Tăng cường năng lực đào tạo chuyên ngành ATTT

Một phần của tài liệu Phát triển nhân lực kỹ sư an toàn thông tin của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 83)

7. Kết cấu luận văn

4.4.2 Tăng cường năng lực đào tạo chuyên ngành ATTT

Để nhanh chóng có được một số cơ sở đào tạo đủ năng lực đào tạo được các kỹ sư ATTT chất lượng cao, nhà nước cần lựa chọn một số cơ sở đào tạo có tiềm năng để đầu tư phát triển thành các cơ sở đào tạo trọng điểm về ATTT của Việt Nam. Các cơ sở được lựa chọn cần đáp ứng một số điều kiện nhất định về năng lực đào tạo để vốn đầu tư của nhà nước bỏ ra là ít nhất và sớm phát huy hiệu quả. Cụ thể, việc lựa chọn cơ sở đào tạo để phát triển thành cơ sở đào tạo trọng điểm về ATTT có thể sử dụng một số tiêu chí sau:

- Là các trường mạnh về đào tạo ngành CNTT và ĐTVT: hàng năm đào tạo được số lượng lớn kỹ sư CNTT, ĐTVT, các kỹ sư CNTT, ĐTVT đào tạo ở đây được các DN sử dụng lao động đánh giá cao;

- Có đội ngũ giảng viên CNTT, ĐTVT đông đảo đảm bảo trình độ cao, được đánh giá thông qua các con số về: số lượng giảng viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, giáo

73

sư, Phó Giáo sư, số lượng giảng viên được đào tạo ở nước ngoài, số các công trình nghiên cứu, các bài báo được công bố trên các tạp chí khoa học công nghệ có uy tín trong và ngoài nước, số sinh viên được giải cao trong các kỳ thi về CNTT, ATTT…

- Có chương trình đào tạo ngành CNTT, ĐTVT tiên tiến: chương trình, nội dung đào tạo được đổi mới cập nhật thường xuyên, khai thác các chương trình đào tạo của nước ngoài, có các chương trình hợp tác đào tạo với các trường có uy tín ở nước ngoài về CNTT.

- Có cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng thí nghiệm, thư viện hiện đại đáp ứng yêu cầu hoạt động đào tạo và nghiên cứu các ngành CNTT và ĐTVT.

Với các cơ sở đào tạo đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên, Nhà nước chỉ cần đầu tư vào một số nội dung sau:

- Đầu tư đào tạo đội ngũ giảng viên ATTT;

- Đầu tư xây dựng chương trình đào tạo kỹ sư ATTT;

- Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm phục vụ hoạt động đào tạo nghiên cứu về ATTT.

4.4.2.1 Đầu tư đào tạo đội ngũ giảng viên về ATTT

Để đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực kỹ sư ATTT như đã nêu ở phần đầu đề tài (đến năm 2015 cần tuyển sinh đào tạo được khoảng 3.000 kỹ sư, cử nhân ATTT, đến năm 2020 cần tuyển sinh đào tạo được khoảng 8.000 kỹ sư, cử nhân ATTT), căn cứ các quy định về tỷ lệ sinh viên/giảng viên tại Thông tư số 57/2011/TT- BGDĐT ngày 02/12/2011 của Bộ GD&ĐT quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp, tác giả đã tổng hợp số liệu để xác định số lượng giảng viên ATTT có trình độ thạc sĩ và tiến sĩ cần đào tạo như sau:

- Đến năm 2015, cần đào tạo 90 giảng viên về an toàn, an ninh thông tin, trong đó có 30 tiến sĩ và 60 thạc sĩ.

- Đến năm 2020, cần đào tạo 240 giảng viên về ATTT, trong đó có 80 tiến sĩ và 160 thạc sĩ.

