- Khái quát về một số bênh viện ở Quảng Ninh.
- Thực trạng thu gom, lưu trữ, vận chuyển và xử lý rác thải y tế tại 03 bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh.
- Nghiên cứu và xác định các yếu tố nguy cơ, ảnh hưởng đến công tác quản lý chất thải bệnh viện.
- Xây dựng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn y tế tại các bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh.
2.5.Phƣơng pháp nghiên cứu
2.5.1 P ươn p áp c ọn mẫu
Mô tả thực trạng công tác phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa, năm 2013.
- Chọn toàn bộ các khoa lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh viện. - Hồ sơ sổ sách công tác quản lý chất thải rắn y tế của bệnh viện.
Một số yếu tố liên quan :
- Chọn phỏng vấn sâu để tìm hiểu về sự quan tâm của lãnh đạo, nguồn kinh phí, nguồn nhân lực, hệ thống kiểm soát: Giám đốc bệnh viện, trưởng khoa phòng chống nhiễm khuẩn.
- Phỏng vấn tìm hiểu về kiến thức, thực hành của nhân viên y tế: chọn ngẫu nhiên cán bộ, nhân viên y tế tại một số khoa, phòng của bệnh viện (chọn ngẫu nhiên 3-4 khoa, phòng, mỗi khoa, phòng chọn 3-4 người).
2.5.2. P ươn p áp t u t ập số liệu
- Hỏi cứu số liệu, so sán và p ân tíc
Thu thập các tài liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh.
Thu thập các tài liệu về các chính sách, thông tư, luật và quy định của nhà nước liên quan đến việc quản lý chất thải bệnh viện.
Thu thập và tổng hợp thông tin liên quan đến thực trạng quản lý môi trường bệnh viện.
Thu thập và tổng hợp các tài liệu, hướng dẫn về việc phân loại chất thải y tế.
Thu thập và tổng hợp các tài liệu liên quan đến việc xác định các nguồn thải trong bệnh viện.
- Điều tr p ỏn vấn trực tiếp * Thu thập số liệu địn lượng:
- Khảo sát thu thập thông tin, các chỉ số: + Tổng lượng chất thải rắn y tế/ngày.
+ Khối lượng chất thải rắn y tế (Kg)/giường bệnh/ngày.
+ Khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại(Kg)/giường bệnh/ngày. + Tỷ lệ chất thải rắn y tế nguy hại/ chất thải rắn y tế.
chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải rắn y tế tại các khoa của bệnh viện. Nội dung của bảng kiểm được xây dựng dựa trên quy chế quản lý chất thải y tế (quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của BYT). Thu thập các thông tin bằng quan sát trực tiếp.
- Phỏng vấn một số nhân viên y tế đang công tác tại bệnh viện Đa khoa bằng bộ câu hỏi cấu trúc về kiến thức, thực hành quản lý chất thải rắn y tế (Phụ lục 9).
* T u t ập số liệu địn tín : P ỏn vấn sâu
- Đối tượng: Giám đốc bệnh viện, Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, cán bộ làm công tác quản lý chất thải rắn y tế, người dân sống xung quanh.
- Thời gian phỏng vấn: 30 phút/ cuộc - Người phỏng vấn: Nghiên cứu viên.
- Công cụ hỗ trợ: Máy ghi âm/ biên bản ghi chép - Nội dung phỏng vấn: (bảng hỏi).
2.5.3.P ươn p áp p ân tíc số liệu
Số liệu được nhập bằng phần mềm Epidata 3.1 và xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0; Xử lý thông tin trên bộ câu hỏi, lập các bảng tần số và tỷ lệ để mô tả thực trạng quản lý chất thải rắn y tế của bệnh viện và kiến thức, thực hành của nhân viên bệnh viện. Sử dụng test χ2 để so sánh có sự khác biệt giữa các tỷ lệ. Kết hợp sử dụng kết quả nghiên cứu định tính để giải thích cho các kết quả phân tích định lượng.
