Phát triển thể lực cho người lao động

Một phần của tài liệu Phát triển nhân lực kỹ sư an toàn thông tin của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 32)

7. Kết cấu luận văn

1.6.4. Phát triển thể lực cho người lao động

Thể lực là tình trạng sức khoẻ của con người, biểu hiện ở sự phát triển bình

thường, có khả năng lao động. Đây là cơ sở quan trọng cho hoạt động thực tiễn của con người, có thể đáp ứng được những đòi hỏi về hao phí sức lao động trong quá trình sản xuất với những công việc cụ thể khác nhau và đảm bảo cho con người có khả năng học tập và lao động lâu dài. Thể lực là điều kiện tiền đề để duy trì và phát triển trí tuệ. Sức mạnh trí tuệ chỉ có thể phát huy được lợi thế khi thể lực của con người được phát triển.

Có thể nói, một yếu tố không thể thiếu đối với nguồn nhân lực chất lượng cao là sức khỏe, là thể lực. Sức khỏe ngày nay không chỉ được hiểu là tình trạng không có bệnh tật, mà còn là sự hoàn thiện về mặt thể chất lẫn tinh thần. Người lao động có sức khỏe tốt có thể mang lại năng suất lao động cao nhờ sự bền bỉ, dẻo dai. Mọi người lao động, dù lao động cơ bắp hay lao động trí óc đều cần có sức vóc thể chất tốt để duy trì và phát triển trí tuệ, để chuyển tải tri thức vào hoạt động thực tiễn, biến tri thức thành sức mạnh vật chất. Hơn nữa, cần phải có sự dẻo dai của hoạt động thần kinh, niềm tin và ý chí, khả năng vận động của trí lực trong những điều kiện khác nhau hết sức khó khăn và khắc nghiệt.

Thể lực là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến tuổi thọ và khả năng trí tuệ của con người; chỉ có một tinh thần khỏe mạnh trong một cơ thể khỏe

22

mạnh. Tổ chức Y tế thế giới cũng cho rằng, sức khỏe là trạng thái thoải mái về tâm hồn, về thể xác, về xã hội, chứ không phải đơn thuần là không bệnh tật hoặc không bị chấn thương.

Trong doanh nghiệp, phát triển thể lực cho người lao động là các biện pháp gia tăng sức khỏe, tuổi thọ, độ dẻo dai của thần kinh và cơ bắp nhằm đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu của quá trình sản xuất trên những dây chuyền công nghệ cao, phức tạp hay những công việc nặng nhọc, nguy hiểm diễn ra liên tục và kéo dài. Quan tâm đến thể lực người lao động có ý nghĩa quan trọng hỗ trợ tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm, giảm chi phí giá thành và an toàn lao động. Để nâng cao thể lực nguồn nhân lực, người quản lý cần nghiên cứu đặc thù sản xuất kinh doanh của mình để từ đó xây dựng tiêu chuẩn sức khỏe cho từng khâu, từng công việc. Việc đó là cơ sở để thực hiện tuyển dụng, chăm sóc, theo dõi, bồi dưỡng sức khỏe cho kỹ sư ATTT cũng như làm cơ sở cho việc bố trí công việc hợp lý.

Một phần của tài liệu Phát triển nhân lực kỹ sư an toàn thông tin của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)