7. Kết cấu luận văn
1.6.3. Phát triển kỹ năng làm việc
Bên cạnh sự quan trọng cần thiết của trình độ chuyên môn thì kỹ năng của người lao động cũng có một vai trò rất thiết thực. Kỹ năng của người lao động là sự thành thạo, tinh thông về các thao tác, động tác, nghiệp vụ trong quá trình hoàn thành một công việc cụ thể nào đó. Những kỹ năng sẽ giúp cho người công nhân đó hoàn thành tốt công việc của mình, quy định tính hiệu của của công việc.
Kỹ năng nghề nghiệp là sự hiểu biết về trình độ thành thạo tay nghề và những kinh nghiệm, mức độ tinh xảo trong việc thực hiện các công việc. Kỹ năng là khả năng áp dụng các kỹ thuật, phương pháp và công cụ để gải quyết công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tùy từng đặc điểm ngành nghề, kỹ năng đó là ứng dụng quy trình quy phạm; ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến, hiện đại; kỹ năng xử lý, quản lý công việc; kỹ năng làm việc nhóm... Sự rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm thực tiễn, sẽ giúp con người nâng cao trình độ kỹ năng nghề nghiệp.
21
Nâng cao kỹ năng là một trong những yếu tố tạo động lực làm việc cho kỹ sư ATTT, quyết định hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. Sự rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm thực tiến, kết hợp với tư duy sáng tạo sẽ giúp con người nâng cao kỹ năng trong lao động. Bởi lẽ, dù đạt được một trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao nhưng thiếu đi kỹ năng cần thiết, người lao động không thể hoàn thành một cách có hiệu quả quá trình lao động sản xuất của mình trong thực tiễn.
Việc nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho nguồn nhân lực của doanh nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó hỗ trợ tối đa hiệu quả làm việc cho người lao động, giảm áp lực công việc cho cán bộ quản lý, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.