Một số nét về tình hình cung ứng thuốc bệnh viện ở việt nam

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện nhi tỉnh hải dương năm 2013 (Trang 25)

Ở VIỆT NAM

Hệ thống cung ứng thuốc trong thời kỳ kinh tế hoạt động theo cơ chế kế hoạch tập trung, thuốc được cung ứng theo kế hoạch với giá bao cấp của nhà nước. Một bộ phận không nhỏ trong nhân dân được nhà nước bao cấp hoàn toàn về thuốc, tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống quản lý nhà nước

MÔI TRƯỜNG - Sinh thái, trình độ khoa học kỹ thuật...

- Điều kiện kinh tế- xã hội, tôn giáo, khí hậu, địa lý; Tổ chức màng lưới chất lượng dịch vụ y tế.

BỆNH VIỆN - Vị trí địa lý

- Chức năng, nhiệm vụ và loại hình bệnh viện

- Công tác quản lý

- Kỹ thuật điều trị và chẩn đoán , chất lượng, giá cả, tài chính… - Trình độ chuyên môn của thầy thuốc, thái độ đạo đức của cán bộ y tế.

NGƯỜI BỆNH - Tuổi, giới, dân tộc, văn hoá… - Điều kiện lao động - Điều kiện kinh tế - Điều kiện sinh sống - Kiến thức y tế thường thức, sự lựa chọn bệnh viện.v.v.. - Bệnh tật HÌNH BỆNH TẬT BỆNH VIỆN

và quản lý chất lượng thuốc. Mặc dù trong thời kỳ bao cấp tiêu thụ thuốc bình quân đầu người mỗi năm chỉ là 0,3 USD nhưng đã đảm bảo được nhu cầu tối thiểu trong công tác phòng, chữa bệnh và chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân. Tuy vậy tình trạng khan hiếm thuốc vẫn là một vấn đề cần quan tâm [3].

Khi nền kinh tế nước ta chuyển sang hoạt động theo cơ chế mới, nhà nước đã xoá bỏ bao cấp trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh cung ứng thuốc và xóa bỏ chế độ bù lỗ, giá cả đã phản ánh đúng giá trị của thuốc. Thuộc tính hàng hóa của thuốc đã được công nhận, nhưng đặc biệt vẫn phải nhấn mạnh thuốc cần được sử dụng an toàn, hợp lý, có hiệu quả và luôn luôn phải đảm bảo chất lượng cao [3].

Sau hơn 20 năm vận hành theo cơ chế thị trường, ngành dược nước ta cũng như các ngành kinh tế khác đã có những bước phát triển mạnh. Hệ thống cấp phát thuốc được tổ chức sắp xếp lại, mạng lưới bán lẻ thuốc được mở rộng đến tận miền núi, vùng sâu, vùng xa. Thuốc được cung cấp đủ cả về số lượng, chủng loại và đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, chấm dứt tình trạng thiếu thuốc trong những năm trước đây. Theo Cục quản lý dược Việt Nam, mức tiêu thụ thuốc bình quân đầu người tăng lên rõ rệt: năm 2008 là 16,45 USD; năm 2009 là 19,77 USD; năm 2010 là 22,25 USD; năm 2011 là 27,6 USD [1], [16].

Theo báo cáo của Cục quản lý dược Việt Nam, tính đến hết năm 2009, có 22.619 loại thuốc lưu hành trên cả nước, trong đó có 10.692 thuốc sản xuất trong nước dựa trên 503 hoạt chất và 11.923 thuốc nước ngoài với 927 hoạt chất. Chất lượng thuốc luôn được giám sát chặt chẽ với hệ thống kiểm tra chất lượng thường xuyên được củng cố ở hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước [16].

Thuốc sản xuất trong nước ngày càng đa dạng về số lượng, chủng loại, mẫu mã đẹp, công nghệ bào chế và chất lượng ngày một nâng cao. Giá

trị thuốc sản xuất trong nước liên tục tăng, năm 2008 là 715,435 triệu USD, đến năm 2009 đạt 831,205 triệu USD (tăng 16,18% so với năm 2008 ). Giá trị nhập khẩu năm 2008 là 923,288 triệu USD, đến năm 2009 đạt gần 1,2 tỷ USD (tăng 27% so với năm 2008) [16].

Thuốc sản xuất trong nước đã đáp ứng được khoảng 49% nhu cầu trong nước. Nhưng trên thực tế, trình độ sản xuất thuốc trong nước còn thấp, tình trạng thiếu vốn, kỹ thuật, công nghệ cũng như năng lực quản lý làm hạn chế khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến và trình độ quốc tế. Trong khi đó, thuốc sản xuất trong nước chủ yếu chỉ là thuốc thông thường mà khoảng 90% nguyên liệu làm thuốc phải nhập ngoại.

