Cấp phát thuốc là một nội dung chính quan trọng nhất của bộ phận cấp phát ngoại trú tại BV ĐH Y Thái Bình. Thuốc sau khi mua được nhập vào kho chính sau đó chuyển sang kho lẻ và thực hiện cấp phát tại kho lẻ. Quy trình cấp phát tại kho lẻ được trình bày tóm tắt trong hình 3.3.
Hình 3.3: Qui trình cấp phát thuốc ngoại trú tại BV Đại học y Thái Bình năm 2013 Nhận xét
- Quá trình cấp phát được tiến hành có sự kiểm tra giám sát chặt chẽ từ kiểm tra đơn thuốc đến cấp thuốc cho bệnh nhân.
- Qui trình cấp phát có 03 khâu quan trọng là kiểm tra đơn thuốc được DSĐH trưởng bộ phận thực hiện, lấy thuốc và phát thuốc do 02 DSTH đảm
Tiếp nhận đơn thuốc
Kiểm tra đơn thuốc, kiểm tra thuốc trong kho
Lấy thuốc chuyển cho nhân viên kiểm tra phát thuốc
Phát thuốc, hướng dẫn sử dụng, bảo quản thuốc
29
nhiệm mỗi người thực hiện 01 khâu độc lập. Riêng với thuốc hướng tâm thần được thực hiện hoàn toàn do DSĐH.
Như vậy, quá trình cấp phát của bộ phận cấp phát ngoại trú BV ĐH Y Thái Bình được thực hiện theo một qui trình có kiểm tra giám sát liên tục bởi các CBNV có trình độ chuyên môn phù hợp nhiệm vụ thực hiện.
3.2. Phân tích cơ cấu danh mục thuốc sử dụng cho bệnh nhân điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Y Thái Bình năm 2013
3.2.1. Cơ cấu sử dụng thuốc theo đối tượng bệnh nhân và hình thức điều trị trị
Trong thăm khám điều trị bệnh nhân có sử dụng thuốc tại Bệnh viện Đại học Y Thái Bình có 2 nhóm đối tượng: bệnh nhân BHYT, bệnh nhân tự nguyện và 2 hình thức điều trị: nội trú và ngoại trú. Kết quả khảo sát cơ cấu thuốc sử dụng theo đối tượng và hình thức điều trị được trình bày trong bảng
Trong cơ cấu chi phí sử dụng thuốc của Bệnh viện Đại học Y Thái Bình thì đối tượng bệnh nhân BHYT điều trị ngoại trú chiếm tỷ lệ cao nhất tới 70,5% tổng chi phí thuốc sử dụng của bệnh viện; đối tượng sử dụng ít chi phí tiền thuốc nhất là bệnh nhân tự nguyện ngoại trú 0,2%. Tỷ lệ này cũng phù hợp với mô hình bệnh tật và qui chế chi trả của BHYT.
Do chi phí tiền thuốc sử dụng của đối tượng bệnh nhân BHYT ngoại trú chiếm tỷ trọng rất cao 70,5%. Chính vì vậy, việc thực hiện phân tích danh mục thuốc sử dụng BHYT ngoại trú có ý nghĩa rất lớn trong việc quản lý sử dụng thuốc của Bệnh viện Đại học Y Thái Bình. Nên, chúng tôi lấy danh mục thuốc sử dụng BHYT ngoại trú cho các nghiên cứu tiếp theo. Và từ đây trong luận văn sử dụng thuật ngữ danh mục thuốc sử dụng thì chính là danh mục thuốc sử dụng cho bệnh nhân bảo hiểm y tế ngoại trú.
30
3.2.2. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng ngoại trú theo nhóm tác dụng dược lý
Bảng 3.2: Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng ngoại trú theo nhóm tác dụng dược lý
STT Nhóm thuốc
Giá trị sử dụng
Thành tiền
(1.000 VNĐ) Tỷ lệ %
1 Thuốc tác dụng vào máu 2.670.675,7 37,9
2 Đông dược 1.634.819,9 23,2
3 Kháng sinh 648.290,7 9,2
4 Tiểu đường 577.824,3 8,2
5 Tim mạch 514.404,5 7,3
6 Vitamin 288.912,1 4,1
7 NSAID, thuốc kháng viêm 246.632,3 3,5
8 Khác 465.078,1 6,6
31
Hình 3.4. Cơ cấu danh mục thuốc theo nhóm tác dụng dược lý
Nhận xét:
- Nhóm thuốc có giá trị sử dụng lớn nhất là nhóm Thuốc tác dụng vào máu với GTSD là 2.670.675,7 nghìn đồng chiếm tỷ lệ 37,9%.
