- Cần bổ sung mã màu trắng cho chất thải tái chế trong việc sử dụng mã màu sắc phân loại rác thải.
- Bổ sung thùng có màu trắng và thùng kim loại cho việc sử dụng thùng đựng kim loại.
- Tăng cường việc ghi biểu tượng ở các thùng đựng chất thải.
- Thực hiện đầy đủ các khâu trong việc vận chuyển chất thải y tế và chất thải nguy hại.
- Sớm có biện pháp khoa học để xử lý các loại chất thải hóa học.
3.7.2. Bệnh viện Đ k o tỉnh Quảng Ninh
- Bổ sung mã màu trắng cho chất thải tái chế trong việc sử dụng mã màu để phân loại rác thải.
- Với các túi đựng cần ghi rõ dòng chữ “không được đựng quá vạch này”. - Bổ sung thùng màu trắng và thùng kim loại trong việc đựng chất thải.
- Các hộp đựng chất thải sắc nhọn cần có biện pháp chống thấm và ghi dòng cảnh báo.
- Ghi đầy đủ các biểu tượng vào thùng đựng chất thải. - Tăng cường số lượng thùng rác cho khu vực bệnh viện.
- Trong quá trình vận chuyển chất thải phải buộc kín miệng túi.
- Nâng cấp sửa chữa khu chứa chất thải để đảm bảo đủ điều kiện lưu trữ chất thải.
3.7.3 Bện viện Đ k o tỉn T ị xã Quản Yên
- Bổ sung đầy đủ các mã màu trong việc sử dụng mã màu để phân loại rác thải.
- Với các túi đựng cần ghi rõ dòng chữ “không được đựng quá vạch này”. - Các hộp đựng chất thải sắc nhọn cần có biện pháp chống thấm và ghi dòng cảnh báo.
- Thùng đựng chất thải cần bổ sụng đầy đủ các loại thùng đựng.
- Ghi đầy đủ các biểu tượng chỉ loại chất thải vào các thùng đựng chất thải. - Cần tăng số lượng các thùng rác quanh khu vực bệnh viện.
- Tăng số lần thu gom rác thải lên 2 lần 1 ngày.
- Trong quá trình vận chuyển chất thải cần cản thận hơn để tránh việc làm rơi vãi chất thải.
- Cần có biện pháp bằng kiểm soát phương tiện vận chuyển của đơn vị vận chuyển chất thải bằng hệ thống định vị vệ tinh.
- Xây dựng thêm các buồng riêng để lưu trữ các loại chất thải.
- Cần xây dựng kế hoạch, kinh phí để có biện pháp xây dựng các hệ thống xử lý chất thải ngay tại bệnh viện để chủ động trong công tác xử lý chất thải.
3.8. Một số yếu tố liên quan đến quản lý chất thải y tế
3.8.1. Về nhân lực trực tiếp quản lý chất thải y tế
Việc trực tiếp thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải ở các bệnh viện là hộ lý các khoa, nhân viên vệ sinh của Công ty Môi trường với lực lượng khá đông.
Để thực hiện quy chế quản lý chất thải y tế, và làm tốt công tác quản lý chất thải bệnh viện, bên cạnh yếu tố về công nghệ và các điều kiện về cơ sở vật chất thì yếu tố con người rất quan trọng. Cho dù hệ thống xử lý chất thải hiện đại nhưng cán bộ, nhân viên y tế và cộng đồng không nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác quản lý chất thải và không có kiến thức về chất thải y tế và nhận thức về
các tác hại của chất thải y tế thì hệ thống đó sẽ hoạt động không hiệu quả. Sự hiểu biết đầy đủ của nhân viên y tế và các vệ sinh viện sẽ giúp họ có những kiến thức và kỹ năng thực hành đúng quy định về vệ sinh bệnh viện.
