Triển khai đào tạo nhân lực kỹ sư ATTT

Một phần của tài liệu Phát triển nhân lực kỹ sư an toàn thông tin của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 90)

7. Kết cấu luận văn

4.4.3 Triển khai đào tạo nhân lực kỹ sư ATTT

Để đáp ứng về số lượng, nâng cao chất lượng và chuẩn hóa trình độ, kiến thức, kỹ năng ATTT cho đội ngũ nhân lực kỹ sư ATTT, tác giả đề xuất lộ trình đào tạo kỹ sư ATTT gồm các hoạt động chính như sau:

(1) Tổ chức đào tạo kỹ sư ATTT hệ chính quy dài hạn để đáp ứng nhu cầu về kỹ sư ATTT chất lượng cao.

(2) Song song với việc đào tạo kỹ sư ATTT hệ chính quy dài hạn, cần tổ chức đào tạo chuyển đổi cấp bằng 2 cho các đối tượng đã có bằng kỹ sư CNTT hoặc ĐTVT để cung cấp các kiến thức nền tảng và chuyên sâu về ATTT cho các đối tượng này nhằm góp phần nhanh chóng hình thành đội ngũ kỹ sư ATTT đủ năng lực đáp ứng nhu cầu thực tế.

(3) Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn về ATTT nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng và cập nhật công nghệ mới cho các cán bộ đang làm nhiệm vụ đảm bảo ATTT trong các cơ quan, tổ chức, DN. Việc bồi dưỡng nâng cao kiến

80

thức, kỹ năng có thể thực hiện thông qua các khóa đào tạo cấp chứng chỉ quốc tế về ATTT, việc cập nhật kiến thức kỹ thuật, công nghệ và nâng cao kỹ năng về ATTT có thể thực hiện thông qua các khóa bồi dưỡng kiến thức ngắn hạn.

4.4.3.1 Đào tạo kỹ sư chuyên ngành ATTT

Hoạt động đào tạo kỹ sư chuyên ngành ATTT nhằm trang bị các kiến thức, kỹ năng nền tảng và chuyên sâu về ATTT cho người học. Cũng thông qua chương trình đào tạo kỹ sư ATTT bậc đại học, sinh viên được trang bị các phương pháp nghiên cứu, phương pháp tuy duy sáng tạo, phương pháp làm việc hiệu quả để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho các hệ thống thông tin và tiếp tục nâng cao trình độ sau khi ra trường.

Đào tạo kỹ sư ATTT là hoạt động quan trọng đảm bảo đáp ứng nhu cầu về nhân lực kỹ sư ATTT của các Bộ, ngành, địa phương như đã nêu tại phần đầu của chương này.

Để sớm hình thành đội ngũ kỹ sư ATTT cần tiến hành đồng thời hai loại hình đào tạo kỹ sư ATTT, bao gồm: đào tạo kỹ sư hệ chính quy cho đối tượng sinh viên ngành CNTT hoặc điện tử viễn thông, đào tạo chuyển đổi cấp bằng hai kỹ sư, cử nhân ATTT cho đối tượng đã tốt nghiệp đại học ngành CNTT hoặc điện tử viễn thông.

Trong thời gian trước mắt, nhiệm vụ đào tạo kỹ sư ATTT chủ yếu được giao cho các cơ sở đào tạo trọng điểm về ATTT. Chính phủ cần đầu tư để đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho các cơ sở đào tạo thực hiện nhiệm vụ được giao như đã trình bày ở phần trước. Bộ Giáo dục và Đào tạo căn cứ vào năng lực của các cơ sở đào tạo, hàng năm giao chỉ tiêu đào tạo kỹ sư ATTT phù hợp cho từng cơ sở đào tạo đảm bảo thực hiện được mục tiêu đã đặt ra.

Nhằm xây dựng đội ngũ kỹ sư ATTT chất lượng cao, đóng vai trò là lực lượng tinh nhuệ đảm bảo an toàn cho các hệ thống thông tin trọng yếu quốc gia, tác giả đề xuất triển khai trương trình đào tạo kỹ sư ATTT chất lượng cao tại các cơ sở đào tạo trọng điểm về ATTT. Để thực hiện nhiệm vụ này, hàng năm mỗi cơ sở đào tạo trọng điểm về ATTT được phân bổ 80 chỉ tiêu đào tạo kỹ sư, cử nhân ATTT hệ chính quy chất lượng cao và đào tạo chuyển đổi cấp bằng hai ATTT chất lượng cao.