Việc phát triển đội ngũ giảng viên ATTT trong các trường đại học có thể tiến hành đồng thời dười nhiều hình thức, trong bối cảnh trong nước chưa có các trường

74

đào tạo chuyên ngành ATTT trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, trước mắt cần chú trọng việc thu hút các giảng viên được đào tạo đúng chuyên ngành ATTT ở nước ngoài đồng thời lựa chọn các giảng viên ngành CNTT, ĐTVT để cử đi đào tạo bồi dưỡng nâng cao kiến thức, trình độ về ATTT ở các cơ sở đào tạo về ATTT có uy tín của nước ngoài.

Để sớm có được đội ngũ giảng viên ATTT đạt trình độ quốc tế cần ưu tiên bố trí kinh phí từ các chương trình, dự án đào tạo tại nước ngoài bằng ngân sách nhà nước (đặc biệt là Đề án 911, Đề án 356 và các đề án bổ sung, sửa đổi của Đề án 356) và dành học bổng từ các chương trình đào tạo ở nước ngoài theo các Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và các nước, các tổ chức quốc tế để đào tạo giảng viên và kỹ sư ATTT. Việc thực hiện giải pháp này cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Chuẩn bị tốt để đảm bảo các đối tượng tham gia đáp ứng các điều kiện, yêu cầu của các chương trình đào tạo tiến sĩ và thạc sĩ ở nước ngoài về trình độ ngoại ngữ và chuyên môn như:

+ Ngoại ngữ: TOEFL từ 550, IELTS từ 6.0 trở lên.

+ Chuyên môn: có các điểm thi đánh giá năng lực học sau đại học như GRE, GMAT... hoặc/và đề xuất nghiên cứu được chấp nhận, hoặc/và thông qua kỳ phỏng vấn xét tuyển của cơ sở đào tạo nước ngoài. Có chuyên ngành học đại học, sau đại học sát với chuyên ngành ATTT.

+ Có sức khỏe và cam kết phục vụ lâu dài trong các trường đại học, cao đẳng sau khi được đào tạo.

- Các cơ sở đào tạo về ATTT cần xây dựng kế hoạch, nhu cầu đào tạo giảng viên theo kế hoạch cụ thể cho từng năm. Trong kế hoạch này, các trường cần xác định tên các trường đối tác ở nước ngoài sẽ cử giảng viên sang đào tạo, số lượng dự kiến cử đi tại mỗi trường hàng năm. Các trường sẽ kí thỏa thuận với các trường đối tác nước ngoài để cử giảng viên đi đào tạo với những điều kiện ưu đãi, cam kết cụ thể của mỗi bên, hướng mục tiêu duy trì quan hệ hợp tác phát triển lâu dài thông qua đào tạo giảng viên ban đầu. Đồng thời vẫn cho phép các cá nhân giảng viên tự liên hệ với những trường tốt hơn để được tiếp nhận đào tạo. Đối với các trường còn hạn chế về khả năng hợp tác quốc tế hay chưa có trường đối tác nước ngoài, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần hỗ trợ tìm kiếm và kết nối các đối tác tiềm năng.

75

- Để đảm bảo thuận lợi cho việc cử giảng viên ATTT đi đào tạo ở nước ngoài cũng cần sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị liên quan gồm:

+ Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài, đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức đại diện cho các trường đại học của nước ngoài, các tổ chức giáo dục quốc tế là các cơ quan đầu mối hỗ trợ việc tuyển chọn, tiếp nhận và quản lý quá trình đào tạo của nghiên cứu sinh Việt Nam trong thời gian ở nước ngoài một cách có tổ chức, đảm bảo chất lượng tuyển chọn và đào tạo.

+ Cục Đào tạo với nước ngoài của Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các trường đại học, cao đẳng, các nhóm trường đối tác nước ngoài, các cơ quan đầu mối khác thực hiện các nội dung liên quan đến việc tuyển chọn và làm các thủ tục cần thiết cử nghiên cứu sinh đi đào tạo ở nước ngoài, thực hiện công khai, minh bạch, thuận lợi cho các cơ quan điều phối cũng như cho bản thân người đi học.

