấn chỉnh. Trong hướng dẫn sử dụng thuốc đầy đủ thì cần phải gi rõ cách sử dụng của tất cả các loại thuốc. Nhưng nội dung này việc thực hiện của BV vẫn còn có một số lượng lớn đơn chưa thực hiện đầy đủ, chỉ có 13,2%.

- Nhóm nội dung qui định về kê đơn mãn tính đều được các bác sỹ thực hiện nghiêm túc, tỷ lệ đạt được đều đạt ở mức cao đều trên 95%.

3.4.2. Một số chỉ tiêu sử dụng thuốc hợp lý trong kê đơn thuốc

Trong thực hiện kê đơn chỉ định sử dụng thuốc ngoài chấp hành các qui chế qui định về kê đơn thuốc ngoại trú của BYT thì quá trình kê đơn sử dụng thuốc cũng cần phải quan tâm đến việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và có hiệu quả cao. Kết quả khảo sát một số chỉ tiêu sử dụng thuốc được trình bày trong bảng 3.14.

43

Bảng 3.14: Kết quả khảo sát các nội dung sử dụng thuốc trong đơn (n=30)

STT Nội dung Các chỉ số Tỷ lệ (%)

1. Số thuốc trung bình trong một đơn (Thuốc) 4,1 ± 1,5

2. Số đơn thuốc chỉ định thuốc tiêm, dịch truyền 5 16,6

3. Số đơn thuốc sử dụng kháng sinh 10 33,3

4. Số ngày sử dụng kháng sinh trung bình 6,5 ± 2,6

5. Số đơn chỉ định vitamin 4 13,3

6. Số đơn chỉ định thuốc hỗ trợ điều trị 19 63,3

Nhận xét

- Số thuốc trung bình trong đơn là 4,1 ± 1,5 thuốc cao hơn mức trung bình 2,5 thuốc mà Tổ chức y tế thế giới (WHO) hướng dẫn.

- Số đơn thuốc có chỉ định thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền là 16,6%. - Số đơn thuốc có chỉ định kháng sinh cũng có tỷ lệ khá cao 33,3%. - Số đơn thuốc chỉ định sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị chiếm tỷ lệ khá cao 63,3%.

3.4.3. Một số chỉ tiêu sử dụng thuốc an toàn trong đơn

Trong chỉ định sử dụng thuốc ngoài sử dụng thuốc hợp lý thì đơn thuốc cần phải đảm bảo an toàn cho người bệnh. Kết quả khảo sát một số chỉ tiêu đánh giá an toàn sử dụng thuốc được trình bày trong bảng 3.15.

44

Bảng 3.15: Tương tác sử dụng thuốc trong đơn (n = 30)

Tương tác Số

lượng Tỷ lệ (%)

Tổng số đơn có tương tác thuốc 7 23,3

Mức 1 0 0,0 Mức 2 0 0 Mức 3 0 0 Mức 4 1 14,3 Mức 5 6 85,7 Nhận xét

Trong kê đơn thuốc điều trị ngoại trú cho bệnh nhân tại BV Đại học Y Thái Bình cũng gặp một số tương tác ở các mức độ khác nhau của các thuốc có trong đơn. Tỷ lệ % số đơn thuốc có thể gặp tương tác là 23,3%; trong đó có 85,5% số tương tác ở mức 5; 14,3% ở mức 4.

Như vậy, mặc dù có hơn 20% số đơn thuốc gặp có tương tác thuốc tuy nhiên chủ yếu là các tương tác ở mức độ thấp hoặc nghi ngờ (mức 5, 4).

3.4.4. Một số chỉ tiêu khác trong kê đơn

Bảng 3.16: Một số chỉ tiêu khác trong kê đơn thuốc (n = 30)

STT Nội dung Các chỉ số

1. Thời gian kê đơn trung bình (phút) 7,1 ± 5,3 2. Tỷ lệ % số đơn thuốc có thuốc chỉ định không

phù hợp với chẩn đoán 1,1

3. Số tiền thuốc trung bình trong đơn (nghìn đồng) 97,8 ± 72,3 4. Tỷ lệ % số tiền thuốc hỗ trợ điều trị trung bình

45

Nhận xét

- Thời gian khám bệnh kê đơn trung bình cho một bệnh nhân là 7,1 ± 5,3 phút ngắn hơn thời gian được BYT xác định trong quyết định 1313/QĐ- BYT. Chỉ số này cho thấy mức độ quá tải của bệnh viện trong thăm khám và điều trị.

- Có 1,1% số đơn thuốc có thuốc được chỉ định chưa phù hợp với chẩn đoán bệnh.

- Tỷ lệ % số tiền thuốc hỗ trợ điều trị trung bình trong đơn 36,3% là còn cao.

3.5. Một số chỉ tiêu cấp phát

Sau khi bác sỹ kê đơn thuốc và duyệt đơn thì bộ phận cấp phát thuốc tổ chức cấp phát tại quầy cấp phát. Kết quả khảo sát hoạt động cấp phát thuốc tại quầy cấp phát thuốc cho bệnh nhân điều trị ngoại trú tại BV Đại học Y Thái Bình được trình bày trong bảng 3.17

Bảng 3.17 : Một số chỉ tiêu cấp phát thuốc

STT Nội dung Chỉ số

1 Thời gian cấp phát trung bình/ 01 đơn (giây) 190 ± 90 2 Tỷ lệ % thuốc được giao phát so với thực tế 100,0 3 Tỷ lệ % số đơn thuốc có nhầm lẫn trong giao phát 3,3 4 Tỷ lệ % số đơn thuốc không hợp lệ được cấp phát 0,0 5 Tỷ lệ % đơn thuốc có phản hồi với bác sỹ 18,2 6 Tỷ lệ % đơn thuốc có tương tác được cấp phát 20,1 7 Tỷ lệ % số thuốc được kiểm tra chất lượng bằng cảm

quan khi giao phát 91,6

8 Tỷ lệ % số bệnh nhân hiểu biết về thuốc 80,2 9 Tỷ lệ % số thuốc được hướng dẫn bảo quản khi cấp phát 5,2

46

Nhận xét

- Thời gian cấp phát trung bình cho một đơn thuốc là tương đối ngắn 190 ± 90 giây.

