Vật liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và thử nghiệm điều trị bệnh cầu trùng trên gà thịt do eimeria gây ra tại yên khánh, ninh bình (Trang 36)

Mu phân gà:

+ Gà từ 1 đến 4 tuần tuổi: + Gà từ 5 đến 8 tuần tuổi. + Gà từ 9 đến 13 tuần tuổi.

Số gà thí nghiệm thử thuốc: 25 con chia làm 5 lô, mỗi lô 5 con.

Thuc điu tr Cu trùng: Bố trí thí nghiệm xác định hiệu lực điều trị bệnh Cầu trùng trên gà của thuốc: Baycox 2,5% và Bạc Nano 1000.

Thiết b: Kính hiển vi. Phiến kính. Lam kính. Lọ chứa mẫu. Cốc thủy tinh. Đĩa petri. Buồng đếm Mc.Master. Găng tay, kẹp. Thùng trữ mẫu. Đá lạnh. Que khuấy. Ống đong. Cân điện tử. Ốnghút nhỏ. 2.4. Nội dung nghiên cứu 2.4.1. Nghiên cu mt sđặc đim dch t bnh Cu trùng gà nuôi tht

Nghiên cứu tình hình nhiễm Cầu trùng ở gà tại một sốđịa điểm theo dõi. Nghiên cứu tình hình nhiễm Cầu trùng ở gà theo lứa tuổi.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28 Nghiên cứu tình hình nhiễm Cầu trùng ở gà theo phương thứ chăn nuôi. Nghiên cứu tình hình nhiễm Cầu trùng ở gà theo qui mô đàn.

Nghiên cứu tình hình nhiễm Cầu trùng ở gà theo mùa vụ. Nghiên cứu thành phần loài Cầu trùng kí sinh ở gà nuôi. Xác định số lượng loài Cầu trùng kí sinh ở các cá thể gà.

Nghiên cứu tình hình nhiễm Cầu trùng ở gà theo trạng thái phân.

2.4.2 Nghiên cứu triệu chứng lâm sàng và bệnh tích đại thể gà bị bệnh Cầu trùng

Quan sát triệu chứng lâm sàng ở gà bị nhiễm Cầu trùng. Quan sát bệnh tích ở gà bị nhiễm Cầu trùng.

2.4.3 Th nghim hiu lc ca mt s thuc điu tr bnh Cu trùng

Khảo sát hiệu lực của một số thuốc điều trị Cầu trùng. Theo dõi ảnh hưởng của thuốc đối với hoạt động của gà. Đề xuất liệu pháp điều trị Cầu trùng gà.

2.5. Phương pháp nghiên cứu

2.5.1. Phương pháp ly mu

Mẫu phân được lấy vào buổi sáng sớm, lấy que tăm sạch gắp những mẫu phân mới cho vào túi ni nông có nhẵn ghi tuổi, phương thức nuôi, quy mô đàn, giống gà, tên chủ hộ, địa điểm. Các mẫu phân được bảo quản trong hộp xốp, bên dưới có đá, trên đá là tấm vải, trên tấm vải là mẫu phân. Mẫu phâm đem về sẽ kiểm tra ngay, nếu chưa có điều kiện kiểm tra thì bảo quản mẫu ở 4 - 60C.

Mẫu phân được lấy theo phương pháp ngẫu nhiên, không hoàn toàn Mẫu được thu vào mùa xuân và mùa hè.

2.5.2. Phương pháp xác định dung lượng mu

- Số mẫu lấy theo công thức sau:

z2×p×q Số mẫu lấy: n = d2 Trong đó: n là cỡ mẫu yêu cầu. Z = 1,96. P là tỷ lệ dương tính thăm dò. q là 1- p.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29 d2 là độ tin cậy cần thiết (α = 0,05).

Ước tính mẫu cần thu và phân tích đánh giá sao cho tỷ lệ nhiễm sao cho:

(i) Số liệu có độ tin cậy là 95%, tương ứng với giá trị của hệ số giới hạn tin cậy là 1,96.

(ii) Sai sốước lượng d là 0,05

(iii) Tỷ lệ dương tính dựđoán có được dựa vào kết quả điều tra sơ bộ tại địa điểm nghiên cứu để xác định p.

Bằng cách này chúng tôi đã lấy 50 mẫu khảo sát để đánh giá sơ bộ tình hình nhiễm và có 30 mẫu dương tính với Cầu trùng. Như vậy số mẫu nghiên cứu tối thiểu (ởđộ tin cậy 95%) là 368 mẫu.

Số mẫu dự kiến lấy là hơn 400 mẫu.

2.5.3. Phương pháp xác định loài Cu trùng

Để xác định các loại Cầu trùng kí sinh ở gà chúng tôi căn cứ vào vị trí kí sinh, căn cứ vào hình thái, màu sắc, kích thước và thời gian sinh noãn nang (Dựa theo khóa phân loại của J Eckert et all, 1995).

