Đánh giá qua các kết quả điều tra phỏng vấn ngoài hiện trƣờng về sự

Một phần của tài liệu Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến quản lý chất thải rắn y tế tại một số bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh, năm 2013 (Trang 77)

Qua những phương pháp tiếp cận và làm việc với các bệnh viện, nghiên cứu này đã có những buổi điều tra khảo sát thực địa để phỏng vấn các cán bộ quản lý và tham gia trực tiếp công tác quản lý chất thải. Các câu hỏi được phỏng vấn cụ thể, trực tiếp và có phần đi vào kiểm tra sự nắm bắt của các cán bộ làm việc tại bệnh viện. Các kết quả được trình bày trong bảng 3.13

Bảng 3.13. Kết quả phỏng vấn trực tiếp cán bộ làm việc tại bệnh viện về nắm bắt các kiến thức quản lý chất thải

Stt Câu hỏi Số ngƣời trả lời đúng Tổng cộng Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Bệnh viện đa khoa tỉnh Bệnh viện đa khoa thị xã Quảng Yên (n=20) (n=15) (n=15)

1 Đã được đào tạo 75% 67% 53% 65%

2

Kiểm tra về quy định màu sắc, túi, hộp, thùng đựng chất thải

75% 53% 40% 56%

3 Kiểm tra kiến thức về

phân loại 70% 40% 27% 46%

4

Hiểu biết chung về các phương pháp xử lý chất thải y tế nguy hại

100% 47% 33% 60%

(Nguồn: tự tổng hợp)

N ận xét:

Các kết quả phỏng vấn cho thấy, đa phần các cán bộ của các bệnh viện đều đã được đào tạo về Quy chế quản lý chất thải y tế với trung bình 65% cán bộ. Song một số cán bộ do ít được trau dồi nên cũng không thể nhớ và thực hiện tốt được, điển hình như tại biện viện đa khoa thị xã Quảng Yên, chỉ có 40% cán bộ trả lời đúng được các quy định về màu sắc, phần còn lại là các cán bộ trả lời không đúng hoặc nói là không biết. Việc cán bộ trả lời không biết có thể là do chưa được đào tạo hoặc có đào tạo rồi nhưng không nhớ được. Tương tự, bệnh viện đa khoa thị xã Quảng Yên cũng cũng chỉ đạt mức trung bình với 53% cán bộ trả lời đúng được các

Việt Nam Thụy Điển, số các cán bộ nắm vững quy chế về mã màu chiếm tới 75%. Dễ dàng nhìn thấy,tại các hạng mục khác như kiểm tra kiến thức về phân loại, hiểu biết chung về các phương pháp xử lý chất thải y tế nguy hại, bệnh viện Việt Nam Thụy Điển đều dẫn đầu trong số lượng cán bộ nắm bắt kiến thức với70% và 100%. Ngược lại bệnh viện đa khoa thị xã Quảng Yên chiếm phần trăm thấp nhất trong tất cả các hạng mục, đặc biệt thấp nhất là chỉ đạt 27% trong hạng mục kiểm tra kiến thức về phân loại và 33% trong hạng mục hiểu biết chung về các phương pháp xử lý chất thải y tế nguy hại. Bệnh viện đa khoa tỉnh, tuy được đào tạo 67%, cũng chỉ đạt dưới 50% trong hạng mục kiểm tra kiến thức về phân loại và hiểu biết chung về các phương pháp xử lý chất thải y tế nguy hại.

Ngoài các câu hỏi phỏng vấn trực tiếp cán bộ trong bệnh viện, phiếu điều tra (đã được xây dựng trong chương 2) cũng được gửi đến các cán bộ để đánh giá về công tác quản lý chất thải tại bệnh viện. Các kết quả thu thập được từ phiếu điều tra được phân tích để đánh giá về công tác tổ chức các cán bộ vận hành hệ thống của bệnh viện và nhận thức chung của các cán bộ về công tác này. Mặc dù số lượng các cán bộ tham gia công tác này trong từng đơn vị là tương đối nhiều, nhưng phiếu điều tra này nhằm phỏng vấn các cán bộ trực tiếp vận hành hệ thống.

