Các nội dung tiêu chí đánh giá

Một phần của tài liệu Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến quản lý chất thải rắn y tế tại một số bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh, năm 2013 (Trang 51)

Các nhóm tiêu chí trong nghiên cứu này dựa theo các tiêu chí đã được xây dựng năm 2012 của Nguyễn Thị Kim Dung, gồm:

a. Nhóm tiêu chí đánh giá về công tác phân loại chất thải rắn bệnh viện: Các tiêu chí đánh giá này dựa theo Quy chế Quản lý chất thải y tế, 2007 và một số tài liệu tham khảo để xây dựng.

b. Nhóm tiêu chí đánh giá về công tác vận chuyển: Các tiêu chí đánh giá này dựa theo Quy chế Quản lý chất thải y tế, 2007; Thông tư 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn điều kiện hành

nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại và một số tài liệu tham khảo để xây dựng.

c. Nhóm tiêu chí về lưu giữ chất thải rắn bệnh viện: Các tiêu chí đánh giá này dựa theo Quy chế Quản lý chất thải y tế, 2007 và một số tài liệu tham khảo để xây dựng.

d. Nhóm tiêu chí đánh giá về hoạt động xử lý chất thải rắn y tế: Các tiêu chí đánh giá nhóm này được tham khảo và chỉnh sửa cho phù hợp từ một số tài liệu hướng dẫn trong nước (PGS. TS. Nguyễn Đức Khiển, Tạp chí môi trường đô thị Việt Nam; Th.S Nguyễn Thuý Lan Chi, Tạp chí Khoa học và ứng dụng; PGS. TS. Trần Thị Hường, Công nghệ xử lý chất thải đô thị và khu công nghiệp, 2009; Lê Thị Thu Hiền. Áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải nhằm xây dựng tiêu chí đánh giá lò đốt CTNH hiện đang áp dụng tại Việt nam. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý. Thời gian thực hiện từ 11/2010, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng (2004), "Lò đốt chất thải rắn y tế - Yêu cầu kỹ thuật", Tiêu chuẩn Việt Nam, Hà Nội.)

Các nhóm tiêu chí trên đây chỉ nhằm để đánh giá về công tác quản lý bảo vệ môi trường tại bệnh viện chứ không đánh giá về mặt kỹ thuật như tiêu chí đánh giá hệ thống xử lý nước thải, tiêu chí đánh giá về hệ thống xử lý chất thải rắn… Các tiêu chí đánh giá đó sẽ được thảo luận trong phần kết quả nghiên cứu dựa vào các kết quả khảo sát cụ thể.

Các bảng điểm đánh giá về các tiêu chí được trình bày trong phần phụ lục. Bảng dưới đây nêu lên 1 ví dụ về tiêu chí đánh giá việc phân loại chất thải rắn bệnh viện. Các tiêu chí đánh giá và các chuẩn mực được trình bày chi tiết trong phần Phụ lục.

Bảng 2.1: Một ví dụ về tiêu chí đánh giá việc phân loại chất thải rắn bệnh viện.

Nội dung tiêu chí đánh giá Trích dẫn

Tiêu chí về sử dụng mã màu sắc

- 5 điểm: Có phân loại chất thải theo các mã mầu

- 4 điểm: Có phân loại chất thải nhưng thiếu 1 mã màu hoặc vẫn còn được đựng

- 3 điểm: Chỉ có phân loại với 2 mã màu và các loại khác xếp xen lẫn

- 2 điểm: Chỉ có 1 loại màu được quy định đựng chất thải nguy hại

- 1 điểm: Chỉ sử dụng các bao bì thông thường và không có hiểu biết trong việ sử dụng bao bì mã màu

1. Màu vàng đựng chất thải lây nhiễm.

2. Màu đen đựng chất thải hoá học nguy hại và chất thải phóng xạ.

3. Màu xanh đựng chất thải thông thường và các bình áp suất nhỏ.

4. Mầu trắng đựng chất thải tái chế.

Tiêu chí về kiểu túi đựng chất thải

- 5 điểm: Phù hợp với tất cả các yêu cầu về túi đựng

- 4 điểm: Tuân thủ 3/4 quy định về túi

- 3 điểm: Tuân thủ 2/4 quy định về túi

- 2 điểm: Tuân thủ 1/4 quy định

1. Túi màu vàng và màu đen làm bằng nhựa PE hoặc PP, không dùng nhựa PVC.

2. Túi đựng chất thải y tế có thành dầy tối thiểu 0,1mm, kích thước túi phù hợp với lượng chất thải phát sinh, thể tích tối đa của túi là 0,1 m3. 3. Bên ngoài túi có đường kẻ ngang ở mức 3/4 túi và có dòng chữ “KHÔNG ĐƯỢC ĐỰNG

về túi

- 1 điểm: Không nắm bắt và thực hiện các quy định này

QUÁ VẠCH NÀY”.

4. Các túi đựng chất thải tuân theo hệ thống màu quy định tại Điều 7 của Quy chế 2007 và sử dụng đúng mục đích.

Tiêu chí về hộp đựng chất thải sắc nhọn

- 5 điểm: Hộp đựng vật sắc nhọn có đủ 9 yêu cầu theo tiêu chuẩn

- 4 điểm: Hộp đựng chỉ phù hợp với 8 yêu cầu theo tiêu chuẩn - 3 điểm: Hộp đựng chỉ phù hợp với 6 yêu cầu theo tiêu chuẩn - 2 điểm: Hộp đựng chỉ phù hợp với 4 yêu cầu theo tiêu chuẩn - 1 điểm: Hộp đựng chỉ phù hợp với 2 yêu cầu theo tiêu chuẩn

1. Thành và đáy cứng không bị xuyên thủng. 2. Có khả năng chống thấm.

3.Kích thước phù hợp. 4. Có nắp đóng mở dễ dàng.

5. Miệng hộp đủ lớn để cho vật sắc nhọn vào mà không cần dùng lực đẩy.

6. Có dòng chữ “CHỈ ĐỰNG CHẤT THẢI SẮC NHỌN” và có vạch báo hiệu ở mức 3/4 hộp và có dòng chữ “KHÔNG ĐƯỢC ĐỰNG QUÁ VẠCH NÀY”.

7. Mầu vàng.

8. Có quai hoặc kèm hệ thống cố định.

9. Khi di chuyển vật sắc nhọn bên trong không bị đổ ra ngoài.

Một phần của tài liệu Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến quản lý chất thải rắn y tế tại một số bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh, năm 2013 (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)