2.6. Các nội dung tiêu chí đánh giá
Các nhóm tiêu chí trong nghiên cứu này dựa theo các tiêu chí đã được xây dựng năm 2012 của Nguyễn Thị Kim Dung, gồm:
a. Nhóm tiêu chí đánh giá về công tác phân loại chất thải rắn bệnh viện: Các tiêu chí đánh giá này dựa theo Quy chế Quản lý chất thải y tế, 2007 và một số tài liệu tham khảo để xây dựng.
b. Nhóm tiêu chí đánh giá về công tác vận chuyển: Các tiêu chí đánh giá này dựa theo Quy chế Quản lý chất thải y tế, 2007; Thông tư 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn điều kiện hành
nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại và một số tài liệu tham khảo để xây dựng.
c. Nhóm tiêu chí về lưu giữ chất thải rắn bệnh viện: Các tiêu chí đánh giá này dựa theo Quy chế Quản lý chất thải y tế, 2007 và một số tài liệu tham khảo để xây dựng.
d. Nhóm tiêu chí đánh giá về hoạt động xử lý chất thải rắn y tế: Các tiêu chí đánh giá nhóm này được tham khảo và chỉnh sửa cho phù hợp từ một số tài liệu hướng dẫn trong nước (PGS. TS. Nguyễn Đức Khiển, Tạp chí môi trường đô thị Việt Nam; Th.S Nguyễn Thuý Lan Chi, Tạp chí Khoa học và ứng dụng; PGS. TS. Trần Thị Hường, Công nghệ xử lý chất thải đô thị và khu công nghiệp, 2009; Lê Thị Thu Hiền. Áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải nhằm xây dựng tiêu chí đánh giá lò đốt CTNH hiện đang áp dụng tại Việt nam. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý. Thời gian thực hiện từ 11/2010, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng (2004), "Lò đốt chất thải rắn y tế - Yêu cầu kỹ thuật", Tiêu chuẩn Việt Nam, Hà Nội.)
Các nhóm tiêu chí trên đây chỉ nhằm để đánh giá về công tác quản lý bảo vệ môi trường tại bệnh viện chứ không đánh giá về mặt kỹ thuật như tiêu chí đánh giá hệ thống xử lý nước thải, tiêu chí đánh giá về hệ thống xử lý chất thải rắn… Các tiêu chí đánh giá đó sẽ được thảo luận trong phần kết quả nghiên cứu dựa vào các kết quả khảo sát cụ thể.
Các bảng điểm đánh giá về các tiêu chí được trình bày trong phần phụ lục. Bảng dưới đây nêu lên 1 ví dụ về tiêu chí đánh giá việc phân loại chất thải rắn bệnh viện. Các tiêu chí đánh giá và các chuẩn mực được trình bày chi tiết trong phần Phụ lục.
Bảng 2.1: Một ví dụ về tiêu chí đánh giá việc phân loại chất thải rắn bệnh viện.
Nội dung tiêu chí đánh giá Trích dẫn
Tiêu chí về sử dụng mã màu sắc
- 5 điểm: Có phân loại chất thải theo các mã mầu
- 4 điểm: Có phân loại chất thải nhưng thiếu 1 mã màu hoặc vẫn còn được đựng
- 3 điểm: Chỉ có phân loại với 2 mã màu và các loại khác xếp xen lẫn
- 2 điểm: Chỉ có 1 loại màu được quy định đựng chất thải nguy hại
- 1 điểm: Chỉ sử dụng các bao bì thông thường và không có hiểu biết trong việ sử dụng bao bì mã màu
1. Màu vàng đựng chất thải lây nhiễm.
2. Màu đen đựng chất thải hoá học nguy hại và chất thải phóng xạ.
3. Màu xanh đựng chất thải thông thường và các bình áp suất nhỏ.
4. Mầu trắng đựng chất thải tái chế.
Tiêu chí về kiểu túi đựng chất thải
- 5 điểm: Phù hợp với tất cả các yêu cầu về túi đựng
- 4 điểm: Tuân thủ 3/4 quy định về túi
- 3 điểm: Tuân thủ 2/4 quy định về túi
- 2 điểm: Tuân thủ 1/4 quy định
1. Túi màu vàng và màu đen làm bằng nhựa PE hoặc PP, không dùng nhựa PVC.
2. Túi đựng chất thải y tế có thành dầy tối thiểu 0,1mm, kích thước túi phù hợp với lượng chất thải phát sinh, thể tích tối đa của túi là 0,1 m3. 3. Bên ngoài túi có đường kẻ ngang ở mức 3/4 túi và có dòng chữ “KHÔNG ĐƯỢC ĐỰNG
về túi
- 1 điểm: Không nắm bắt và thực hiện các quy định này
QUÁ VẠCH NÀY”.