Các đơn vị kinh doanh cung ứng thuốc đang phấn đấu đạt tiêu chuẩn ngày càng tăng. Tính đến ngày 31/12/2009 có 98 cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP; 98 cơ sở đạt GLP và 126 doanh nghiệp đạt GSP.

* Thực trạng cung ứng thuốc trong bệnh viện

Trong sự phát triển của công tác dược nói chung, có sự đóng góp quan trọng của công tác dược bệnh viện. Các bệnh viện tiếp tục tăng cường và duy trì thực hiện tốt chỉ thị số 05/2004/CT-BYT ngày 16/4/2004 của Bộ trưởng BYT về việc chấn chỉnh công tác cung ứng, sử dụng thuốc trong bệnh viện [6]. HĐT&ĐT tăng cường năng lực can thiệp vào sử dụng thuốc hợp lý, an toàn thông qua bình đơn thuốc, bình bệnh án, triển khai thực hiện cấp phát thuốc tại khoa lâm sàng, đảm bảo đủ thuốc có chất lượng và sử dụng thuốc hợp lý, an toàn cho người bệnh. Tuy nhiên, hiện nay công tác cung ứng thuốc bệnh viện vẫn còn nhiều bất cập: công tác dược lâm sàng và thông tin thuốc chưa thật sự hiệu quả; còn xảy ra tình trạng mỗi bệnh viện một giá thuốc [26]; công tác Dược lâm sàng mới triển khai ở mức độ thông tin thuốc.

Theo báo cáo của 721 bệnh viện (27 bệnh viện trực thuộc bộ, 171 bệnh viện tỉnh, 491 bệnh viện huyện, 18 bệnh viện ngành) cho thấy: 94%

HĐT & ĐT hoạt động và duy trì tốt kết quả thực hiện chỉ thị số 05/2004/CT-BYT ngày 16/4/2004 của Bộ trưởng BYT, 97% HĐT & ĐT xây dựng DMTBV; 76% bệnh viện tổ chức đấu thầu mua thuốc, vận chuyển, kiểm nhập, cấp phát thuốc theo quy định; 98% bệnh viện cung ứng đủ thuốc cho người bệnh nội trú, không để người bệnh nội trú tự mua thuốc; 81% bệnh viện thực hành bảo quản thuốc tốt; 79% nhà thuốc bệnh viện hoặc nhà thuốc của công ty dược đặt tại bệnh viện hoạt động theo đúng quy chế hiện hành; 93% bệnh viện có theo dõi ADR; 79% bệnh viện có hoạt động thông tin thuốc trong bệnh viện [22]. Giai đoạn 2009 đến 2011, 100% các bệnh viện tuyến trung ương đã tổ chức mua sắm bằng hình thức đấu thầu rộng rãi nhưng công tác xây dựng kế hoạch và phê duyệt kế hoạch còn chậm, gây khó khăn cho các bệnh viện. Theo số liệu từ Tài khoản Y tế Quốc gia, năm 2010 tại các bệnh viện tuyến Trung ương tỷ lệ chi mua thuốc trên tổng chi thường xuyên chiếm 64,4%, trong tổng tiền mua thuốc, chi mua thuốc từ BHYT và viện phí chiếm 84,6%.

Theo báo cáo kết quả công tác khám chữa bệnh năm 2010 của Cục quản lý khám chữa bệnh –Bộ Y tế, tổng giá trị tiền thuốc sử dụng trong bệnh viện chiếm tỷ trọng 58,7% tổng giá trị tiền viện phí hàng năm trong bệnh viện, nhưng còn nhiều loại thuốc không thiết yếu được sử dụng với tỷ lệ cao, còn lạm dụng kháng sinh, vitamin, thuốc bổ trợ…[3], [4]. Theo thống kê nhiều năm cho thấy tiền thuốc sử dụng trong bệnh viện thường chiếm 60% ngân sách của bệnh viện. Việc xây dựng danh mục thuốc mặc dù đã được thực hiện ở nhiều bệnh viện nhưng vẫn còn gần 10% bệnh viện chưa xây dựng danh mục dùng trong bệnh viện, 36% (10/28) bệnh viện vẫn thường xuyên kê đơn thuốc ngoài danh mục [7], [12].