Qua kết quả nghiên cứu tại các Bệnh viện đa khoa cho thấy bệnh viện đã quan tâm tới công tác đào tạo, hướng dẫn cho nhân viên y tế và các vệ sinh viện về quy chế quản lý chất thải y tế. Kết quả nghiên cứu tại bảng 3.13 cho thấy, các bệnh viện đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn quy chế quản lý chất thải y tế cho nhân viên y tế và vệ sinh viên của bệnh viện. Đã có 65% số nhân viên y tế và vệ sinh viên được tập huấn quy chế quản lý chất thải y tế. Trong đó bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển được 75%, bệnh viện Đa khoa tỉnh được 67%, bệnh viện Đa khoa thị xã Quảng Yên được 53%. Như vậy, có thể thấy các bệnh viện chưa quan tâm đến việc tập huấn quy chế quản lý chất thải y tế cho nhân viên, với tỷ lệ được tập huấn thấp như vậy sẽ khó tránh khỏi những sai sót khi thực hiện nhiệm vụ. Với vấn đề này, bệnh viện cần phải tăng cường tập huấn, phổ biến quy chế quản lý chất thải y tế cho các vệ sinh viên; tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện quản lý chất thải y tế tại bệnh viện. Việc tập huấn sẽ phần nào giúp họ xác định rõ hơn vai trò, trách nhiệm của bản thân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn cũng như việc thực hiện quy chế bệnh viện, do vậy hầu hết họ đều thực hiện nghiêm túc việc thực hành phân loại CTYT và có trách nhiệm trong việc hướng dẫn, đôn đốc bệnh nhân thực hiện nội quy vệ sinh bệnh viện. Bảng 3.13 cho thấy kiến thức về phân loại CTYT của các nhân viên y tế và các vệ sinh viên còn kém hiểu biết chung về các phương pháp xử lý chất thải y tế nguy hại, bệnh viện Việt Nam Thụy Điển đều dẫn đầu trong số lượng cán bộ nắm bắt kiến thức với 70% và 100%. Ngược lại bệnh viện đa khoa thị xã Quảng Yên chiếm phần trăm thấp nhất trong tất cả các hạng mục, đặc biệt thấp nhất là chỉ đạt 27% trong hạng mục kiểm tra kiến thức về phân loại và 33% trong hạng mục hiểu biết chung về các phương pháp xử lý chất thải y tế nguy hại. Bệnh viện đa khoa tỉnh, tuy được đào tạo 67%, cũng chỉ đạt dưới 50% trong hạng mục kiểm tra kiến thức về phân loại và hiểu biết chung về các
các vệ sinh viên có kỹ năng thực hành phân loại CTYT, nhưng còn thiếu kiến thức về phân loại chất thải y tế theo nhóm và việc phân loại CTYT hàng ngày chủ yếu được thực hành theo kinh nghiệm và theo thói quen. Với những kiến thức chưa đầy đủ về phân loại CTYT thì việc thực hành cũng sẽ có những hạn chế nhất định. Kết quả nghiên cứu tại bảng 3.1, bảng 3.2 và bảng 3.3 về thực trạng phân loại CTYT tại các bệnh viện cũng cho thấy, ở các bệnh viện vẫn còn tình trạng sử dụng sai và thiếu mã màu dụng cụ đựng CTYT, còn để lẫn chất thải sinh hoạt với CTYT nguy hại (tuy không nhiều). Qua đó có thể thấy, việc học tập rất cần thiết đối với các vệ sinh viên, những người hàng ngày trực tiếp làm công việc phân loại chất thải y tế.
Để làm tốt công tác quản lý chất thải y tế, các Bệnh viện trên cần phải tiếp tục đào tạo, hướng dẫn quy chế quản lý CTYT cho nhân viên bệnh viện và các vệ sinh viên. Nếu kiến thức về quản lý CTYT được đồng đều kể cả trong các nhân viên y tế thì hiệu quả của công tác quản lý CTYT sẽ cao hơn, sẽ đỡ vất vả hơn cho các vệ sinh viên khi thực hiện thu gom, phân loại và vận chuyển CTYT.
Mặc dù đã biết về những tác hại của CTYT gây ra đối với người tiếp xúc, nhưng việc phòng ngừa của các nhân viên y tế và vệ sinh viên chưa được tốt, tỷ lệ bị thương tích không phải là thấp. Tại câu hỏi số 5 là: “Khi làm việc với chất thải, anh chị đã từng bị vật sắc nhọn làm bị thương?” có 2/16 cán bộ của bệnh viện đa khoa Việt Nam Thụy Điển trả lời “có, thường xuyên”. Có 12/16 cán bộ của trả lời “chưa từng bị” và 4/16 cán bộ trả lời “không tránh khỏi”. Tương tự vậy, số người trả lời không tránh khỏi chiếm 3/14 đối với bệnh viện đa khoa tỉnh và 3/6 đối với bệnh viện đa khoa thị xã Quảng Yên.
