Về hoạt động tồn trữ, bảo quản thuốc

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tồn trữ, cấp phát và sử dụng thuốc ngoại trú tại bệnh viện đại học y thái bình năm 2013 (Trang 61)

Tồng trữ và bảo quản thuốc là một trong 4 khâu cơ bản của quá trình cung ứng thuốc. Hoạt động này giúp cho quá trình cung ứng luôn có sẵn thuốc để phục vụ và hạn chế được rủi ro do thiên tai, dịch hoạ, sự biến động của nền kinh tế. Theo hướng dẫn của WHO và của BYT thì các đơn vị thực hiện cung ứng thuố luôn phải thực hiện dự trữ thuốc và lượng thuốc dự trữ bằng khoảng 2 đến 3 tháng sử dụng thường xuyên. Theo nghiên cứu của chúng tôi lượng thuốc dự trữ của bộ phận cấp phát thuốc của Bệnh viện Đại học Y Thái Bình chỉ đạt 1,4 tháng là còn thấp hơn so với qui định. Tuy nhiên, qua tìm hiểu thì đây đang là thực trạng chung trong tồn trữ thuốc của các bệnh viện ở nước ta: Tại BV K trung ương lượng tồn trữ từ năm 2009 đến năm 2010 chỉ đạt từ 1,2 đến 1,4 tháng [23]; Tại BV Hữu Nghị lượng thuốc tồn trữ từ năm 2009 đến năm 2010 cũng chỉ đạt từ 1,4 đến 2,0 tháng [20].

Trong tồn trữ thuốc để đảm bảo thuốc không bị giảm chất lượng hay bị hư hỏng trong quá trình tồn trữ thì thuốc cần được bảo quản theo đúng điều

52

kiện qui định. Để các bệnh viện thực hiện tốt hoạt động bảo quản thuốc ngày 29/6/2001 Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quyết định số 2701/2001/QĐ-BYT về việc triển khai áp dụng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc” và triển khai lộ trình áp dụng vào thực tế [3]; đến ngày 21/12/2011, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 45/2011/TT-BYT sửa đổi bổ sung một số điều của quyết định số 2701/2001/QĐ-BYT [14]. Các văn bản này đã chỉ rõ tất cả các kho thuốc của các cơ sở y tế phải đạt tiêu chuẩn GSP. Tuy nhiên, tại bộ phận cấp phát thuốc - Bệnh viện Đại học Y Thái Bình kho thuốc vẫn chưa đạt tiêu chuẩn GSP, qua phân tích chúng tôi cũng thấy hiện nay tại kho thuốc cũng chưa ban hành được các qui trình thao tác chuẩn trong tồn trữ, bảo quản thuốc. Như vậy, hoạt động bảo quản thuốc của bộ phận cấp phát thuốc Bệnh viện Đại học Y Thái Bình đã không được quan tâm chú ý và chưa đáp ứng được theo qui định của BYT. Chính vì vậy, trong nghiên cứu chúng tôi thấy tại kho và quầy cấp phát có 108 ngày không theo dõi được nhiệt độ, độ ẩm trong bảo quản thuốc, trong các ngày theo dõi có 40 ngày không đạt điều kiện bảo quản thuốc và có đến 30 ngày điều kiện bảo quản không đạt nhưng không có giải pháp khắc phục trong vòng 24 giờ.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tồn trữ, cấp phát và sử dụng thuốc ngoại trú tại bệnh viện đại học y thái bình năm 2013 (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)