Phân tích động cung ứng thuốc tại bệnh viện nhi tỉnh hải dương năm

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện nhi tỉnh hải dương năm 2013 (Trang 47)

TỈNH HẢI DƯƠNG NĂM 2013, DỰA TRÊN MỘT SỐ CHỈ TIÊU 3.2.1 Hoạt động lựa chọn và xây dựng danh mục thuốc bệnh viện: 3.2.1.1 Quy trình lựa chọn thuốc

Lựa chọn thuốc là khâu đặc biệt quan trọng trong chu trình cung ứng thuốc của BV. Cũng như các BV khác trong cả nước việc xây dựng DMTBV của Bệnh viện Nhi Hải Dương được thực hiện dựa trên nguồn kinh phí của bệnh viện, danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc chủ yếu của Bộ Y tế, danh mục thuốc trúng thầu, phác đồ điều trị và mô hình bệnh tật của bệnh viện. Việc lựa chọn thuốc được tiến hành hàng năm. Khoa dược tổng hợp các văn bản liên quan chuyển xuống các khoa lâm sàng. Các khoa lâm sàng tiến hành lựa chọn các thuốc theo nhu cầu điều trị. Sau khi nhận được danh mục thuốc từ các khoa lâm sàng. Khoa dược tổng hợp đưa ra HĐT&ĐT để thống nhất lựa chọn và trình Giám đốc phê duyệt. Qui trình lựa chọn thuốc của Bệnh viện Nhi Hải Dương được trình bày khái quát ở hình 3.5

Hình 3.5: Sơ đồ quy trình lựa chọn xây dựng DMTBV.

giám sát

KHOA DƯỢC

Căn cứ các yếu tố:

- Nguồn kinh phí của bệnh viện, MHBT - Danh mục thuốc thiết yếu

- Danh mục thuốc chủ yếu - Danh mục thuốc trúng thầu - Phác đồ điều trị - Mô hình bệnh tật của bệnh viện - Đề nghị từ các khoa HĐT&ĐT (xem xét, sửa đổi và thông qua) GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN (phê duyệt) ban hành Đánh giá sử dụng D Dự thảo DMT Tư vấn DANH MỤC THUỐC BỆNH VIỆN

Nhận xét:

Bệnh viện rất quan tâm đến việc lựa chọn thuốc. Bệnh viện có một qui trình lựa chọn thuốc hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế, mô hình bệnh tật, phác đồ điều trị và danh mục thuốc chủ yếu, danh mục thuốc thiết yếu để lựa chọn thuốc, đảm bảo tính hiệu quả trong công tác khám, chữa bệnh.

3.2.1.2 Danh mục thuốc bệnh viện.

Kết quả khảo sát DMTBV của Bệnh viện Nhi Hải Dương được trình bày trong bảng 3.6 và 3.7

Bảng 3.7: DMT tân dược Bệnh viện Nhi Hải Dương theo nhóm tác dụng năm 2013

STT Nhóm tác dụng Số lượng

hoạt chất

Tỷ lệ %

1 Thuốc chống nhiễm khuẩn 73 26.35

2 Dung dịch điều chỉnh nước điện giải và cân bằng

acid – base 31 11.19

3 Thuốc đường tiêu hóa 30 10.83

4 Thuốc gây tê – mê 18 6.50

5 Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid 17 6.14

6 Viatmin và các chất vô cơ 17 6.14

7 Thuốc tác dụng trên đường hô hấp 14 5.05

8 Thuốc tim mạch 13 4.69

10 Thuốc tác dụng với máu 11 3.97

11 Thuốc ngoài da 6 2.17

12 Thuốc chống dị ứng và dùng trong trường hợp quá

mẫn 5 1.81

13 Thuốc giải độc và các thuốc dùng trong ngộ độc 5 1.81

14 Thuốc tẩy trùng và khử trùng 5 1.81

15 Thuốc chống virus 4 1.44

16 Thuốc chống động kinh, co giật 3 1.08

17 Insulin và nhóm hạ đường huyết 3 1.08

18 Thuốc trị ký sinh trùng 2 0.72

19 Thuốc giãn cơ - tăng trương lực cơ 2 0.72

20 Thuốc lợi tiểu 2 0.72

21 Huyết thanh và Glubolin miễn dịch 2 0.72

22 Thuốc điều trị tai, mũi, họng 1 0.36

23 Thuốc chống rối loạn tâm thần 1 0.36

24 Thuốc dùng chuẩn đoán 1 0.36

Tổng 277 100%

Nhận xét:

- Các thuốc đều nằm trong DMT chủ yếu và thuốc thiết yếu được BYT ban hành. - Nhóm thuốc có số lượng hoạt chất lớn nhất là Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn (73 loại), sau đó đến Dung dịch điều chỉnh nước

điện giải và cân bằng acid – base (31 loại); Thuốc đường tiêu hóa (30 loại); Thuốc gây tê – gây mê(18 loại)...

- Việc xây dựng DMT đa dạng về chủng loại (277 loại tân dược) nhưng cũng tập trung số lượng vào một số nhóm thuốc là phù hợp với MHBT của bệnh viện.

Tóm lại:

Bệnh viện có một qui trình lựa chọn thuốc chặt chẽ, dựa vào các yếu tố cơ bản để lựa chọn. Danh mục thuốc của bệnh viện được xây dựng hợp lý về số lượng, có khả năng đáp ứng được nhu cầu điều trị theo mô hình bệnh tật của bệnh viện.

3.2.2 Hoạt động mua sắm thuốc 3.2.2.1 Quy trình mua sắm thuốc 3.2.2.1 Quy trình mua sắm thuốc

Năm 2013, hoạt động mua thuốc của bệnh viện được thực hiện theo luật đấu thầu và thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 19 tháng 1 năm 2012, của liên Bộ Y tế, Tài chính và Quyết định của Giám đốc Sở y tế tỉnh Hải Dương. Do vậy, năm 2013, Bệnh viện Nhi Hải Dương thực hiện việc áp dụng kết quả đấu thầu của Sở y tế Hải Dương. Hoạt động mua sắm thuốc của Bệnh viện Nhi Hải Dương được mô tả tổng quát trong hình 3.6

Hình 3.6: Qui trình mua thuốc của Bệnh viện Nhi Hải Dương 3.2.2.2 Kinh phí mua thuốc

Kinh phí mua thuốc của Bệnh viện Nhi Hải Dương gồm 3 nguồn cơ bản:

- Nguồn thu trực tiếp từ đối tượng bệnh nhân không có thẻ bảo hiểm y tế và điều trị theo yêu cầu.

- Nguồn chi trả từ cơ quan BHYT.

- Nguồn ngân sách Nhà nước cấp.

- Kết quả khảo sát kinh phí và tỷ lệ kinh phí chi cho mua thuốc được trình bày tại bảng 3.7 và hình 3.5

Lựa chọn nhà cung cấp Lập dự trù mua thuốc năm 2013

Ký hợp đồng nguyên tắc

Dự trù mua thuốc hàng tháng

Mua thuốc

HĐT&ĐT

Bảng 3.8: Kinh phí cấp cho mua thuốc năm 2013 Tổng kinh phí bệnh

viện năm 2013 (đơn vị tính 1.000đ)

Chi cho mua thuốc Chi hoạt động khác Số tiền (đơn vị tính 1.000đ) Tỷ lệ % Số tiền (đơn vị tính 1.000đ) Tỷ lệ % 61.385.030 14.049.729 22,89 47.335.301 77,11

Hình 3.7: Biểu đồ tỷ lệ kinh phí chi mua thuốc năm 2013

Nhận xét:

Nguồn kinh phí của Bệnh viện Nhi Hải Dương, từ nguồn ngân sách nhà nước cấp, thu từ BHYT và thu trực tiếp từ bệnh nhân, trong năm 2013 việc chi kinh phí dành cho mua thuốc của Bệnh viện Nhi Hải Dương là 22.89% trên tổng ngân sách của bệnh viện, so với các BV khác trong cả nước là chưa hợp lý (tỷ lệ trung bình các bệnh viện trong nước từ 30-60%).