81

Để thu hút sinh viên giỏi vào học lớp kỹ sư ATTT chất lượng cao cần có cơ chế ưu đãi, hỗ trợ về học phí và cấp học bổng cho các đối tượng này.

Để đảm bảo chất lượng đào tạo kỹ sư ATTT chất lượng cao, đối tượng được tuyển chọn vào học lớp kỹ sư ATTT hệ chính quy phải đáp ứng các yêu cầu sau: điểm trúng tuyển đại học nằm trong số 50% thí sinh có điểm trúng tuyển cao nhất; có điểm trung bình các môn học cơ sở và cơ bản thuộc ngành CNTT, ĐTVT đạt loại khá trở lên. Đối tượng được tuyển chọn vào học lớp chuyển đổi cấp bằng hai về ATTT chất lượng cao phải đáp ứng các yêu cầu sau: tốt nghiệp đại học ngành ngành CNTT hoặc ĐTVT loại khá trở lên. Điều kiện để một sinh viên tiếp tục học lớp kỹ sư, cử nhân ATTT chất lượng cao là điểm trung bình đạt khá trở lên. Điểm thi kết thúc các môn chuyên ngành đạt từ 7 trở lên. Ngoài các điều kiện về học lực như đã nêu trên, đối tượng được tuyển chọn học lớp kỹ sư ATTT cần có tư cách đạo đức tốt và phải cam kết sẽ làm việc trong các cơ quan nhà nước nếu được yêu cầu.

4.4.3.2 Đào tạo ngắn hạn nâng cao kiến thức kỹ năng cho nhân lực kỹ sư ATTT

Việc tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn về ATTT nhằm mục đích thường xuyên bồi dưỡng cập nhật, nâng cao kiến thức và kỹ năng về ATTT cho đội ngũ nhân lực đang làm về ATTT trong các cơ quan, tổ chức, DN.

Về cách thức tổ chức nhiệm vụ này, tác giả đề xuất triển hoạt động đào tạo ngắn hạn về ATTT ở hai phạm vi, cụ thể như sau:

- Bộ TTTT xây dựng và triển khai dự án hỗ trợ tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn về ATTT cho các cán bộ nòng cốt ở các Bộ, ngành, địa phương và một số tổ chức DN trọng yếu của quốc gia. Đối tượng tham gia các kháo đào tạo này chủ yếu là cán bộ của các Sở TTTT, Trung tâm thông tin tại các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương, các đơn vị chuyên trách về CNTT tại các Bộ và cơ quan trung ương, các đơn vị chuyên trách về ATTT của các tổ chức tài chính, ngân hàng và các tổng công ty, tập đoàn kinh tế của nhà nước.

- Các Bộ, ngành, địa phương tổ chức các kháo đào tạo ngắn hạn về ATTT cho các cán bộ, công chức thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, địa phương mình. Đối tượng tham

82

gia các khóa học này là các cán bộ làm CNTT, ATTT tại các UBND quận, huyện, sở ngành ở các địa phương, các đơn vị chức năng tại các Bộ và cơ quan trung ương.

Nội dung đào tạo:

Trên cơ sở kết quả khảo sát nhu cầu đào tạo kỹ sư ATTT, tác giả đề xuất tổ chức 03 loại khóa đào tạo ngắn hạn về ATTT bao gồm: Khóa về đào tạo nâng cao kỹ năng về ATTT, khóa đào tạo lấy chứng chỉ quốc tế về ATTT, Khóa đào tạo bồi dưỡng kiến thức về ATTT cho cán bộ quản lý. Nội dung chính của các khóa học như sau:

- Khóa về đào tạo nâng cao kỹ năng về ATTT, dự kiến đào tạo trong 05 ngày/lớp, trong đó nội dung đào tạo hướng đến 04 nhóm chuyên gia sau:

+ Nhóm chuyên gia quản lý ATTT gồm các chuyên gia về: 1) Quản lý ATTT cấp cao như CISO (Chief Information Security Officer), CSO (Chief Security Officer); 2) Hệ thống quản lý ATTT; 3) Quản trị hệ thống thông tin (hệ điều hành, ứng dụng); 4) Quản trị an toàn mạng và hạ tầng mạng; 5) Chuyên gia pháp luật, chính sách và các biện pháp đảm bảo ATTT.