- Nhóm thuốc Đông dược có GTSD lớn thứ 2 với 1.634.819,9 nghìn đồng chiếm tỷ lệ 23,2%.
- Có 07 nhóm thuốc được sử dụng nhiều nhất chiếm tới 93,4% GTSD. - Các nhóm thuốc kháng sinh; tiểu đường; tim mạch cũng được sử dụng với giá trị lớn từ 7,3% đến 9,2%.
32
3.2.2.1. Cơ cấu nhóm thuốc tác dụng vào máu
Bảng 3.3: Cơ cấu nhóm thuốc tác dụng vào máu
STT Thuốc Giá trị (1.000 VNĐ) Tỷ lệ % trong nhóm Tỷ lệ % trong tổng GTSD 1 Hemax 2.156.689,0 80,8 30,6 2 Heparin 502.300,0 18,8 7,1 3 Feviltamax 162mg 6.664,6 0,2 0,1 4 Transamin 250mg 5.022,1 0,2 0,1 Tổng 2.670.675,7 100,0 37,9
Hình 3.5: Cơ cấu nhóm thuốc tác dụng vào máu
Nhận xét
Trong nhóm thuốc tác dụng vào máu thì có đến 80,8% giá trị sử dụng là Hemax và 18,8% là Heparin. Đây là các thuốc dùng cho các bệnh nhân cần chạy thận nhân tạo, các thuốc này chủ yếu phải nhập khẩu, quá trình sản xuất
33
phức tạp, trình độ công nghệ cao do vậy giá thành của thuốc rất cao. Nên mức chi phí cho các thuốc này chiếm hầu hết trong nhóm thuốc tác dụng vào máu.
3.2.2.2. Cơ cấu nhóm thuốc đông dược
Bảng 3.4: Cơ cấu nhóm thuốc đông dược
STT Thuốc Giá trị Tỷ lệ % trong nhóm Tỷ lệ % trong tổng GTSD 1 Bibiso 1.243.529,7 76,1 17,6
2 Hoạt huyết kiện não 280.102,0 17,1 4,0
3 Franginin 51.850,2 3,2 0,7
4 Kim tiền thảo 34.624,4 2,1 0,5
5 Gilkomax 24.713,6 1,5 0,4
Tổng 1.634.819,90 100,0 23,2
34
Nhận xét
Nhóm thuốc đông dược thuốc Bibiso được sử dụng nhiều nhất chiếm 76,1% chi phí của nhóm và chiếm 17,6% trong tổng giá trị thuốc ngoại trú. Đây là thuốc có tác dụng hỗ trợ giải độc gan. Mức chi này là rất cao. Thuốc có giá trị sử dụng ít nhất của nhóm là gilkomax chiếm 1,5%. Với 05 thuốc hỗ trợ điều trị mà chi phí tiền thuốc chiếm tới 23,2% trong tổng chi phí tiền thuốc thì đây là một vấn đề đáng quan tâm bệnh viện cần xem xét giám sát sử dụng.
3.2.3. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nguồn gốc - xuất xứ
Bảng 3.5: Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc, xuất xứ Nguồn gốc
Chỉ tiêu Trong nước Nhập khẩu Tổng
Số loại thuốc Số lượng 51 21 72 Tỷ lệ % 70,8 29,2 100,0 GTSD Thành tiền (1.000 VNĐ) 4.263.289,2 2.783.348,4 7.046.637,6 Tỷ lệ % 60,5 39,5 100,0
35
Nhận xét:
- Thuốc có nguồn gốc trong nước được sử dụng với tỷ trọng cao về số loại thuốc (51 loại, chiếm 70,8%) và giá trị sử dụng (4.263.289,2 nghìn đồng chiếm 60,5%).
- Thuốc có nguồn gốc nhập khẩu có 21 loại thuốc (chiếm 29,92%); GTSD là 2.783.348,4 nghìn đồng (chiếm 39,5%). Tỷ trọng sử dụng này thấp hơn các thuốc có nguồn gốc trong nước.
