Về nhân lực trực tiếp quảnlý chất thải y tế

Một phần của tài liệu Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến quản lý chất thải rắn y tế tại một số bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh, năm 2013 (Trang 87)

Việc trực tiếp thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải ở các bệnh viện là hộ lý các khoa, nhân viên vệ sinh của Công ty Môi trường với lực lượng khá đông.

Để thực hiện quy chế quản lý chất thải y tế, và làm tốt công tác quản lý chất thải bệnh viện, bên cạnh yếu tố về công nghệ và các điều kiện về cơ sở vật chất thì yếu tố con người rất quan trọng. Cho dù hệ thống xử lý chất thải hiện đại nhưng cán bộ, nhân viên y tế và cộng đồng không nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác quản lý chất thải và không có kiến thức về chất thải y tế và nhận thức về

các tác hại của chất thải y tế thì hệ thống đó sẽ hoạt động không hiệu quả. Sự hiểu biết đầy đủ của nhân viên y tế và các vệ sinh viện sẽ giúp họ có những kiến thức và kỹ năng thực hành đúng quy định về vệ sinh bệnh viện.

Qua kết quả nghiên cứu tại các Bệnh viện đa khoa cho thấy bệnh viện đã quan tâm tới công tác đào tạo, hướng dẫn cho nhân viên y tế và các vệ sinh viện về quy chế quản lý chất thải y tế. Kết quả nghiên cứu tại bảng 3.13 cho thấy, các bệnh viện đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn quy chế quản lý chất thải y tế cho nhân viên y tế và vệ sinh viên của bệnh viện. Đã có 65% số nhân viên y tế và vệ sinh viên được tập huấn quy chế quản lý chất thải y tế. Trong đó bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển được 75%, bệnh viện Đa khoa tỉnh được 67%, bệnh viện Đa khoa thị xã Quảng Yên được 53%. Như vậy, có thể thấy các bệnh viện chưa quan tâm đến việc tập huấn quy chế quản lý chất thải y tế cho nhân viên, với tỷ lệ được tập huấn thấp như vậy sẽ khó tránh khỏi những sai sót khi thực hiện nhiệm vụ. Với vấn đề này, bệnh viện cần phải tăng cường tập huấn, phổ biến quy chế quản lý chất thải y tế cho các vệ sinh viên; tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện quản lý chất thải y tế tại bệnh viện. Việc tập huấn sẽ phần nào giúp họ xác định rõ hơn vai trò, trách nhiệm của bản thân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn cũng như việc thực hiện quy chế bệnh viện, do vậy hầu hết họ đều thực hiện nghiêm túc việc thực hành phân loại CTYT và có trách nhiệm trong việc hướng dẫn, đôn đốc bệnh nhân thực hiện nội quy vệ sinh bệnh viện. Bảng 3.13 cho thấy kiến thức về phân loại CTYT của các nhân viên y tế và các vệ sinh viên còn kém hiểu biết chung về các phương pháp xử lý chất thải y tế nguy hại, bệnh viện Việt Nam Thụy Điển đều dẫn đầu trong số lượng cán bộ nắm bắt kiến thức với 70% và 100%. Ngược lại bệnh viện đa khoa thị xã Quảng Yên chiếm phần trăm thấp nhất trong tất cả các hạng mục, đặc biệt thấp nhất là chỉ đạt 27% trong hạng mục kiểm tra kiến thức về phân loại và 33% trong hạng mục hiểu biết chung về các phương pháp xử lý chất thải y tế nguy hại. Bệnh viện đa khoa tỉnh, tuy được đào tạo 67%, cũng chỉ đạt dưới 50% trong hạng mục kiểm tra kiến thức về phân loại và hiểu biết chung về các

các vệ sinh viên có kỹ năng thực hành phân loại CTYT, nhưng còn thiếu kiến thức về phân loại chất thải y tế theo nhóm và việc phân loại CTYT hàng ngày chủ yếu được thực hành theo kinh nghiệm và theo thói quen. Với những kiến thức chưa đầy đủ về phân loại CTYT thì việc thực hành cũng sẽ có những hạn chế nhất định. Kết quả nghiên cứu tại bảng 3.1, bảng 3.2 và bảng 3.3 về thực trạng phân loại CTYT tại các bệnh viện cũng cho thấy, ở các bệnh viện vẫn còn tình trạng sử dụng sai và thiếu mã màu dụng cụ đựng CTYT, còn để lẫn chất thải sinh hoạt với CTYT nguy hại (tuy không nhiều). Qua đó có thể thấy, việc học tập rất cần thiết đối với các vệ sinh viên, những người hàng ngày trực tiếp làm công việc phân loại chất thải y tế.

Để làm tốt công tác quản lý chất thải y tế, các Bệnh viện trên cần phải tiếp tục đào tạo, hướng dẫn quy chế quản lý CTYT cho nhân viên bệnh viện và các vệ sinh viên. Nếu kiến thức về quản lý CTYT được đồng đều kể cả trong các nhân viên y tế thì hiệu quả của công tác quản lý CTYT sẽ cao hơn, sẽ đỡ vất vả hơn cho các vệ sinh viên khi thực hiện thu gom, phân loại và vận chuyển CTYT.

Mặc dù đã biết về những tác hại của CTYT gây ra đối với người tiếp xúc, nhưng việc phòng ngừa của các nhân viên y tế và vệ sinh viên chưa được tốt, tỷ lệ bị thương tích không phải là thấp. Tại câu hỏi số 5 là: “Khi làm việc với chất thải, anh chị đã từng bị vật sắc nhọn làm bị thương?” có 2/16 cán bộ của bệnh viện đa khoa Việt Nam Thụy Điển trả lời “có, thường xuyên”. Có 12/16 cán bộ của trả lời “chưa từng bị” và 4/16 cán bộ trả lời “không tránh khỏi”. Tương tự vậy, số người trả lời không tránh khỏi chiếm 3/14 đối với bệnh viện đa khoa tỉnh và 3/6 đối với bệnh viện đa khoa thị xã Quảng Yên.

Như vậy tỷ lệ thương tích trong nhân viên y tế và vệ sinh viên ở các bệnh viện trên cần phải được quan tâm tìm hiểu nguyên nhân và cảnh báo để có biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu.

Qua kết quả nghiên cứu tại bảng 3.14 cho thấy số lượng các cán bộ tham gia trực tiếp công tác tổ chức của bệnh viện rất ít, 16 người đối với bệnh viện Việt Nam Thụy Điển, 14 người đối với bệnh viện đa khoa tỉnh và 6 người đối với bệnh viện đa khoa thị xã Quảng Yên. Đa phần các cán bộ đều phải kiêm nhiệm 2-3 công việc

cùng lúc, nhất là những công nhân làm việc trực tiếp. Ngay cả bệnh viện Việt Nam Thụy Điển là bệnh viện được đánh giá là tốt, có đội ngũ chuyên trách quản lý chất thải cũng vẫn phải kiêm nhiệm. Việc kiêm nhiệm cũng là một điều dễ hiểu và hợp lý, song tất cả trong số họ phải nắm bắt được hết các quy định đặt ra. Như vậy cần tăng cường cán bộ nhân viên cho việc tham gia công tác quản lý chất thải rắn Y tế.

Một phần của tài liệu Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến quản lý chất thải rắn y tế tại một số bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh, năm 2013 (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)