Về Công tác thông tin thuốc và dược lâm sàng, thông tin thuốc: theo Có một số bệnh viện đã có dược sĩ lâm sàng nên đơn vị TTT hoạt động khá hiệu quả [21] như: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Hữu Nghị,

Bệnh viện Saint Paul. Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên đã phân công Dược sỹ xuống làm việc tại 05 khoa lâm sàng (Nội 2, Nhi, Ngoại, Tâm thần, Thần kinh) để tư vấn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn. Tham gia hội chẩn với các khoa lâm sàng khi có yêu cầu [2]... Bên cạnh đó còn nhiều bệnh viện công tác này còn gặp nhiều khó khăn: Tại bệnh viện Châm cứu Trung ương chưa có dược sĩ lâm sàng, đơn vị TTT chỉ có một dược sĩ kiêm nhiệm, từ năm 2005-2007 mới có 1 báo cáo ADR [19]. Tại bệnh viện Đa khoa Thành phố Hải Dương chỉ thành lập với cán bộ kiêm nhiệm (có 03 dược sỹ trung học và chủ nhiệm khoa) [17]...

1.5. SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIÊN NHI HẢI DƯƠNG 1.5.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Bệnh viện Nhi Hải Dương, tỉnh Hải Dương được thành lập ngày 10 tháng 8 năm 2009 theo Quyết định số 2742/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương và chính thức đi vào hoạt động từ 01/01/2010. Gần 3 năm là quãng thời gian chưa dài song đến nay bệnh viện đã trở thành địa chỉ tin cậy của nhiều gia đình bệnh nhi trong và ngoài tỉnh với quy mô 230 giường bệnh.

Là bệnh viện Hạng II chuyên khám và chữa bệnh cho bệnh nhân nhi toàn tỉnh và khu vực lân cận.

1.5.2 Chức năng nhiệm vụ của Bệnh viện Nhi Hải Dương Cấp cứu – Khám bệnh - Chữa bệnh

Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc các bệnh viện khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú.

Có trách nhiệm giải quyết toàn bộ các bệnh tật thông thường về nội khoa và các trường hợp cấp cứu về ngoại khoa.

Tổ chức chuyển người bệnh lên tuyến khi vượt quá khả năng của bệnh viện.

Đào tạo cán bộ y tế

Bệnh viện là cơ sở thực hành cho các trường Đại học Kỹ thuật y tế hải Dương, Cao đẳng, trung học y tế.

Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong Bệnh viện và cơ sở y tế tuyến dưới để nâng cấp trình độ chuyên môn và kỹ năng quản lý chăm sóc sức khoẻ ban đầu.

Nghiên cứu khoa học về y học

Tổ chức tổng kết đánh giá các đề tài và chương trình về chăm sóc sức khoẻ ban đầu

Tham gia các công trình nghiên cứu về y tế cộng đồng và dịch tễ học trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cấp Bộ và cấp Cơ sở.

Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật.

Lập kế hoạch và chỉ đạo tuyến thực hiện các pháp đồ chẩn đoán và điều trị.

Tổ chức chỉ đạo các xã, phường thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và thực hiện các chương trình y tế địa phương.

Phòng bệnh

Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thường xuyên thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch.

Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho cộng đồng.

Hợp tác quốc tế

Tham gia các chương trình hợp tác với các tổ chức và cá nhân ở ngoài nước theo quy định của Nhà nước.

Hợp tác kinh tế y tế

Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách Nhà nước cấp và các nguồn kinh phí khác.

Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: Viện phí, bảo hiểm y tế, đầu tư của nước ngoài và các tổ chức kinh tế.

Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi ngân sách của Bệnh viện; Từng bước thực hiện hạch toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

1.6 TỔNG QUAN TÓM TẮT CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VỀ CUNG ỨNG THUỐC BỆNH VIÊN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ỨNG THUỐC BỆNH VIÊN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Trong những năm gần đây, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về hoạt động cung ứng thuốc bệnh viện. Các đề tài tập trung nghiên cứu về bốn nội dung của chu trình cung ứng thuốc trong bệnh viện như: Bệnh viện đa khoa thành phố Hải Dương[17], bệnh viện Xanh pôn Hà Nội[21], bệnh viện Nhân dân 115[25], Bệnh viện quân y 105 –Tổng cục hậu cần[22], các đề tài đã sơ bộ cho thấy trong những năm gần đây, lĩnh vực cung ứng thuốc bệnh viện đã được quản lý và chấn chỉnh ngày một tốt hơn. Tuy nhiên do đặc điểm về chức năng, nhiệm vụ, vị trí địa lý, khả năng tài chính, trình độ chuyên môn nghiệp vụ… của mỗi bệnh viện khác nhau, do đó việc cung ứng thuốc vẫn chưa được hoàn thiện theo một chu trình thống nhất, các bệnh viện đều tập trung cải tiến và hoàn thiện theo mô hình phù hợp với điều kiện kinh tế và đặc thù riêng của từng bệnh viện.