- Không xảy ra việc thiếu hụt thuốc khi giao phát và chưa thấy có đơn thuốc nào có sai sót về mặt thủ tục hành chính được giao phát.

- Trong giao phát thuốc cũng gặp một số nhầm lẫn khi giao phát nhưng tỷ lệ % số thuốc có nhầm lẫn xảy ra 3,3%.

- Việc kiểm tra đơn thuốc trước khi giao phát được tiến hành chặt chẽ, bộ phận cấp phát đã phát hiện được 18,2% số đơn thuốc có sai sót (về mặt thủ tục hành chính hay nghi ngờ về liều dùng, tương tác thuốc,..) và thực hiện phản hồi, trao đổi với bác sỹ kê đơn.

- Trong giao phát thuốc mặc dù đã có sự kiểm tra đơn thuốc nhưng trong khoảng thời gian nghiên cứu vẫn có một số lượng không nhỏ các đơn thuốc có tương tác hoặc nghi ngờ có tương tác thuốc nhưng vẫn được cấp phát. Theo nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ này là 20,1% trong tổng số đơn có tương tác hoặc nghi ngờ có tương tác thuốc.

- Khi thực hiện giao phát thuốc nhân viên giao phát ngoài nhiệm vụ giao thuốc cho bệnh nhân thì còn phải thực hiện tư vẫn, hướng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh nhân. Tại quầy cấp phát thuốc cho bệnh nhân điều trị ngoại trú của BV Đại học Y Thái Bình hoạt động này được thực hiện khá nghiêm túc do vậy có tới trên 80% số bệnh nhân ngay sau khi nhận thuốc đã có sự hiểu biết về đơn thuốc.

- Tỷ lệ % số thuốc có hướng dẫn bảo quản thuốc tại gia đình người bệnh là khá thấp 5,2%.

3.6. Hư hao trong tồn trữ, cấp phát thuốc

Trong quá trình tồn trữ, cấp phát thuốc thì có thể xảy ra việc thuốc bị hư hỏng, thuốc quá hạn dùng phải loại bỏ, dẫn đến việc thuốc bị hao hụt. Nếu thực hiện tốt quá trình bảo quản thuốc, theo dõi hạn dùng thuốc chặt chẽ thì

47

lượng thuốc hư hao sẽ giảm được đáng kể và tiết kiệm được ngân sách, nguồn lực y tế. Kết quả khảo sát thuốc hư hao trong tồn trữ, cấp phát thuốc được trình bày trong bảng 3.18 và hình 3.10.

Bảng 3.18: Cơ cấu hư hao thuốc theo nguyên nhân

STT Nguyên nhân hư hao Giá trị hư hao

Tỷ lệ trong thuốc hư hao

(%) Tỷ lệ trong tổng số thuốc bình quân (%) 1 Hết hạn sử dụng 625,10 77,19 0,14 2 Chuột cắn 125,1 15,45 3 Khác 59,6 7,36 4 Tổng GT thuốc bình quân/ tháng 587.219,80 Đơn vị tính: 1000 đồng

Hình 3.10: Cơ cấu hư hao thuốc theo nguyên nhân Nhận xét

Tỷ lệ thuốc hư hao so với mức sử dụng bình quân hàng tháng là 0,14% mức hư hao này tương đối thấp cho thấy bộ phận cấp phát thuốc cho bệnh nhân điều trị ngoại trú của bệnh viện thực hiện tốt công tác quản lý thuốc. Trong các thuốc hư hao thì nguyên nhân do hết hạn sử dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất 77,19% và nguyên nhân do chuột cắn chiếm 15,45%

48

Chương 4 BÀN LUẬN

4.1. Danh mục thuốc sử dụng điều trị ngoại trú cho bệnh nhân tại BV Đại học Y Thái Bình năm 2013. Đại học Y Thái Bình năm 2013.

4.1.1. Cơ cấu sử dụng thuốc theo đối tượng bệnh nhân và hình thức điều trị trị

Theo đối tượng bệnh nhân và hình thức điều trị, giá trị sử dụng của thuốc ngoại trú chiếm tỷ trọng rất cao tới 70,5% trong tổng giá trị tiền thuốc của toàn bệnh viện. Qua phân tích chúng tôi thấy giá trị này cao là hợp lý vì các lý do sau.

- Trong số bệnh nhân đến thăm khám và điều trị thì phần lớn là bệnh nhân, chủ yếu các bệnh nhân này điều trị ngoại trú. Đồng thời có một tỷ lệ lớn là các bệnh nhân cần chạy thận nhân tạo (khoảng 85 bệnh nhân điều trị với tần xuất 3 ngày/ lần).

- Bệnh nhân chạy thận nhân tạo bắt buộc phải dùng herparin và hemax đây là các thuốc có giá thành rất cao.

4.1.2. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý

Năm 2013, DMT thuốc sử dụng cho bệnh nhân điều trị ngoại trú của BV Đại học Y Thái Bình gồm có 72 loại thuốc và khá đa dạng, phong phú về

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tồn trữ, cấp phát và sử dụng thuốc ngoại trú tại bệnh viện đại học y thái bình năm 2013 (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)