22,89%

* Nguồn mua thuốc

Năm 2013 nguồn mua thuốc của Bệnh viện Nhi Hải Dương, do công ty Dược vật tư y tế Hải Dương cung cấp theo kết quả đấu thầu do Sở y tế Hải Dương tổ chức đấu thầu chung cho các cơ sở y tế công lập trên địa bàn Hải Dương

Nhận xét:

Nguồn mua thuốc của bệnh viện được mua từ công ty Dược vật tư y tế Hải Dương cung cấp theo kết quả đấu thầu do Sở y tế Hải Dương tổ chức đấu thầu

* Nhập kho và thanh toán

Trên cơ sở hợp đồng ký kết hàng tháng các công ty cung ứng thuốc cho BV, tiến hành vận chuyển và bàn giao thuốc tại khoa dược của BV. Tất cả thuốc nhập về đều qua kiểm nhập, kiểm soát chất lượng.

- Hội đồng kiểm nhập gồm: Phó Giám đốc bệnh viện là Chủ tịch, trưởng khoa Dược là Phó Chủ tịch hội, nhân viên thống kê dược là thư ký, phụ trách phòng tài chính kế toán, thủ kho là uỷ viên.

- Việc kiểm nhập tiến hành đối chiếu hoá đơn với số lượng thực tế, hãng sản xuất, quy cách đóng gói hàm lượng, nơi sản xuất, số đăng ký, số kiểm soát, hạn sử dụng, phiếu kiểm nghiệm... Để đảm bảo chất lượng của thuốc nhập vào kho thì hội đồng kiểm nhập có thể kiểm tra bằng cảm quan ngẫu nhiên một số chủng loại, khi có nghi ngờ về chất lượng hội đồng tiến hành lấy mẫu để gửi đến trung tâm kiểm nghiệm tỉnh Hải Dương để tiến hành kiểm nghiệm... Sau đó lập biên bản kiểm nhập và có đầy đủ chữ ký của các thành viên trong hội đồng.

- Thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần làm biên bản kiểm nhập riêng theo đúng quy chế.

Sau khi nhập đầy đủ thuốc vào kho, khoa dược chuyển toàn bộ hoá đơn cho phòng tài chính kế toán để làm thủ tục thanh toán.

Tóm lại:

Hoạt động mua sắm thuốc tại bệnh viện được thực hiện theo quy trình cụ thể, hợp lý, đúng thủ tục theo các văn bản quy định. Nguồn kinh phí dành cho mua thuốc năm 2013 chiếm 22,89% so với kinh phí hoạt động của bệnh viện. Nguồn mua từ công ty Dược vật tư y tế Hải Dương đã trúng thầu năm 2013, do Sở Y tế Hải Dương tổ chức đấu thầu. Thuốc mua về được kiểm tra, kiểm nhập theo đúng quy định.

3.2.3 Hoạt động bảo quản, tồn trữ và cấp phát thuốc. * Bảo quản thuốc * Bảo quản thuốc

Điều kiện bảo quản có ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng thuốc. Chính vì vậy kho thuốc phải có điều kiện phù hợp để bảo quản thuốc, tránh các yếu tố gây hư hỏng hay làm giảm chất lượng thuốc. Qua khảo sát công tác bảo quản thuốc tại Bệnh viên nhi Tỉnh Hải Dương như sau:

Kho được trang bị khá đầy đủ các trang thiết bị bảo quản thuốc như: ẩm kế, nhiệt kế, giá, kệ, phương tiện phòng, chống cháy...

Thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần được bảo quản trong tủ riêng, có khóa chắc chắn và có ngăn riêng cho từng loại thuốc, có danh mục trong tủ thể hiện tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, dạng bào chế của từng loại thuốc.

Thuốc bảo quản trong kho luôn được kiểm tra, theo dõi về chất lượng và luôn được luân chuyển trong quá trình cấp phát. Việc cấp phát được thực hiện theo nguyên tắc thuốc nhập trước xuất trước và thuốc có hạn sử dụng ngắn cấp trước.

Mỗi khoa lâm sàng đều có một tủ thuốc trực cấp cứu. Danh mục thuốc có số lượng phù hợp với yêu cầu điều trị của từng khoa và do giám đốc bệnh viện phê duyệt, thuốc trong tủ trực các khoa luôn được luân chuyển và được khoa Dược kiểm tra hàng tháng. Vì vậy không có hiện tượng thuốc quá hạn sử dụng xảy ra.

