* Tình hình sử dụng thuốc trong năm 2013
Tình hình sử dụng thuốc của Bệnh viện Nhi Hải Dương, trong năm 2013, tập trung phần lớn ở 4 nhóm thuốc chính: Kháng sinh, Vitamin và khoáng chất, dịch truyền và corticoid (chiếm 52,1% giá trị sử dụng), kết quả cụ thể được trình bày tại bảng 3.10
Bảng 3.10: Số tiền thuốc sử dụng trong năm 2013
TT Nhóm thuốc Giá trị (nghìn đồng) Tỷ lệ % 1 Kháng sinh 4.280.252 32.65 2 Vitamin, khoáng chất 1.924.748 14.68 3 Dịch truyền 536.995 4.09 4 Corticoid 323.412 2.47 5 Thuốc khác 6.043.745 46.11 Cộng 13 109 152 100%
Hình 3.7: Biểu đồ so sánh tỷ lệ tiền thuốc của các nhóm thuốc chính sử dụng năm 2013
46,11%
32,65%
14,68%
4,09% 2,47%
Bảng 3.11: Số thuốc nội và thuốc nhập ngoại được sử dụng năm 2013. Nguồn gốc Số thuốc Chi phí Số lượng Tỷ lệ % Số tiền (Triệu đồng) Tỷ lệ % Thuốc nội 193 65,5 4.884.625 37.26 Thuốc ngoại 97 34,5 9.224.527 62.74 Tổng 290 100,0 13.109.152 100,0 Nhận xét:
Trong DMT sử dụng BV Đa khoa Tỉnh Hải Dương năm 2013, số lượng thuốc tân dược được sản xuất trong nước cao hơn số lượng thuốc ngoại nhập. Tuy nhiên về giá trị kinh tế thì thuốc ngoại nhập lại chiếm một tỷ lệ rất cao (62,74%) so với tổng tiền thuốc sử dụng trong năm 2013. Trong MHBT của BV thì các nhóm bệnh có tỷ lệ cao: Bệnh hệ hô hấp, Bệnh hệ tiêu hoá, bệnh xuất phát từ thời kỳ sơ sinh, Bệnh hệ nhiễm trùng và ký sinh trùng. So sánh MHBT với tỷ lệ sử dụng các nhóm thuốc là hoàn toàn phù hợp. Như vậy, việc sử dụng kinh phí cung ứng thuốc của Bệnh viện Nhi Hải Dương đã đảm bảo được sự tập trung vào các bệnh có tỷ lệ cao của BV, đồng thời cũng đáp ứng được các thuốc cho điều trị các bệnh đơn lẻ khác.
* Thông tin thuốc
Năm 2013 Bệnh viện Nhi Hải Dương đã thành lập đơn vị thông tin thuốc theo công văn số 10766/YT-ĐTr, ngày 13 tháng 11 năm 2003, hiện tại việc TTT do trưởng khoa dược thực hiện, thông tin bằng các hình thức: Thông báo trong các buổi giao ban chuyên môn, thông báo trên bảng tin,
các nội dung thông tin chủ yếu là các thông tư, quy định về quản lý và sử dụng thuốc, danh mục thuốc, thuốc mới, thuốc bị thu hồi, thuốc không được phép lưu hành, thuốc cận hạn. Vì vậy hoạt động thông tin thuốc đã đáp ứng được yêu cầu, thực hiện theo quy định theo công văn số 10766/YT-ĐTr, ngày 13 tháng 11 năm 2003.
* Hoạt động bình bệnh án
Để thực hiện tốt công tác giám sát, kê đơn sử dụng thuốc, bệnh viện đã triển khai thực hiện việc bình đơn thuốc và bệnh án. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Số lần tổ chức bình bệnh án trong năm 2013; 12 lần. - Số bệnh án được bình: 48 bệnh án.
- Thời gian trung bình 20 phút/1 bệnh án.
- Thành phần tham gia: HĐT&ĐT, các bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng trưởng khoa và điều dưỡng trưởng bệnh viện.
- Phương thức tổ chức bình bệnh án được thực hiện như sau: Phòng kế hoạch tổng hợp chọn bệnh án ngẫu nhiên trong số các bệnh án của bệnh nhân ra viện, Chủ tịch hội đồng thông qua các nội dung liên quan, các thành viên thảo luận, các ý kiến thảo luận được thư ký tổng hợp, Chủ tịch Hội đồng kết luận, báo cáo Giám đốc và công khai thông báo qua hội giao ban bệnh viện.
* Hoạt động giám sát xử lý ADR
Bệnh viện Nhi Hải Dương ban hành quyết định về việc theo dõi, xử lý và báo cáo ADR. Hiện tại tất cả các khoa lâm sàng và khoa dược bệnh viện đã có đầy đủ hệ thống sổ sách thống kê, mẫu báo cáo về theo dõi phản ứng có hại của thuốc, theo số liệu thống kê trên sổ sách trong năm 2013, công tác điều trị trong toàn bệnh viện không có phát hiện nào về phản ứng
có hại của thuốc, đây cũng là một bước tiến quan trọng trong việc sử dụng thuốc hợp lý an toàn, tuy nhiên Bệnh viện Nhi Hải Dương cũng cần phải kiểm tra lại tính xác thực của công tác theo dõi, xử lý ADR.
Tóm lại:
Hiện tại Bệnh viện Nhi Hải Dương đã thành lập đơn vị thông tin thuốc, đây là một kênh thông tin cho bác sỹ, điều dưỡng trong toàn viện. Bệnh viện đã có quy định và tổ chức bình đơn thuốc và bệnh án, với thành phần tham gia cơ bản là hợp lý, tổ chức bình bệnh án được duy trì thường xuyên hàng tháng, thời gian bình mỗi bệnh án trung bình 20 phút đã đáp ứng được yêu cầu chuyên môn. Bệnh viện đã có đầy đủ hệ thống sổ sách, mẫu báo cáo và các văn bản quy định về việc theo dõi phản ứng có hại của thuốc, tuy nhiên việc theo dõi cần phải thực hiện thường xuyên, sát sao, trung thực, chính xác.
Chương 4: BÀN LUẬN