Như vậy tỷ lệ thương tích trong nhân viên y tế và vệ sinh viên ở các bệnh viện trên cần phải được quan tâm tìm hiểu nguyên nhân và cảnh báo để có biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu.
Qua kết quả nghiên cứu tại bảng 3.14 cho thấy số lượng các cán bộ tham gia trực tiếp công tác tổ chức của bệnh viện rất ít, 16 người đối với bệnh viện Việt Nam Thụy Điển, 14 người đối với bệnh viện đa khoa tỉnh và 6 người đối với bệnh viện đa khoa thị xã Quảng Yên. Đa phần các cán bộ đều phải kiêm nhiệm 2-3 công việc
cùng lúc, nhất là những công nhân làm việc trực tiếp. Ngay cả bệnh viện Việt Nam Thụy Điển là bệnh viện được đánh giá là tốt, có đội ngũ chuyên trách quản lý chất thải cũng vẫn phải kiêm nhiệm. Việc kiêm nhiệm cũng là một điều dễ hiểu và hợp lý, song tất cả trong số họ phải nắm bắt được hết các quy định đặt ra. Như vậy cần tăng cường cán bộ nhân viên cho việc tham gia công tác quản lý chất thải rắn Y tế.
3.8.2. Về trang thiết bị phục vụ thu gom rác thải
Bảng 3.1, bảng 3.2 và bảng 3.3 cho thấy các Bệnh viện đa khoa được nghiên cứu đã sử dụng các dụng cụ chuyên dùng theo mã màu quy định để thu gom, lưu chứa và vận chuyển chất thải y tế hàng ngày nhưng còn thiếu mã màu Trắng với bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển và bệnh viện Đa khoa thị xã Quảng Yên chỉ có 2 mã màu. Theo kết quả điều tra của Bộ Y tế, đến năm 1999 đã có 77 % bệnh viện được trang bị thùng, túi màu vàng để đựng CTYT nguy hại, 76% bệnh viện đã được trạng bị thùng, túi màu xanh để đựng chất thải sinh hoạt, 27% đã trang bị thùng túi màu đen để đựng chất thải hoá học và chất gây độc tế bào, 24% bệnh viện có sử dụng hộp để đựng vật sắc nhọn, 35 % bệnh viện đã trang bị xe đẩy để vận chuyển chất thải, 65% bệnh viện vận chuyển chất thải bằng quang gánh hoặc xách tay.
Trong ba Bệnh viện được nghiên cứu thì bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển là Bệnh viện đã có những điều kiện cần thiết về trang thiết bị phục vụ quản lý chất thải. Nhưng vẫn tồn tại những vấn đề không đảm bảo của cả 3 bệnh viện như: các dụng cụ, trang thiết bị phục vụ cho thu gom rác thải y tế của các bệnh viện còn thiếu và chưa đảm bảo chất lượng. Chưa ghi rõ hướng dẫn lên các bao bì, vật dụng chứa rác thải. Đồng thời một phần cũng do chưa có đủ dụng cụ đựng rác nên rác thường xuyên bị đổ đầy tràn và bị rơi vãi ra đường khi vận chuyển. Còn thiếu hộp đựng chất thải sắc nhọn theo quy cách, nhiều khoa còn phải đựng chất thải sắc nhọn vào các dụng cụ tự tạo không đảm bảo an toàn. Tình trạng này cũng khá phổ biến ở nhiều bệnh viện khác. Theo kết quả điều tra của Bộ Y tế năm 1998 có tới 88,6% bệnh viện đựng vật sắc nhọn vào các dụng cụ tự tạo như chai dịch truyền, chai nước khoáng trong số 81,25% bệnh viện đã thực hành phân loại chất thải tại chỗ; theo kết
để đựng vật sắc nhọn. Việc sử dụng các hộp tự tạo sẽ là những nguy cơ gây thương tích cho các vệ sinh viên và chính là nguyên nhân chọc thủng các túi đựng rác và làm rò rỉ nước rác ra ngoài gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động thu gom, vận chuyển rác ở bệnh viện.