Công tác kiểm kê được thực hiện định kỳ một tháng một lần, tổng kiểm kê hàng năm. Không có tình trạng hư hao, mất mát thuốc xảy ra.

Hàng tháng có báo cáo tồn kho trên cơ sở thống kê và tổng hợp số lượng thuốc, hoá chất, vật dụng y tế tiêu hao.

Bên cạnh những ưu điểm trên, hoạt động bảo quản thuốc còn nhiều hạn chế: Hệ thống kho chưa được xây dựng theo tiêu chuẩn về bảo quản thuốc, thiếu các trang thiết bị cần thiết, chưa có các bảng biểu về nội quy kho.

Nhận xét:

Kho thuốc chưa được xây dựng theo tiêu chuẩn quy định, thiếu một số trang thiết bị, ảnh hưởng đến hoạt động bảo quản thuốc.

* Quản lý tồn trữ

Để đảm bảo BV luôn có thuốc đáp ứng được các yêu cầu điều trị thì BV cũng tiến hành tồn trữ thuốc. Kết quả khảo sát tình hình quản lý xuất nhập tồn của khoa dược trong năm 2013 được trình bày ở bảng 3.9

Bảng 3.9: Tổng giá trị xuất, nhập, tồn của kho dược trong năm 2013

Đơn vị tính: 1000đ Tổng tiền mua thuốc Tổng tiền thuốc sử dụng Tiền thuốc tồn kho 31/12 Tiền thuốc sử dụng TB/tháng Thuốc dự trữ (tháng) 14.049.792 13.109.152 940.640 1.092.429 0,86 Nhận xét:

Lượng hàng tồn kho của khoa dược chưa đảm bảo theo hướng dẫn của BYT (kho dược phải đảm bảo lượng hàng tồn trữ từ 2-3 tháng), qua nghiên cứu số thuốc tồn của kho được chỉ đảm bảo cho điều trị gần 1 tháng. Với lượng thuốc tồn trữ như trên, rất khó khăn cho công tác khám chữa bệnh, đặc biệt khi có dịch bệnh, thiên tai thảm hoạ xảy ra.

* Cấp phát thuốc

Việc cấp phát thuốc nội trú và ngoại trú trong bệnh viện được thực hiện đúng trình tự theo như quy trình đã được HĐT&ĐT BV xây dựng, được trình bày ở hình 3.8

Hình 3.8: Quy trình cấp phát thuốc của khoa dược

* Hoạt động cấp phát thuốc nội trú

Quá trình cấp phát thuốc cho BN điều trị nội trú tại Bệnh viện Nhi Hải Dương được thực hiện theo các bước sau:

KHO CHÍNH KHO CHÍNH - Dự trù đã duyệt - Phiếu xuất, nhập ự trù đã duyệt - Thủ kho chính - Thủ kho lẻ hủ kho chính Đơn thuốc BHYT ơn thuốc BHYT - DSTH. duyệt cấp - DSTH. phát thuốc STH. duyệt cấp - Duyệt cấp - DSTH phát thuốc - ĐD lĩnh thuốc TH phát thuốc Phiếu lĩnh thuốc hợp lệ uốc hợp lệ Kho lẻ, quầy cấp phát Bệnh Bệnh nhân BHYT ngoại trú

nhân BHYT ngoại trú

Bệnh nhân nội trú có BHYT và cùng chi trả YT và cùng chi trả Nhà thuốc Bệnh viện hà thuốc Bệnh viện Khoa lâm sàng Khoa lâm sàng - BS điều trị - Y tá hành chính BS điều trị BN ngoại trú không có BHYT N ngoại trú không

Đường đi của thuốc

+ Bác sĩ kê đơn vào bệnh án từ hôm trước, điều dưỡng tổng hợp vào sổ theo dõi sử dụng và viết phiếu lĩnh, trưởng khoa ký duyệt.

+ Điều dưỡng mang phiếu lĩnh, sổ cập nhật thuốc xuống khoa dược. + Khoa dược kiểm tra ký duyệt.

+ Cán bộ khoa dược phối hợp với điều dưỡng của các khoa lâm sàng thực hiện chia thuốc đến từng bệnh nhân tại buồng bệnh.