- Để đảm bảo chất lượng đào tạo, việc lựa chọn các trường ĐH nước ngoài để cử giảng viên đến đào tạo cần được lựa chọn trên cơ sở đảm bảo các tiêu chí: có uy tín về chất lượng đào tạo về CNTT và ATTT; thuộc các nước có nền CNTT phát triển mạnh, có quan hệ tốt đẹp với Việt Nam trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học công nghệ.

4.4.2.2 Đầu tư xây dựng chương trình đào tạo kỹ sư ATTT và nâng cấp cơ sở vật chất, phục vụ hoạt động đào tạo nghiên cứu về ATTT

- Xây dựng chương trình đào tạo:

Song song với việc phát triển đội ngũ giảng viên ATTT, cần đầu tư thích đáng cho việc xây dựng chương trình đào tạo kỹ sư ATTT. Chương trình đào tạo cần đáp ứng các yêu cầu cung cấp các kiến thức nền tảng và chuyên sâu về ATTT cho người học, liên tục được cập nhật các công nghệ, kỹ thuật mới, có tỷ lệ lý thuyết và thực hành phù hợp. Đồng thời với việc có nội dung đào tạo tốt, cần áp dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến để truyền thụ kiến thức, kỹ năng một cách hiệu quả, đồng thời phát huy được khả năng sáng tạo của người học.

76

Việc xây dựng chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu giảng dạy ATTT cần đảm bảo chuẩn hóa và thống nhất trên phạm vi cả nước, do đó Bộ Giáo dục và Đào tạo cần chủ trì, chỉ đạo các cơ sở đào tạo phối hợp thực hiện nhiệm vụ này.

Nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo kỹ sư ATTT, công tác xây dựng chương trình, nội dung đào tạo kỹ sư ATTT có thể thực hiện theo hướng giao Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng, triển khai dự án mua các chương trình, giáo trình đào tạo kỹ sư ATTT tiên tiến của nước ngoài sau đó chuyển giao cho các cơ sở đào tạo triển khai thực hiện. Kinh phí xây dựng chương trình giai đoạn đầu được nhà nước đảm bảo, kinh phí cập nhật, nâng cấp chương trình, tài liệu giảng dạy trong giai đoạn tiếp theo do các cơ sở đào tạo đảm bảo. Trong quá trình triển khai đào tạo kỹ sư ATTT, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các trường mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế, thực hiện các hoạt động trao đổi giảng viên, sinh viên, hợp tác đào tạo với các cơ sở đào tạo kỹ sư ATTT có uy tín trên thế giới nhằm giúp các trường nhanh chóng tiếp cận trình độ đào tạo của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.

Trong phạm vi đề tài này, tác giả đề xuất chương trình đào tạo kỹ sư ATTT bao gồm hai phần: phần bắt buộc và phần tự chọn. Phần bắt buộc cung cấp các kiến thức về CNTT, ATTT đảm bảo đủ hàm lượng kiến thức và thực hành theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Phần tự chọn cung cấp các kiến thức mở rộng, nâng cao và tăng cường khả năng thực hành cho sinh viên.

- Các môn học bắt buộc bao gồm:

Bảng 4.1 Các môn học bắt buộc trong chƣơng trình đào tạo kỹ sƣ ATTT Kiến thức chuyên ngành bắt buộc