Cũng như nhiều bệnh viện trong cả nước, các Bệnh viện trên còn sử dụng các túi nilon để đựng chất thải y tế, nhưng hiện chưa có nhà sản xuất nào đáp ứng được việc sản xuất ra túi theo đúng quy định đã đề ra.Các túi nilon đang dùng để đựng CTYT còn quá to và mỏng dễ bị rách khi vận chuyển và khó khi đóng bao do túi đựng quá nhiều chất thải y tế. Thực tế các túi nilon này thường xuyên bị rách do quá nặng và do vật sắc nhọn chọc thủng trong quá trình thu gom, vận chuyển và đóng bao. Hơn nữa việc sử dụng túi nilon để đựng, phân loại chất thải cũng không tốt cho việc bảo vệ môi trường do tính chất khó phân huỷ, hiện nay trên thế giới đang khuyến cáo người tiêu dùng không nên sử dụng túi nilon.
Bệnh viện đa khoa Tỉnh và bệnh viện Đa khoa Thị xã Quảng Yên chưa có nhà bảo quản lạnh để chứa rác, nên mặc dù đã được thu gom, vận chuyển hàng ngày nhưng rác vẫn phát sinh mùi hôi rất khó chịu.
Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển - Uông Bí, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh và Bệnh viện Đa khoa Thị xã Quảng Yên mặc dù vẫn còn một số vấn đề tồn tại nhưng cũng đã thực hiện khá tốt các quy chế về quản lý chất thải y tế. Các bệnh viện đã khắc phục nhiều khó khăn để thực hiện tốt công tác quản lý chất thải y tế qua kết quả điều tra về lượng CTYT nguy hại ở bệnh viện chiếm tỷ lệ thấp so với tổng lượng chất thải y tế hàng ngày của bệnh viện.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Đề tài “Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến quản lý chất thải rắn y tế tại một số Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, năm 2013” được tác giả thực hiện đã đạt được một số kết quả như sau:
1. Thực trạng công tác quản lý chất thải y tế
Về công tác quản lý CTRYT của 03 bệnh viện nghiên cứu đều đã tuân thủ thực hiện theo những quy định. Trong đó Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển, Uông Bí thực hiện tốt nhất, sau đó là bệnh viện Đa khoa Tỉnh và cuối cùng là bv Đa khoa TX Quảng Yên.
Hiểu biết của nhân viên y tế về kiến thức phân loại và sự nguy hại của chất thải y tế. Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển, Uông Bí đạt tỷ lệ cao nhất, sau đó là BV Đa khoa Tỉnh và cuối cùng là bệnh viện Đa khoa TX Quảng Yên.
Cả 03 Bệnh viện còn thiếu các dụng cụ, trang thiết bị phục vụ cho thu gom rác thải y tế và chưa đảm bảo chất lượng.
KIẾN NGHỊ
Để tăng cường hiệu quả trong công tác quả lý chất thải tại các bệnh viện thuộc tuyến tỉnh các bệnh viện cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung sau:
- Tiếp tục tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo và thực hiện tốt công tác xử lý chất thải y tế.
- Xây dựng lại hệ thống thu gom, phân loại chất thải rắn của bệnh viện. - Mua bổ sung đủ trang bị các xe, thùng đựng rác kín, có nắp đậy.
- Tập huấn định kỳ cho cán bộ, nhân viên y tế và vệ sinh viện về quy chếquản lý chất thải y tế, đảm bảo 100% nhân viên y tế và vệ sinh viên được tập huấn quy chế quản lý chất thải y tế.
- Tăng cường truyền thông giáo dục đảm bảo an toàn và phòng chống các nguy cơ do chất thải y tế đối với bệnh nhân và người nhà của bệnh nhân.
- Xây dựng cơ chế để kiểm soát chất thải y tế của bệnh viện sau khi hợp đồng với công ty môi trường đô thị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Việt Anh (2007),Trường đại học Xây dựng, Bể tự hoại và bể tự hoại cải tiến, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.
2. Đỗ Thanh Bái (2007), "Quản lý chất thải y tế-vấn đề đáng quan tâm", Tạp chí bảo vệ môi trường(9), Hà Nội, tr 28.
3. Cù Huy Đấu - Trường Đại học kiến trúc Hà Nội (2004), "Thực tiễn quản lý chất thải rắn y tế ở Việt Nam" Tuyển tập các báo cáo khoa học hội nghị môi trường Việt Nam, Hà Nội, (tr61-74).
4. Đinh Hữu Dung, Nguyễn Thị Thu, Đào Ngọc Phong, Vũ Thị Vựng và CS (2003), "Nghiên cứu thực trạng, tình hình quản lý chất thải y tế ở 6 bệnh viện