+ Nhóm chuyên gia kỹ thuật phòng thủ, chống tấn công gồm các chuyên gia về: 1) Kỹ thuật tấn công và chống tấn công mạng, chống khủng bố, chống chiến tranh mạng; 2) Phân tích mã độc, phòng chống mã độc và phần mềm gián điệp; 3) Ứng cứu xử lý sự cố ATTT; 4) Kiểm tra, giám sát và phân tích hệ thống, dò quét lỗ hổng bảo mật; 5) Phân tích sự cố ATTT; 6) Điều tra, thu thập thông tin sự cố và chứng cứ điện tử; 7) Giám sát, lọc nội dung thông tin trên mạng; 8) Theo dõi, kiểm soát luồng thông tin trên mạng.

+ Nhóm chuyên gia kỹ thuật bảo vệ an toàn hệ thống và ứng dụng gồm các chuyên gia về: 1) Mã hóa, che dấu và bảo mật nội dung thông tin; 2) Chữ ký số, nhận dạng, xác thực; 3) Tích hợp hệ thống ATTT; 4) Tư vấn, thiết kế, xây dựng hệ thống mạng an toàn; 5) Lập trình đảm bảo an toàn (ứng dụng Web, cổng thông tin điện tử); 6) Đảm bảo an toàn hệ thống viễn thông, mạng di động, mạng không dây; 7) Đảm bảo an toàn giao dịch điện tử, thanh toán trực tuyến, thương mại điện tử; 8) Đảm bảo an toàn cơ sở dữ liệu.

+ Nhóm chuyên gia kỹ thuật kiểm tra, đánh giá ATTT gồm các chuyên gia về: 1) Tư vấn hợp chuẩn ATTT; 2) Phân tích, quản lý rủi ro, duy trì hoạt động hệ

83

thống thông tin; 3) Đánh giá an toàn hệ thống và sản phẩm công nghệ thông tin; 4) Kiểm tra, đánh giá an toàn ứng dụng Web và cổng thông tin điện tử.

- Khóa đào tạo lấy chứng chỉ quốc tế về ATTT, dự kiến đào tạo 13 ngày/1 chứng chỉ, trong đó ưu tiên đào tạo theo các chứng chỉ quốc tế phát triển trên cơ sở các chuẩn mở, phần mềm mã nguồn mở và một số chứng chỉ của các hãng công nghệ nổi tiếng trên thế giới được liệt kê trong bảng sau:

Bảng 4.3 Các chứng chỉ quốc tế về ATTT

TT Tên hãng Các chứng chỉ

1 ISC2 CISP, SSCP, CAP,...

2 EC-Council CEH, CHFI, ECSA,...

3 ISACA CISA, CISM,...

4 Linux LPI...

5 CompTIA CompTIA A+, CompTIA CDIA+, CompTIA CTP+,

CompTIA Network+, CompTIA Security+,...

6 Microsoft MCSA Security, MCSE Security,...

7 Cisco CCNA Security, CCNP Security,...

8 Checkpoint CCSPA, CCSA, CCSE, CCMSE, CCMA,...

9 RSA Security RSA/CA, RSA/CSE,...

10 Symantec SCSP, SCSE,...

(Nguồn: Báo cáo nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ 2013 - Vụ Công nghệ Thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông)

- Khóa đào tạo kiến thức về ATTT cho cán bộ quản lý, trong đó hướng đến đào tạo nhận thức tầm quan trọng của ATTT cho các cán bộ là lãnh đạo tại các cơ quan nhà nước, tổ chức, DN (dự kiến 02 ngày/lớp).

Về hình thức triển khai, để phù hợp với cơ chế tài chính hiện tại, tác giả đề xuất như sau:

- Nhiệm vụ đào tạo ngắn hạn cho cán bộ nòng cốt về CNTT, ATTT tại các Bộ, ngành, địa phương triển khai theo hình thức dự án đầu tư, kinh phí được ngân sách trung ương đảm bảo, do Bộ TTTT làm chủ đầu tư.

84

- Giao cho các Bộ, ngành, địa phương chủ trì nhiệm vụ tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn về ATTT mở rộng cho cán bộ công chức tại cơ quan địa phương mình. Hàng năm, các Bộ ngành, địa phương căn cứ vào nhu cầu đào tạo về ATTT tại Bộ, ngành, địa phương mình để lập kế hoạch đào tạo và đăng ký kinh phí từ nguồn dành cho hoạt động đào tạo cán bộ, công chức để triển khai thực hiện kế hoạch.

Một phần của tài liệu Phát triển nhân lực kỹ sư an toàn thông tin của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)