Bảng 3.14. Kết quả điều tra về cơ cấu tổ chức dành cho công tác quản lý chất thải

Vị trí công tác Bệnh viện Việt Số lƣợng

Nam Thụy Điển

Bệnh việnđ khoa tỉnh Bệnh viện đ k o thị xã Quảng Yên Cán bộ phụ trách chung về công tác BVMT (lãnh đạo) 1/16 1/14 0/6

Cán bộ trực tiếp thực hiện công

tác quản lý môi trường 4/16 3/14 3/6

Cán bộ phân loại rác 6/16 4/14 3/6

Cán bộ vận hành xử lý nước thải 2/16 2/14 2/6

Cán bộ vận hành lò đốt CTR 4/16 0/14 0/6

Cán bộ, công nhân thực hiện

Các kết quả cho thấy, số lượng các cán bộ tham gia trực tiếp công tác tổ chức của bệnh viện rất ít, 16 người đối với bệnh viện Việt Nam Thụy Điển, 14 người đối với bệnh viện đa khoa tỉnh và 6 người đối với bệnh viện đa khoa thị xã Quảng Yên. Đa phần các cán bộ đều phải kiêm nhiệm 2-3 công việc cùng lúc, nhất là những công nhân làm việc trực tiếp. Ngay cả bệnh viện Việt Nam Thụy Điển là bệnh viện được đánh giá là tốt, có đội ngũ chuyên trách quản lý chất thải cũng vẫn phải kiêm nhiệm. Việc kiêm nhiệm cũng là một điều dễ hiểu và hợp lý, song tất cả trong số họ phải nắm bắt được hết các quy định đặt ra.

Đối với câu hỏi 2 là “Anh chị có biết về Quy chế quản lý chất thải bệnh viện năm 2007” thì bệnh viện Việt Nam Thụy Điển có 8/16 người trả lời “có”, bệnh viện đa khoa tỉnh và bệnh viện đa khoa thị xã Quảng Yên có 5/14 và 2/6 người trả lời “có”. Các con số này cho thấy là rất tương đồng, chứng tỏ các bệnh viện đều có chiến lược đào tạo cán bộ về các nội dung này. Một số cán bộ trả lời không biết có thể là do không muốn nói khi điều tra hoặc do mới tham gia công tác tại bệnh viện nên chưa được đào tạo hoặc do các cán bộ này đều là những công nhân vận hành nên việc nắm bắt còn hạn chế. Các cán bộ trả lời là “có” đều nói là do bệnh viện tổ chức phổ biến ở câu hỏi 3, còn cán bộ trả lời là “không” đều nói chưa từng được biết ở câu hỏi 3, điều này có nghĩa là các cán bộ đã được đào tạo. Hai cán bộ trả lời chưa từng được biết là những cán bộ mới công tác nên bệnh viện chưa có thời gian phổ biến, tuy nhiên họ đã được truyền lại từ các đồng nghiệp. Nên việc vận hành hệ thống quản lý chất thải cũng vẫn tốt. Không có trường hợp nào làm lâu năm trả lời có nghe nói đến Quy chế 2007, có nghĩa là không được đào tạo.

Tuy nhiên, khi hỏi kỹ hơn về các kiến thức trong câu hỏi số 4 là “các anh chị có nhớ được bảng mã màu quy định trong phân loại chất thải không?” thì chỉ số liệu lại có chút thay đổi, 10/16 cán bộ của bệnh viện Việt Nam Thụy Điển nói là chắc chắn nhớ được, còn 4/16 cán bộ nói không nhớ được, 2/16 cán bộ nói chỉ nhớ được vài màu. Đối với bệnh viện đa khoa tỉnh6/14 cán bộ chắc chắn nhớ, 3/14 cán bộ không nhớ được và 5/14 cán bộ nói chỉ nhớ được vài màu. Với bệnh viện đa khoa

chắc chắn và 2/6 là không nhớ được. Việc này cho thấy mặc dù có đào tạo song việc vận hành đôi khi không gây áp lực và chặt chẽ nên các cán bộ không tuân thủ tốt. Điều này cũng còn cho thấy hệ thống kiểm soát cũng chưa thực sự đạt hiệu quả tối ưu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu hỏi số 5 là: “Khi làm việc với chất thải, anh chị đã từng bị vật sắc nhọn làm bị thương?” muốn nói đến việc sử dụng các hộp đựng chất thải sắc nhọn và việc quản lý chất thải. Có 2/16 cán bộ của bệnh viện đa khoa Việt Nam Thụy Điển trả lời “có, thường xuyên” nằm trong số 1/3 cán bộ trực tiếp thực hiện phân loại rác, cho thấy cán bộ này chưa có ý thức lắm với công việc nguy hiểm của mình, nên bệnh viện cần phải nâng cao ý thức và tuyên truyền mạnh hơn nữa. Có 12/16 cán bộ của trả lời “chưa từng bị” và 4/16 cán bộ trả lời “không tránh khỏi”. Đối với câu trả lời “chưa từng bị” là những cán bộ không trực tiếp tham gia công việc phân loại rác mà chỉ là cán bộ chịu trách nhiệm quản lý, còn đối với câu trả lời “không tránh khỏi” có nghĩa là đã từng bị, hoặc họ thấy rằng công việc này quá nguy hiểm nên rất có khả năng xảy ra khi không lưu ý. Điều này cho thấy bệnh viện đã có các hộp đựng vật sắc nhọn có thể là chưa có chất lượng tốt hoặc hộp đựng tốt nhưng cách thức vận hành khi cho vào hộp chưa tốt. Tương tự vậy, số người trả lời không tránh khỏi chiếm 3/14 đối với bệnh viện đa khoa tỉnh và 3/6 đối với bệnh viện đa khoa thị xã Quảng Yên, điều này cũng cho thấy công tác thực hiện quản lý các vật sắc nhọn làm cho cán bộ không yên tâm.