+ Với y lệnh đột xuất lấy thuốc từ tủ thuốc trực tại các khoa.

* Hoạt động cấp phát thuốc ngoại trú

Để thuận tiện cho bệnh nhân, kho thuốc BHYT ngoại trú được bố trí ngay cạnh khoa khám bệnh. Bác sĩ khám bệnh kê đơn vào sổ và đơn thuốc, bệnh nhân thanh toán tại bộ phận tài chính theo qui định, mang phiếu lĩnh đến kho cấp thuốc ngoại trú dành cho bệnh nhân BHYT, lĩnh thuốc. Thủ kho kiểm tra phiếu lĩnh thuốc, đối chiếu với sổ khám bệnh của bệnh nhân theo đúng quy chế, phát thuốc và dặn dò bệnh nhân cách sử dụng thuốc.

Với bệnh nhân không có BHYT được bác sĩ kê đơn và mua thuốc tại Nhà thuốc bệnh viện.

Nhận xét:

Hoạt động cấp phát thuốc được thực hiện bài bản, thuận tiện cho bệnh nhân, thuốc điều trị nội trú đã được cấp phát đến tận người bệnh, thuận tiện cho việc công khai sử dụng thuốc, tránh được nhầm lẫn.

Tóm lại:

Hoạt động cấp phát được thực hiện theo đúng quy trình và nguyên tắc, thuận tiện cho người bệnh. Bên cạnh đó bệnh viện chưa thực hiện tốt việc dự trữ thuốc, công tác bảo quản thuốc, chưa đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.

3.2.4 Hoạt động giám sát sử dụng thuốc * Tình hình sử dụng thuốc trong năm 2013 * Tình hình sử dụng thuốc trong năm 2013

Tình hình sử dụng thuốc của Bệnh viện Nhi Hải Dương, trong năm 2013, tập trung phần lớn ở 4 nhóm thuốc chính: Kháng sinh, Vitamin và khoáng chất, dịch truyền và corticoid (chiếm 52,1% giá trị sử dụng), kết quả cụ thể được trình bày tại bảng 3.10

Bảng 3.10: Số tiền thuốc sử dụng trong năm 2013

TT Nhóm thuốc Giá trị (nghìn đồng) Tỷ lệ % 1 Kháng sinh 4.280.252 32.65 2 Vitamin, khoáng chất 1.924.748 14.68 3 Dịch truyền 536.995 4.09 4 Corticoid 323.412 2.47 5 Thuốc khác 6.043.745 46.11 Cộng 13 109 152 100%

Hình 3.7: Biểu đồ so sánh tỷ lệ tiền thuốc của các nhóm thuốc chính sử dụng năm 2013

46,11%

32,65%

14,68%

4,09% 2,47%

Bảng 3.11: Số thuốc nội và thuốc nhập ngoại được sử dụng năm 2013. Nguồn gốc Số thuốc Chi phí Số lượng Tỷ lệ % Số tiền (Triệu đồng) Tỷ lệ % Thuốc nội 193 65,5 4.884.625 37.26 Thuốc ngoại 97 34,5 9.224.527 62.74 Tổng 290 100,0 13.109.152 100,0 Nhận xét:

Trong DMT sử dụng BV Đa khoa Tỉnh Hải Dương năm 2013, số lượng thuốc tân dược được sản xuất trong nước cao hơn số lượng thuốc ngoại nhập. Tuy nhiên về giá trị kinh tế thì thuốc ngoại nhập lại chiếm một tỷ lệ rất cao (62,74%) so với tổng tiền thuốc sử dụng trong năm 2013. Trong MHBT của BV thì các nhóm bệnh có tỷ lệ cao: Bệnh hệ hô hấp, Bệnh hệ tiêu hoá, bệnh xuất phát từ thời kỳ sơ sinh, Bệnh hệ nhiễm trùng và ký sinh trùng. So sánh MHBT với tỷ lệ sử dụng các nhóm thuốc là hoàn toàn phù hợp. Như vậy, việc sử dụng kinh phí cung ứng thuốc của Bệnh viện Nhi Hải Dương đã đảm bảo được sự tập trung vào các bệnh có tỷ lệ

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện nhi tỉnh hải dương năm 2013 (Trang 47)