3.2.4. Cơ cấu thuốc sử dụng theo tên biệt dược - tên chung quốc tế Bảng 3.6: Cơ cấu thuốc sử dụng theo tên biệt dược - tên chung quốc tế Bảng 3.6: Cơ cấu thuốc sử dụng theo tên biệt dược - tên chung quốc tế
Nguồn gốc Chỉ tiêu
Tên chung
quốc tế Biệt dược Tổng
Số loại thuốc Số lượng 45 27 72 Tỷ lệ % 62,5 37,5 100,0 GTSD Thành tiền (1.000 VNĐ) 2.232.720,8 4.813.916,8 7.046.637,6 Tỷ lệ % 31,7 68,3 100,0
36
Nhận xét:
- Số lượng thuốc mang tên chung quốc tế có 45 loại thuốc (chiếm 62,5%); GTSD là 2.232.720,8 nghìn đồng (chiếm 31,7%).
- Các thuốc mang tên biệt dược được sử dụng có 27 loại thuốc (chiếm 37,5%); về GTSD thì các thuốc mang tên biệt dược lại chiếm tỷ trọng cao hơn, GTSD của thuốc biệt dược là 4.813.916,8 nghìn đồng (chiếm 68,3%).
3.2.5. Cơ cấu thuốc sử dụng theo qui chế chuyên môn
Bảng 3.7: Cơ cấu danh mục theo qui chế chuyên môn
STT Nhóm thuốc
Số loại thuốc Giá trị sử dụng
Số lượng Tỷ lệ % Thành tiền (1.000 VNĐ) Tỷ lệ %
1 Thuốc hướng tâm thần 1 1,4 2.321,4 0,0
2 Thuốc khác 71 98,6 7.044.316,2 100,0
Tổng số 72 100,0 7.046.637,6 100,0
Nhận xét:
Chỉ có 01 loại thuốc hướng tâm thần được sử dụng chiếm tỷ trọng 1,4%; về giá trị sử dụng thì thuốc hướng tâm thần chiếm tỷ trong không đáng kể.
3.2.6. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo danh mục thuốc thiết yếu lần thứ V V
Bảng 3.8: Cơ cấu thuốc sử dụng theo danh mục thuốc thiết yếu lần thứ V
STT Nhóm thuốc
Số loại thuốc Giá trị sử dụng
Số lượng Tỷ lệ % Thành tiền (1.000 VNĐ) Tỷ lệ % 1 Trong danh mục 65 90,3 6.683.581,20 94,8 2 Ngoài danh mục 7 9,7 363.056,40 5,2 Tổng số 72 100,0 7.046.637,6 100,0
37
Nhận xét
- Đa số thuốc sử dụng là nằm trong danh mục thuốc thiết yếu lần thứ V [7]: Số lượng trong danh mục là 65 thuốc chiếm 90,3%; giá trị sử dụng 6.683.581,2 nghìn đồng chiếm 94,8%.
- Chỉ có 07 thuốc nằm ngoài danh mục thuốc thiết yếu lần thứ V chiếm 9,7% và giá trị sử dụng là 363.056,4 nghìn đồng chiếm 5,2%.
3.2.7. Cơ cấu sử dụng theo dạng bào chế
Bảng 3.9: Cơ cấu sử dụng theo dạng bào chế
STT Dạng bào chế
Số loại thuốc Giá trị sử dụng
Số lượng Tỷ lệ % Thành tiền (1.000 VNĐ) Tỷ lệ % 1 Thuốc viên 49 68,1 4.199.142,0 59,6 2 Thuốc tiêm 8 11,1 2.756.259,1 39,1 3 Thuốc khác 15 20,8 91.236,5 1,3 Tổng số 72 100,0 7.046.637,6 100,0
Hình 3.9: Cơ cấu sử dụng theo dạng bào chế Nhận xét
Dạng bào chế được sử dụng nhiều nhất là dạng thuốc viên với 49 loại thuốc (chiếm 48,1%); GTSD là 4.199.142,0 nghìn đồng chiếm 59,6%. Với
38
dạng bào chế là thuốc tiêm mặc dù có số loại thuốc ít nhất (8 loại chiếm 11,1%) nhưng giá trị sử dụng lại rất lớn 2.756.259,1 nghìn đồng chiếm 39,1%.