STT Tên môn học Số tín

chỉ

1 Cơ sở an toàn thông tin 3

2 Cơ sở lý thuyết mật mã 4

3 Phân tích, thiết kế hệ thống an toàn thông tin 3

77

5 Đánh giá và kiểm định an toàn hệ thống thông tin 3

6 An toàn hệ điều hành 3

7 An toàn mạng máy tính 3

8 An toàn cơ sở dữ liệu 3

9 An toàn Internet và thương mại điện tử 3

10 Giao thức an toàn mạng 3

11 Kỹ thuật giấu tin 3

Tổng 34

Kiến thức chuyên ngành hẹp: An toàn thông tin mạng

STT Tên môn học Số tín

chỉ

1 Chứng thực điện tử 3

2 Thu thập và phân tích thông tin an ninh mạng 3

3 Quản trị an toàn hệ thống 3

4 Chính sách an toàn thông tin 3

5 An toàn điện toán đám mây 3

Tổng 15

Kiến thức chuyên ngành hẹp: An toàn ứng dụng

STT Tên môn học Số tín

chỉ

1 Mã độc hại 3

2 Kỹ thuật lập trình an toàn 3

3 Xây dựng ứng dụng web an toàn 3

4 Phát hiện lỗi và lỗ hổng bảo mật phần mềm 3

5 Mật mã ứng dụng trong An toàn thông tin 3

Tổng 15

Thực tập và đồ án tốt nghiệp

STT Tên môn học Số tín

78

1 Thực tập tốt nghiệp 3

2 Đồ án tốt nghiệp 11

Tổng 14

(Nguồn: Báo cáo nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ - Vụ Công nghệ Thông tin

- Bộ Thông tin và Truyền thông)

- Các môn học tự chọn bao gồm:

Bảng 4. 2 Các môn học tự chọn trong chƣơng trình đào tạo kỹ sƣ ATTT

STT Tên môn học Số tín

chỉ

1 Điện toán đám mây 3

2 Ảo hóa 1

3 Phản ứng trước sự cố 1

4 Các thủ tục xử lý sự cố cơ bản 2

5 Tấn công Trojan và backdoor 2

6 Tấn công Bootnet 2

7 Tấn công DDOS 1

8 Kiểm tra hệ thống và thành phần dễ bị tấn công 1

9 Tấn công mật khẩu 2

(Nguồn: Báo cáo nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ - Vụ Công nghệ Thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông)

- Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm:

Ngoài mục đích hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động truyền đạt và tiếp thu kiến thức của giảng viên và sinh viên trong quá trình đào tạo, việc đầu tư trang thiết bị, phòng thí nghiệm còn góp phần quan trọng nhằm đảm bảo kỹ sư chuyên ngành ATTT ngay sau khi ra trường có thể thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho các hệ thống thông tin. Các điều kiện về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị thực hành được đầu tư tốt sẽ đảm bảo sinh viên chuyên ngành ATTT được tiếp cận và làm việc thường xuyên với các thiết bị, công nghệ và kỹ thuật mới trong lĩnh vực ATTT, điều này giúp cho sinh viên sớm tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng làm việc ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, do đó sẽ không còn bỡ ngỡ trong các tình huống ngoài thực tế.

79

Đối với các cơ sở đào tạo đã có cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu đào tạo ngành CNTT, ĐTVT, việc đầu tư nâng cấp chủ yếu tập trung bổ sung các hệ thống, thiết bị có khả năng sử dụng kết hợp với các hệ thống đã có. Cụ thể các hệ thống cần bổ sung là các thiết bị phần cứng và phần mềm có chức năng phân tích phát hiện virus, mã độc; phân tích phát hiện, cảnh báo các vụ xâm nhập mạng trái phép, các cuộc tấn công trên mạng; giả lập môi trường để thực hiện các phương án phòng thủ, chống tân công trên mạng.

Việc đầu tư cơ sở vật chất trước mắt chỉ tập trung triển khai tại các cơ sở đào tạo đáp ứng đủ các điều kiện đã nêu ở phần trước. Căn cứ vào các tiêu chí này, tác giả đề xuất 05 cơ sở đào tạo để xây dựng thành cơ sở đào tạo trọng điểm về ATTT gồm: Đại học Bách Khoa Hà Nội, Học viện Kỹ thuật mật mã, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Đại học Bách khoa - Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Kỹ thuật quân sự. Trong quá trình triển khai, Bộ Giáo dục và Đào tạo căn cứ vào tình hình và nhu cầu thực tế xem xét điều chỉnh, bổ sung danh sách các cơ sở đào tạo trọng điểm về ATTT trong trường hợp cần thiết.

Một phần của tài liệu Phát triển nhân lực kỹ sư an toàn thông tin của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 83)