2.5.4 Phương pháp xét nghim mu phân

Kiểm tra noãn nang trong phân theo phương pháp phù nổi Darling với dung dịch muối bão hòa ( Theo Nguyễn Văn Diên, 2003).

Phương pháp này dựa vào sự chênh lệch về tỷ trọng giữa dung dịch và

Oocyst Cầu trùng (D = 1,01 - 1,02), tỷ trọng oocyst Cầu trùng nhỏ hơn dung dịch nước muối bão hòa (D = 1,18 - 1,2) nên oocyst sẽ nổi lên trên bề mặt.

Cách thực hiện: Pha dung dịch nước muối bão hòa: cho 450g NaCl vào 1000ml nước cất, khuấy đều, lọc qua bông thấm nước cho dung dịch được sạch.

Dùng 5g phân cho vào lọ rồi cho nước muối bão hòa vào khoảng 2/3 lọ. Dùng đũa thủy tinh khuấy cho tan phân ra (mỗi mẫu dùng đũa riêng).

Quay ly tâm cho dung dịch trong sáng hơn, lọc để loại bỏ phần cặn bã thô, tiếp tục cho nước muối bão hòa vào lọ cho đầy bằng miệng lọ.

Dùng phiến kính đặt lên lọ từ từ để không có bọt khí, để yên 10 - 15 phút, sau đó lấy phiến kính ra để kiểm tra.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30

2.5.5. Phương pháp kim tra noãn nang rut

Mổ dọc đoạn ruột có bệnh tích.

Dùng dao gạt phần chất chứa để bộc lộ phần niêm mạc ruột.

Dùng lá kính (hoặc dao) cạo phần niêm mạc của ruột chỗ có bệnh tích. Phết lên phiến kính, nhỏ 1 giọt nước, trộn kỹ.

Đặt lam kính lên giọt huyễn dịch này.

Kiểm kính, tìm oocyst dưới vật kính (10 × 10).

2.5.6 Phương pháp tính tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm cầu trùng

Xác định tỷ lệ gà bị nhiễm Cầu trùng theo công thức sau: Mẫu dương tính

Tỷ lệ nhiễm Cầu trùng (%) = x 100 Mẫu kiểm tra

Phương pháp xác định cường độ nhiễm Cầu trùng :

Sử dụng phương pháp đếm xác định số lượng oocyst Cầu trùng/ gam phân bằng buồng đếm trứng Mc.Master.

Cách thc hin:

Cân 2 gam phân vào cốc thủy tinh, thêm 58 ml dung dịch nước muối bão hòa, khuấy đều cho tan phân. Lọc qua lưới lọc vào một cốc khác và khuấy đều. Trong khi đang khuấy, hút dung dịch phân, nhỏ đầy cả 2 buồng đếm Mc.Master (mỗi buồng đếm có 6 ô = 0,15ml dung dịch đếm × 2 = 0,3ml), để yên 5 phút rồi kiểm tra dưới kính hiển vi (độ phóng đại 10×10) (Theo Nguyễn Văn Diên, 2003).

Đếm toàn bộ số noãn nang trong những ô của 2 buồng đếm theo nguyên tắc đếm 2 cạnh. Trước khi sử dụng buồng đếm, cần làm buồng đếm ướt, sau đó mới tiến hành bơm nhẹ dung dịch phân vào cạnh buồng đếm.

Cách tính:

Thể tích của 2 buồng đếm là 0,3 ml và A là số noãn nang đếm được.

Tổng số noãn nang ở hai buồng đếm A×60 Số noãn nang/1gam phân =

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31 (Tổng số noãn nang ở hai buồng đếm là số noãn nang có trong 1ml dung dịch phân)

Cường độ nhiễm được tính bằng mật độ noãn nang trên gam phân. Sốoocyst/gam phân < 500: cường độ nhiễm nhẹ (+)

Sốoocyst/gam phân =< 1000: cường độ nhiễm trung bình (++)

Sốoocyst/gam phân > 1000: cường độ nhiễm nặng (+++) ( Theo Nguyễn thị Kim Lan, Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Văn Quang, 2008).

Cường độ nhiễm Cầu trùng được xác định bằng cách đếm số oocyst trong 1g phân bằng buồng đếm Mc. Master và quy định các cường độ nhiễm: nhẹ, trung bình, nặng, rất nặng.

2.5.7. Phương pháp theo dõi biu hin triu chng lâm sàng

Theo dõi tình trạng chung của đàn gà, phát hiện biểu hiện khác thường: Giảm ăn, uống nhiều nước.

Ủ rũ, lười vận động.

Lông xù, xơ xác, hậu môn dính phân. Mào yếm nhợt nhạt.

2.5.8. Phương pháp m khám

Kiểm tra toàn bộđường tiêu hóa của gà.

