Phát triển trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Phát triển nhân lực kỹ sư an toàn thông tin của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 28)

7. Kết cấu luận văn

1.6.2. Phát triển trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Phát triển trình độ chuyên môn nghiệp vụ là nội dung quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nhân lực. Trong xu thế phát triển nhanh của tiến bộ khoa học và công nghệ như hiện nay, người lao động cần phải được trang bị ngày càng cao những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, nó là cơ sở nền tảng để nâng cao kỹ năng làm việc, sự hiểu biết cần thiết cho quá trình lao động đạt hiệu quả cao. Để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cần thực hiện các kế hoạch, chương trình đào tạo ngắn hạn và dài hạn, tự học nhằm bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho các kỹ sư ATTT và người quản lý.

18

Để có thể tham gia vào công việc cũng như để đạt được hiệu quả công việc, người lao động cần phải có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nhất định. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một cá nhân là toàn bộ những năng lực (kiến thức, kỹ năng, thái độ - hành vi) về một lĩnh vực cụ thể. Sự phối hợp những năng lực đó hợp thành tổng thể thống nhất cho phép thực hiện một số công việc hoặc nhiệm vụ cụ thể cho một phạm vi nghề nghiệp nhất định. Trình độ chuyên môn giúp người lao động nâng cao vị thế của mình, đồng thời giúp họ tạo lập vị thế trong xã hội.

Nâng cao trình độ kiến thức cho nhân lực là cách trang bị cho người lao động những kiến thức mới, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật người lao động. Trình độ kiến thức bao gồm kiến thức tổng hợp, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật, kiến thức đặc thù cần thiết để đảm đương các chức vụ trong quản lý, kinh doanh và các hoạt động khác. Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ yêu cầu người lao động phải có trình độ học vấn cơ bản, trình độ chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng lao động tốt, để có thể tiếp thu và áp dụng công nghệ mới. Vì vậy, trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực chỉ có thể có được thông qua đào tạo. Và, ngược lại, đào tạo phải đáp ứng được yêu cầu này.

Phát triển, nâng cao trình độ chuyên môn là nội dung quan trọng trong việc đào tạo và nâng cao chất lượng nhân lực. Nó giúp tổ chức có một đội ngũ người lao động có đủ năng lực cần thiết để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức cần thực hiện các kế hoạch, chương trình đào tạo ngắn hạn, dài hạn nhằm bồi dưỡng nâng cao và cập nhật kiến thức cho mọi đối tượng kỹ sư ATTT và nhà quản lý.

Trong thời đại khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, để phát triển kinh tế của đất nước và tạo điều kiện cho các tổ chức vượt qua được thách thức, tận dụng cơ hội, thắng thế trong cạnh tranh thì nhu cầu về nhân lực chất lượng cao được đặt ra vô cùng cấp bách. Do đó, đào tạo là một hoạt động của quản lý và phát triển nhân lực , nó giữ vai trò chiến lược quan trọng.

Thực hiện quá trình đào tạo và phát triển nhân lực trong doanh nghiệp nhằm mục đích là chú trọng nâng cao năng lực của kỹ sư, đảm bảo cho kỹ sư ATTT trong

19

doanh nghiệp, tổ chức có kỹ năng, trình độ lành nghề cần thiết để hoàn thành tốt công việc được giao và tạo điều kiện cho kỹ sư ATTT được phát triển tối đa các năng lực cá nhân. Các doanh nghiệp khi áp dụng chương trình đào tạo hướng nghiệp và đào tạo cho kỹ sư ATTT mới nhằm xác định năng lực thực tế của kỹ sư ATTT và giúp kỹ sư ATTT làm quen với công việc của doanh nghiệp. Đồng thời các doanh nghiệp cũng thường lập các kế hoạch đào tạo, huấn luyện và đào tạo lại kỹ sư ATTT mỗi khi có sự thay đổi về nhu cầu sản xuất kinh doanh hoặc quy trình công nghệ kỹ thuật.

Cùng với sự phát triển không ngừng của sự hợp tác và cạnh tranh quốc tế, công nghệ tiên tiến và những áp lực về kinh tế, xã hội thì nhu cầu đào tạo và phát triển kỹ sư ATTT trong các doanh nghiệp cũng tăng lên nhanh chóng. Đào tạo được coi là yếu tố cơ bản nhằm đáp ứng các mục tiêu chiến lược của tổ chức. Hiện nay, chất lượng kỹ sư ATTT đã trở thành một trong những lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất của các doanh nghiệp. Thực tế chứng minh rằng đầu tư vào nguồn nhân lực có thể đem lại hiệu quả cao hơn so với việc đầu tư đổi mới trang thiết bị kỹ thuật và các yếu tố khác của quá trình kinh doanh.

Các phương pháp đào tạo và phát triển nhân lực hiện nay rất phong phú và đa dạng, phù hợp với từng đối tượng. Có thể kể ra một số hình thức đào tạo như sau:

- Đào tạo tại chỗ

- Đào tạo tập trung dài hạn - Đào tạo học nghề

- Đào tạo xa nơi làm việc

- Đào tạo bồi dưỡng và huấn luyện ngắn hạn

- Đào tạo theo các hội nghị, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nước Mục đích của vấn đề đào tạo và phát triển nhân lực :

- Cập nhật các kỹ năng, kiến thức mới cho kỹ sư ATTT giúp họ có thể áp dụng thành công các thay đổi công nghệ, kỹ thuật trong doanh nghiệp.

20

- Đào tạo và phát triển thông qua việc áp dụng các phương pháp quản lý phù hợp với những thay đổi, cải tiến về quy trình công nghệ, kỹ thuật và môi trường kinh doanh giúp doanh nghiệp tránh được tình trạng quản lý lỗi thời.

- Đào tạo và phát triển giúp các nhà quản lý giải quyết các vấn đề tổ chức, các vấn đề mâu thuẫn, xung đột trong các mối quan hệ con người tồn tại trong tổ chức, đề ra các chính sách về quản lý nguồn nhân lực của doanh nghiệp có hiệu quả. - Kỹ sư ATTT mới thường gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ trong những ngày đầu làm việc trong tổ chức, doanh nghiệp. Vì vậy, các chương trình hướng dẫn công việc, định hướng công việc đối với kỹ sư ATTT mới sẽ giúp họ thích ứng nhanh với môi trường làm việc trong doanh nghiệp.

- Công tác đào tạo và phát triển giúp cho kỹ sư ATTT có được những kỹ năng cần thiết tạo cơ hội thăng tiến cho họ. Đây cũng là bước chuẩn bị một đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn kế cận giỏi và chuyên nghiệp làm việc trong doanh nghiệp.

- Qua quá trình đào tạo và phát triển kỹ sư ATTT sẽ được trang bị cho mình những kỹ năng chuyên môn cần thiết, tự tin, chủ động trong công việc của mình. Điều này kích thích kỹ sư ATTT thực hiện công việc tốt hơn, đạt được nhiều thành tích tốt hơn trong công việc, đem lại cho họ nhiều cơ hội thăng tiến hơn.

Một phần của tài liệu Phát triển nhân lực kỹ sư an toàn thông tin của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)