4. Các túi đựng chất thải tuân theo hệ thống màu quy định tại Điều 7 của Quy chế 2007 và sử dụng đúng mục đích.
Tiêu chí về hộp đựng chất thải sắc nhọn
- 5 điểm: Hộp đựng vật sắc nhọn có đủ 9 yêu cầu theo tiêu chuẩn
- 4 điểm: Hộp đựng chỉ phù hợp với 8 yêu cầu theo tiêu chuẩn - 3 điểm: Hộp đựng chỉ phù hợp với 6 yêu cầu theo tiêu chuẩn - 2 điểm: Hộp đựng chỉ phù hợp với 4 yêu cầu theo tiêu chuẩn - 1 điểm: Hộp đựng chỉ phù hợp với 2 yêu cầu theo tiêu chuẩn
1. Thành và đáy cứng không bị xuyên thủng. 2. Có khả năng chống thấm.
3.Kích thước phù hợp. 4. Có nắp đóng mở dễ dàng.
5. Miệng hộp đủ lớn để cho vật sắc nhọn vào mà không cần dùng lực đẩy.
6. Có dòng chữ “CHỈ ĐỰNG CHẤT THẢI SẮC NHỌN” và có vạch báo hiệu ở mức 3/4 hộp và có dòng chữ “KHÔNG ĐƯỢC ĐỰNG QUÁ VẠCH NÀY”.
7. Mầu vàng.
8. Có quai hoặc kèm hệ thống cố định.
9. Khi di chuyển vật sắc nhọn bên trong không bị đổ ra ngoài.
2.7. Mức độ quan trọng của các tiêu chí.
Để đánh giá được mức độ quan trọng của các tiêu chí, một phiếu điều tra được gửi đến 10 chuyên gia trong lĩnh vực này với các câu hỏi đơn giản về mức độ quan trọng của các tiêu chí được đánh giá như sau:
- Tiêu chí rất quan trọng: Được đánh trọng số 3 điểm. - Tiêu chí quan trọng vừa phải: Được đánh trọng số 2 điểm.
Từ các kết quả khảo sát ý kiến của 10 chuyên gia, nếu tổng số điểm của tiêu chí trong khoảng:
+ Từ 10 đến 14 điểm gọi là tiêu chí không quan trọng lắm và các chuẩn mực của tiêu chí đó được nhân với 1.
+ Từ 15 đến 20 điểm gọi là tiêu chí quan trọng trung bình và các chuẩn mực của tiêu chí đó được nhân với 2.
+ Từ 21 đến 24 điểm gọi là tiêu chí quan trọng và các chuẩn mực của tiêu chí đó được nhân với 3.
+ Từ 25 đến 30 điểm gọi là tiêu chí rất quan trọng và các chuẩn mực của tiêu chí đó được nhân với 4.
Dưới đây là một số ví dụ.
Bảng 2.2: Ví dụ về xác định mức độ quan trọng của tiêu chí.
Tiêu chí đánh giá 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tổng cộng/mức quan trọng Tiêu chí về hộp đựng chất thải sắc nhọn 1 1 1 1 1 1 3 2 2 1 14/1 Tiêu chí về thùng đựng chất thải 3 3 3 2 3 3 2 2 3 2 26/4
Tiêu chí về biểu tượng chỉ
loại chất thải 1 2 3 2 1 1 1 2 1 1 15/2
Theo ví dụ này thì tiêu chí Phân loại rác tại nơi phát sinh được xếp loại rất quan trọng; tiêu chí Vật sắc nhọn được đựng trong các hộp quy chuẩn được xếp loại quan trọng vừa phải và tiêu chí Chất thải được đựng trong các bao bì theo mã màu quy định được xếp loại không quan trọng lắm. Bảng khảo sát lấy ý kiến chuyên gia về mức độ quan trọng của tất cả các tiêu chí được trình bày chi tiết trong phần phụ lục.
2.8. Xác định mức độ tuân thủ của từng hoạt động
Các tiêu chí được đưa ra nhằm đánh giá sự tuân thủ theo quy định. Tuy nhiên việc khối lượng tuân thủ là bao nhiêu lại phụ thuộc vào mức độ tuân thủ cho từng hoạt động hay tiêu chí. Do đó, mức độ tuân thủ của từng hoạt động sẽ được xây dựng qua quá trình điều tra khảo sát thực tế. Mức độ tuân thủ của từng hoạt động được phân ra thành 3 loại như sau:
- Tuân thủ tốt – 3 điểm: Tất cả các khâu, các bộ phận đều tuân thủ.