Chính vì những yếu tố nguy hiểm đó nên ở câu hỏi số 6 khi hỏi: “với công việc của mình, anh chị có cho là nguy hiểm độc hại do thường xuyên tiếp xúc với rác thải rơi vãi?” gần như tất cả các cán bộ của 3 bệnh viện đều trả lời là “có” hoặc “cũng đôi khi thấy vậy”. Câu hỏi này khi trả lời có 2 ý nghĩa, một là cán bộ công tác lo lắng cho sức khoẻ của mình khi thực hiện, hai là cán bộ phải tiếp xúc với môi trường rác thải nên chứng kiến được nhiều công việc và cảm thấy rằng việc này nguy hiểm. Cả 2 ý nghĩa này đều cho thấy rằng mặc dù bệnh viện đã có những biện pháp triển khai thực tế, song vẫn chưa phải ở mức thực sự tốt để các cán bộ có thể yên tâm công tác. Về mặt công việc thì nếu được đầu tư tốt thì công tác này cũng

chỉ là một công việc bình thường, nhưng nếu có những vấn đề xảy ra thì lại rất nguy hiểm. Điều này có thể ví dụ như việc người chở chất phóng xạ là chất nguy hiểm, nhưng nếu có những biện pháp đảm bảo an toàn thì việc vận chuyển cũng chỉ giống như vận chuyển hàng hoá thông thường. Đấy cũng là mục tiêu mà các bệnh viện cần phải tuyên truyền cho các cán bộ đạt được.

Câu hỏi số 7 liên quan đến công tác thu gom rác tại những nơi công cộng. Câu hỏi là: “Nếu có người vứt rác không đúng nơi quy định, anh chị có nhắc nhở không?”, các câu trả lời có ý nghĩa sau:

- Nếu trả lời “có, thường xuyên” có nghĩa là: hệ thống các thùng rác đặt ở nơi công cộng chưa đủ hoặc chưa đúng chỗ, hoặc cũng có thể là do bệnh viện chưa có những tuyên truyền, bảng hướng dẫn mọi người đổ rác đúng nơi quy định nên khiến các cán bộ thực hiện luôn phải nhắc nhở.

- Nếu câu trả lời là “lúc nào thấy thì nhắc” có thể hiểu là ở mức độ tuân thủ cao hơn, tức là bệnh viện đã được trang bị tốt hệ thống thu gom rác, và ít thấy trường hợp vứt rác không đúng nơi quy định.

- Nếu câu trả lời là “không nhắc” thì không phải là bệnh viện đã tiến hành tốt, mà có thể là do cán bộ thu gom rác luôn thấy tình trạng này xảy ra và theo kiểu “chán không muốn nhắc” vì đằng nào cũng phải tự thu gom.

Với câu hỏi này, bệnh viện Việt Nam Thụy Điển có 2/16 người trả lời “có, thường xuyên” và 14/16 người trả lời “lúc nào thấy thì nhắc”, bệnh viện đa khoa tỉnh và bệnh viện đa khoa thị xã Quảng Yên có 8/14 và 3/6 người trả lời “lúc nào thấy thì nhắc”, cho thấy việc thực hiện thu gom rác ở nơi công cộng vẫn còn chưa thực sự tốt, khiến các nhân viên thường xuyên phải nhắc nhở.