3.3. Đánh giá một số chỉ tiêu tồn trữ, bảo quản thuốc 3.3.1. Thực hiện qui trình kiểm nhập thuốc 3.3.1. Thực hiện qui trình kiểm nhập thuốc
Trước khi đưa thuốc vào kho, quầy tồn trữ cấp phát phải thực hiện kiểm nhập thuốc. Hoạt động kiểm nhập thuốc được thực hiện chặt chẽ sẽ góp phần làm giảm hư hao, thất thoát thuốc. Kết quả khảo sát hoạt động kiểm nhập thuốc tại bộ phận cấp phát thuốc cho bệnh nhân ngoại trú BV Đại học Y Thái Bình được trình bày trong bảng 3.10.
Bảng 3.10: Một số chỉ tiêu nhập thuốc
STT Nội dung Tỷ lệ %
1 Số lần nhập kho đảm bảo đầy đủ số lượng, chủng loại 100
2 Số lô thuốc nhập có phiếu kiểm nghiệm 40,2
3 Số thuốc nhập được kiểm tra chất lượng bằng cảm quan 67,5
Nhận xét:
- Các lần nhập thuốc luôn được đảm bảo về số lượng, chủng loại từng loại thuốc.
- Tỷ lệ % các lô thuốc khi kiểm nhập có phiếu kiểm nghiệm đạt 40,2%; tỷ lệ này hơi thấp so với qui định.
- Số thuốc nhập được kiểm tra chất lượng bằng cảm quan đạt 67,5% thấp hơn so với qui định của BYT.
39
3.3.2. Giá trị thuốc tồn trữ
Dự trữ thuốc hợp lý sẽ đảm bảo được mức độ an toàn trong cung ứng thuốc và hạn chế những bất lợi do thị trường thuốc gây ra. Để đánh giá mức độ dự trữ thuốc hợp lý trong điều trị ngoại trú cho bệnh nhân của BV Đại học Y Thái Bình, chúng tôi tiến hành nghiên cứu số lượng thuốc xuất, tồn kho của bệnh viện năm 2013. Kết quả khảo sát được trình bày trong bảng 3.11.
Bảng 3.11: Giá trị tiền thuốc dự trữ ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Y Thái Bình năm 2013
Tổng giá trị sử dụng (1.000 VNĐ) Giá trị tồn (1.000 VNĐ) Giá trị sử dụng trung bình (1.000 VNĐ) Số tháng tồn trữ (tháng) 7.046.637,6 815.216,6 587.219,8 1,4 Nhận xét
Trong cấp phát điều trị ngoại trú của BV Đại học Y Thái Bình cũng thực hiện tồn trữ thuốc với giá trị tồn trữ là 815.216,6 nghìn đồng bằng 1,4 tháng sử dụng. Lượng dự trữ này thấp hơn khuyến cáo của WHO và của BYT với lượng dự trữ là từ 2-3 tháng.
3.3.3. Theo dõi điều kiện bảo quản thuốc
Đối với thuốc tồn trữ và thuốc chờ cấp phát để trong kho, quầy thì cần được bảo quản đúng qui định. Việc bảo quản thuốc không tốt sẽ làm giảm hoặc hư hỏng thuốc dẫn đến thuốc kém hoặc không có tác dụng điều trị thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Kết quả khảo sát hoạt động bảo quản thuốc trong cấp phát thuốc cho bệnh nhân điều trị ngoại trú được trình bày trong bảng 3.12.
40
Bảng 3.12: Theo dõi điều kiện bảo quản
STT Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ (%) Số ngày trong năm Số ngày quan sát
1 Số ngày không theo dõi điều kiện bảo
quản 108 29,6 42,0
2 Số ngày điều kiện bảo quản không đảm
bảo 40 11,0 15,6
3 Số ngày điều kiện BQ không đảm bảo
nhưng khắc phục ngay trong vòng 24 giờ 30 8,2 75,0
Nhận xét
- Số ngày không thực hiện theo dõi điều kiện bảo quản thuốc là 108 ngày chiếm 29,6% số ngày trong năm.
- Trong năm có 40 ngày quan điều kiện bảo quản không đảm bảo theo yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm chiếm 11,0% trong năm, và chiếm 15,6% số ngày có theo dõi điều kiện bảo quản.