- Tuân thủ trung bình – 2 điểm: Theo khảo sát, thấy rằng chỉ có khoảng ½ các khâu, các bộ phận tuân thủ.
- Tuân thủ kém – 1 điểm: Hầu hết các bộ phận không tuân thủ.
2.9. Công thức tính toán tổng hợp về công tác quản lý môi trƣờng theo từng hoạt động của tiêu chí hoạt động của tiêu chí
Từ các tiêu chí đã được cho điểm và mức độ quan trọng cũng như mức độ tuân thủ, công tác quản lý môi trường sẽ được tính theo công thức dưới đây:
CT = TC x QT x TT
Trong đó:
- CT là Đánh giá về công tác quản lý môi trường
- TC là điểm đánh giá thực hiện của tiêu chí đó tại bệnh viện - QT là mức độ quan trọng của tiêu chí
- TT là mức độ tuân thủ của tiêu chí trong toàn bệnh viện
2.10. Một số yếu tố liên quan đến quản lý chất thải y tế
- Nhân viên trực tiếp quản lý chất thải y tế là những người hàng ngày thực hiện. - Kiến thức, thái độ, thực hành của nhân viên y tế, vệ sinh viên về quy chế quản lý chất thải y tế theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế, gồm:
+ Thái độ, thực hành về phân loại chất thải y tế.
+ Hiểu biết về tác hại của CTYT đối với môi trường, sức khoẻ và các đối tượng có nguy cơ dễ bị ảnh hưởng bởi CTYT.
- Nhận thức, thái độ, thực hành của bệnh nhân và người nhà về vệ sinh bệnh viện.
- Tình hình thương tích của nhân viên y tế và các vệ sinh viên do chất thải y tế sắc nhọn là: các trường hợp bị chấn thương do chất thải y tế sắc nhọn gây ra trong quá trình thực hiện quản lý CTYT .
- Phương tiện thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý chất thải rắn: các thùng đựng chất thải, xe đẩy, nhà lưu giữ chất thải.
2.11. Thiết kế thông tin yêu cầu của phiếu điều tra khảo sát
Phiếu điều tra khảo sát được thành lập nhằm bổ sung thông tin và nắm bắt chính xác hơn cho nghiên cứu này về công tác quản lý môi trường tại bệnh viện. Hơn nữa, mục tiêu của phiếu khảo sát là mong muốn hiểu được sự hiểu biết và ý thức của những người tham gia công tác bảo vệ môi trường tại bệnh viện.
Chính vì vậy, phiếu khảo sát được gửi đến các bộ phận liên quan gồm: - Đại diện lãnh đạo bệnh viện phụ trách công tác bảo vệ môi trường.
- Người chịu trách nhiệm quản lý chung về vấn đề môi trường tại bệnh viện. - Cán bộ bộ phận phân loại rác thải.
- Cán bộ vận hành trạm xử lý nước thải. - Cán bộ vận hành lò đốt chất thải rắn.
- Một số cán bộ công nhân thực hiện trực tiếp công tác bảo vệ môi trường. Các nội dung của phiếu điều tra được trình bày trong phần phụ lục. Phiếu điều tra được gửi 50 bản đến các cán bộ nêu trên.
CHƢƠNG III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung về các bệnh viện nghiên cứu
3.1.1. Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí
Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí là bệnh viện đa khoa hạng I thuộc tuyến Trung ương nằm trên địa bàn phường Thanh Sơn - thị xã Uông Bí - tỉnh Quảng Ninh. Đây là trung tâm làm nhiệm vụ khám chữa bệnh lớn nhất tỉnh Quảng Ninh hiện nay. Bệnh viện được nhà nước và chính phủ Thụy Điển viện trợ xây dựng từ ngày 12 tháng 5 năm 1976 trên nền diện tích 9 ha, ngày 02 tháng 10 năm 1980 bắt đầu đi vào hoạt động, ngày 17 tháng 3 năm 1981 hoàn thành và chính thức bàn giao đi vào sử dụng. Bệnh viện được trang bị hệ thống thiết bị y tế, các khu khám, điều trị, nhà cầu, nhà mổ...đồng bộ và hiện đại. Bệnh viện có 750 giường và 700 cán bộ công nhân viên với cơ sở vật chất, trang thiết bị đồng bộ và hiện đại ngang tầm