Câu hỏi số 8 về các loại chất thải anh chị cảm thấy sợ loại nào thì 100% các cán bộ của cả 3 bệnh viện đều trả lời chỉ là công việc bình thường. Điều này có thể do các cán bộ có thể không hiểu câu hỏi hoặc không trả lời do câu hỏi phức tạp. Song nếu đúng ý nghĩa của câu hỏi này sẽ nói lên rằng hệ thống công tác của bệnh viện ở mức khá tốt và các cán bộ khá yên tâm khi thực hiện công việc. Mặt khác đây cũng là yếu

không trả lời để bảo vệ lợi ích đơn vị. Câu trả lời này có đôi phần mâu thuẫn với câu trả lời 6, nhưng cũng vẫn giống với câu 6 là việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường ở mức khá tốt, còn mức tốt nhất nếu cán bộ trả lời: “không sợ vì đã kiểm tra kỹ”. Với câu trả lời “chỉ là công việc bình thường” có thể thấy rằng các nhân viên có thể không biết nội dung chất thải bên trong là gì hoặc không nắm được điều này cũng là vấn đề không được tốt trong nhận thức, vì phải biết các loại chất thải nguy hiểm khác nhau như thế nào thì mới có cách phòng tránh và thực hiện tốt được.

Với câu hỏi số 9 về “anh chị cảm thấy độc hại không nếu được phân công làm việc ở lò đốt rác?” các 100% cán bộ đều trả lời là “không có vấn đề gì”, câu trả lời này cũng rất chung, có thể nói lên là họ có thể làm việc theo sự sắp xếp của lãnh đạo, hoặc làm việc ở chỗ này và chỗ khác thì cũng không ảnh hưởng đến sức khoẻ hoặc làm việc ở lò đốt rác không nguy hiểm bằng chỗ hiện tại. Điều này cũng một phần nói lên rằng công tác quản lý chất thải của các bệnh viện ở mức khá tốt nên các cán bộ tham gia không cảm thấy lo sợ khi thực hiện công việc.

Câu hỏi về anh chị có hay bị ốm hoặc tai nạn nghề nghiệp, có 50% các cán bộ của cả 3 bệnh viện trả lời là hay bị nhiễm trùng và 50% trả lời là hay bị ho, bị ngứa. Tai nạn do nhiễm trùng hoặc bị ho, bị ngứa có thể là do vật sắc nhọn gây nhiễm trùng, hoặc do quá trình thực hiện không vệ sinh. Tuy nhiên đây là những vấn đề không mang tính trầm trọng và không hẳn đã là do quá trình công tác nghề nghiệp gây ra, song cũng là vấn đề mà các bệnh viện cần phải lưu ý khảo sát kỹ hơn. Cũng là một điều tốt là không có cán bộ nào trả lời là hay bị tiêu chảy, đau bụng, bị ốm, đau mắt là những triệu chứng thấy rõ nhất của việc thực hiện không tốt nên gây tai nạn nghề nghiệp.

Câu hỏi về phương pháp xử lý chất thải y tế nhằm đánh giá việc nắm bắt hoạt động vận hành về các kỹ thuật xử lý chất thải. Đối với chất thải lâm sàng, tất cả các nhân viên đều trả lời là phương pháp đốt. Đây là phương pháp mà họ cho là tốt nhất và thực tế cũng là phương pháp tốt nhất và các bệnh viện đều thực hiện theo phương pháp này. Còn đối với chất thải phóng xạ, do các bệnh viện gần như không có chất thải này nên các nhân viên đều trả lời là “không biết cách xử lý” hoặc trả lời khác là

“cô lập, trả về nơi sản xuất”. Điều này cho thấy việc nắm bắt của các nhân viên cũng có phần chưa sâu, mặc dù không có loại chất thải này, nhưng trong Quy chế 2007 đều đã đưa ra phương pháp xử lý chung tổng quát nên các cán bộ đều có thể biết được, do đó các bệnh viện cần phải thường xuyên nâng cao và trau dồi kiến thức cho nhân viên. Tương tự vậy, đối với cất thải hoá học hoặc bình khí, đa phần các nhân viên cũng không biết cách xử lý. Một số lựa chọn phương pháp đốt lại càng cho thấy hiểu biết về kỹ thuật xử lý chất thải còn quá sơ sài so với việc nắm bắt về phân loại hoặc thu gom chất thải.

Về câu hỏi số 12 là khó khăn trong công tác quản lý, xử lý chất thải của các đơn vị, đa phần các cán bộ của bệnh viện đều trả lời là thiếu nhân lực và thiếu trang thiết bị bảo hộ lao động (15/16 đối với bệnh viện Việt Nam Thụy Điển; 13/14 đối với bệnh viện đa khoa tỉnh và 6/6 với bệnh viện đa khoa thị xã Quảng Yên), một số nói rằng thiếu kiến thức về quản lý, xử lý (6/16 đối với bệnh viện Việt Nam Thụy

Một phần của tài liệu Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến quản lý chất thải rắn y tế tại một số bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh, năm 2013 (Trang 77)