Bệnh viện Nhi Hải Dương là bệnh viện hạng II, trực thuộc Sở Y tế tỉnh Hải Dương. Từ khi thành lập đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về hoạt động cung ứng thuốc của bệnh viện. Do đó bệnh viện chưa đánh giá được thực chất hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện. Chính vì vậy, khi thực hiện đề tài này chúng tôi phân tích để đưa ra cái nhìn toàn cảnh về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng thuốc và phân tích thực trạng hoạt động cung ứng thuốc của Bệnh viện Nhi Hải Dương hiện nay, từ các kết quả nghiên cứu, đề tài sẽ đưa ra những đề xuất, kiến nghị góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện Nhi Hải Dương một cách tốt nhất.

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đề tài nghiên cứu các hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện Nhi Hải Dương như: Lựa chọn thuốc, mua thuốc, quản lý tồn trữ và cấp phát thuốc, giám sát sử dụng thuốc thông qua các đối tượng sau:

- Hội đồng thuốc và điều trị (Danh mục thuốc, thông tin thuốc). - Khoa Dược (Hoạt động cấp phát, tồn trữ, bảo quản thuốc). - Bác sĩ điều trị của bệnh viện ( Sử dụng thuốc).

- Tài chính kế toán (Các chứng từ sổ sách thanh quyết toán).

2.2 ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 2.2.1 Địa điểm nghiên cứu: 2.2.1 Địa điểm nghiên cứu:

- Đề tài được thực hiện tại: - Bộ môn Quản lý và kinh tế dược Trường Đại học Dược Hà Nội.

- Bệnh viện Nhi tỉnh Hải Dương.

2.2.2 Thời gian nghiên cứu:

- Số liệu nghiên cứu từ 01/01/2013 đến 4/2014

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1 Phương pháp nghiên cứu mô tả hồi cứu:

Hồi cứu lại cơ cấu tổ chức, nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, mô hình bệnh tật, hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị, và các vấn đề liên quan đến công tác cung ứng thuốc tại Bệnh viện Nhi Hải Dương.

Hồi cứu, nghiên cứu các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động cung ứng thuốc của bệnh viện Nhi tỉnh Hải Dương.

Hồi cứu hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện Nhi Hải Dương bao gồm: Hoạt động lựa chọn xây dựng DMTBV, hoạt động mua sắm thuốc, hoạt động bảo quản, tồn trữ, cấp phát thuốc và giám sát sử dụng thuốc.

2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu

- Thu thập số liệu về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng thuốc như

+ Báo cáo tài chính bệnh viện Nhi Hải Dương năm 2013. + Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện, khoa dược.

+ Cơ cấu tổ chức bệnh viện, khoa dược.

+ Mô hình bệnh tật, số liệu hoạt động chuyên môn.

+ Thu thập số liệu về cung ứng thuốc: Tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, đơn vị tính, nước sản xuất, hãng sản xuất, số lượng sử dụng, đơn giá cho đơn vị đóng gói nhỏ nhất.

+ Chu trình cung ứng thuốc: Lụa chọn, mua sắm, tồn trữ, cấp phát và quản lý sử dụng thuốc.

2.3.3 Phương pháp so sánh và tính tỉ trọng: - So sánh về nhân lực, về cơ sở vật chất.

- Tính tỉ trọng để phân tích các bệnh thường gặp trong mô hình bệnh tật của bệnh viện, tính tỉ trọng các loại thuốc sử dụng trong bệnh viện.

2.3.4 Trình bày và xử lý số liệu:

Sử dụng chương trình Microsoft Office, để trình bày, xử lý số liệu bằng Microsoft Office Excel và biểu diễn các kết quả bằng các bảng, biểu đồ

2.4. CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU:

2.4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng thuốc của bệnh viện nhi Hải Dương năm 2013

- Cơ cấu tổ chức, nhân lực của bệnh viện năm 2013 - Cơ cấu tổ chức, nhân lực, cơ sở vật chất của khoa dược

- Tổ chức và hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị (hđt&đt)

- Hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong năm 2013 - Mô hình bệnh tật của bệnh viện

2.4.2 Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện nhi tỉnh Hải Dương năm 2013, dựa trên một số chỉ tiêu

- Hoạt động lựa chọn và xây dựng danh mục thuốc bệnh viện

- Hoạt động mua sắm thuốc

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện nhi tỉnh hải dương năm 2013 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)