- Số ngày điều kiện bảo quản không đảm bảo và không có biện pháp khắc phục ngay trong vòng 24 giờ là 30 ngày chiếm 8,2% trong cả năm và chiếm tới 75,0% số ngày điều kiện bảo quản không đảm bảo.
Như vậy, bộ phận cấp phát thuốc ngoại trú thực hiện theo dõi thường xuyên tuy nhiên việc theo dõi chỉ thực hiện được vào những ngày hành chính còn những ngày nghỉ, ngày lễ thì không thực hiện theo dõi. Tuy nhiên, 75,0% số ngày không đảm bảo điều kiện và không được khắc phục ngay trong vòng 24 giờ là tương đối cao.
41
3.4. Một số chỉ tiêu kê đơn thuốc
3.4.1. Thực hiện quy chế chuyên môn trong kê đơn điều trị ngoại trú
Trong sử dụng thuốc điều trị ngoại trú hoạt động kê đơn chỉ định sử dụng thuốc có ý nghĩa hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả. Kết quả khảo sát một số nội dung trong việc thực hiện quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại BV Đại học Y Thái Bình được trình bày trong bảng 3.13.
Bảng 3.13: Nội dung thực hiện quy chế chuyên môn trong kê đơn ngoại trú
Nhóm nội dung TT Nội dung Tỷ lệ %
1. Thủ tục hành chính
1 Ghi đầy đủ, rõ ràng họ tên bệnh nhân 99,9 2 Ghi địa chỉ bệnh nhân phải chính xác số nhà,
đường phố hoặc thôn, xã. 91,3
3 Trẻ dưới 72 tháng tuổi: ghi số tháng tuổi và ghi
tên bố hoặc mẹ. 100,0
4 Ghi chẩn đoán bệnh 100,0
5 Sửa chữa đơn có ký, ghi rõ họ tên, ngày bên
cạnh 10,2
6 Đánh số khoản 90,3
7 Gạch chéo phần đơn còn giấy trắng 100,0
8 Ghi tên bác sĩ 100,0
2. Ghi tên thuốc
9 Ghi đầy đủ theo tên chung quốc tế 97,1 10 Ghi theo tên biệt dược có tên chung quốc tế
trong ngoặc đơn với thuốc một thành phần 5,3 11 Ghi đầy đủ theo tên biệt dược thuốc nhiều thành
phần. 98,5
12 Ghi đầy đủ hàm lượng 100,0
3. Hướng dẫn
13 Không ghi liều 1 lần 0,1
14 Không ghi liều 1 ngày 0,0
15 Không ghi đường dùng 8,3
16 Không ghi thời điểm dùng 15,6
17 Tất cả các thuốc được hướng dẫn đầy đủ 13,2
4. Quy định thuốc điều trị mãn tính
18 Thuốc điều trị tim mạch, tiểu đường được kê
vào sổ điều trị mãn tính. 95,2
19 Ghi diễn biến bệnh mỗi lần khám 98,3 20 Đúng số ngày được kê (tối đa 1 tháng) 100,0
42
Nhận xét
- Trong nhóm nội dung về thủ tục hành chính đa số nội dung được thực hiện tốt theo qui định (đều trên 90%); riêng nội dung sửa chữa đơn thuốc phải thực hiện ký, ghi rõ ngày tháng, họ tên bên cạnh thực hiện với tỷ lệ rất thấp 10,2%.
- Với nhóm nội dung ghi tên thuốc thì chỉ tiêu ghi tên biệt dược kèm tên chung quốc tế trong ngoặc với thuốc đơn thành phần còn thực hiện chưa cao, chỉ đạt 5,3%. Còn lại các chỉ tiêu khác thực hiện khá nghiêm túc, tỷ lệ đơn ghi đầy đủ thông tin đạt mức cao trên 97%. Tuy nhiên, đến tháng 04/2014 bệnh viện triển khai hệ thống mạng LAN với đơn thuốc in thì các nội dung này đều đã được thực hiện nghiêm túc với sự hỗ trợ của phần mềm máy tính.
- Nhóm nội dung hướng dẫn sử dụng thuốc có 0,1% đơn thuốc không ghi liều sử dụng một lần; không ghi đường dùng 8,3% và có 15,6% đơn thuốc