Chúng tôi tiến hành mổ khám gà mới chết và gà sống nghi nhiễm Cầu trùng nhằm xác định bệnh tích và mức độ tổn thương, vị trí tổn thương để phân loại Cầu trùng gây bệnh. Tiến hành kiểm tra đường tiêu hóa ở 3 đoạn: manh tràng, ruột non, trực tràng.

2.5.9.Bố trí thí nghiệm thuốc tẩy trừ Cầu trùng

Nguyên tc điu trCu trùng

Phân lập oocyst của 2 loài gây bệnh chính là E. tenella, E. Necatrix, được lấy từ mẫu chất chứa trong manh tràng và ruột non gà bị bệnh cầu trùng. Nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, xác định thời gian sinh bào tửđể gây nhiễm cho gà với các loài Cầu trùng theo mục đích khảo sát.

Gây bệnh cho gà con 3 tuần tuổi được nuôi trên chuồng lồng, được chăm sóc, nuôi dưỡng như nhau trong suốt quá trình thí nghiệm. Kiểm tra cường độ nhiễm của gà ở mước (+++), tiến hành điều trị.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32

Liều lượng thuốc thí nghiệm

Baycox 2,5% liều quy định 25mg/kg thể trọng. Chúng tôi tiến hành thử nghiệm tẩy trừ Cầu trùng ở 2 liều.

Lô1: Liều 25mg/kg thể trọng (1ml/1 lít nước), uống 3 ngày liên tục. Sau khi dừng thuốc 5 - 10 - 15 ngày kiểm tra noãn nang.

Lô 2: Liều 25mg/kg thể trọng (1ml/1 lít nước), uống 5 ngày liên tục. Sau khi dừng thuốc 5 - 10 - 15 ngày kiểm tra.

Bạc Nano 1000 liều trị 4ml/10kg thể trọng.

Lô III: Liều 4ml/10kg, uống 3 ngày liên tục, sau khi dừng thuốc 5 - 10 - 15 ngày kiểm tra noãn nang.

Lô IV: Liều 4ml/10kg , uống 5 ngày liên tục, sau khi dừng thuốc 5 - 10 - 15 ngày kiểm tra noãn nang.

Bảng 2.1 Phác đồ điều trị bệnh Cầu trùng của 2 loại thuốc

Phác đồ Thuốc Hoạt chất Liều Liệu trình

Lô I

(5 con) Baycoc 2,5% Toltraziril

1ml/1lít nước

Uống 3 ngày liên tục

Lô II

(5 con) Baycoc 2,5% Toltraziril

1ml/1lít nước

Uống 5 ngày liên tục

Lô III

(5 con) Bạc Nano 1000 Ag nano

4ml/10kg TT

Uống 3 ngày liên tục

Lô IV

(5 con) Bạc Nano 1000 Ag nano

4ml/10kg TT

Uống 5 ngày liên tục

Lô đối chứng (5 con)

Lô đối chứng, không dùng thuốc điều trị

Kiểm tra gà bệnh sau 5, 10 và 15 ngày gây nhiễm. Kiểm tra cường độ Cầu trùng.

Mỗi lô thí nghiệm, gồm 5 con gà bị bệnh ở 3 tuần tuổi, lấy phân của tất cả các gà xét nghiệm trước khi tiến hành điều trị cho đàn gà và sau liệu trình điều trị 5, 10 và 15 ngày lấy phân của tất cả các gà điều trị để soi kính tìm noãn nang Cầu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33 trùng kết hợp theo dõi triệu chứng.

Xác định hiệu lực điều trị của 2 thuốc:

- Tỷ lệ khỏi = Tổng số con khỏi bệnh/ Tổng số con điều trị × 100% - Tỷ lệ giảm noãn nang.

2.5.10. Phương pháp s lý s liu

Số liệu thu thập được trong quá trình tiến hành đề tại được chúng tôi xỷ lý bằng phương pháp thống kê sinh học bằng các phần mềm Excel và Minitab 16.

Số mẫu dương tính Tỷ lệ nhiễm Cầu trùng (%) = × 100 % Số mẫu kiểm tra Số mẫu nhiễm (ở các mức độ khác nhau) Cường độ nhiễm = ×100 % (ở các mức độ khác nhau) Tổng số mẫu nhiễm X = tổng số noãn nang / tổng số mẫuphân nhiễm. SE = sai số của số trung bình.

Tỉ lệ giảm noãn nang so với lô đối chứng = [( Χ ± SE) lô đối chứng - ( Χ ± SE) lô thửnghiệm)/ ( Χ ± SE) lô đối chứng] ×100.

Dùng hàm Chi square test để so sánh các tỉ lệ nhiễm. Dùng hàm T để so sánh trung bình cường độ nhiễm.

Dùng phần mềm Excel, Minitab 16 để tính sai số của số trung bình.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Một sốđặc điểm dịch tễ của Cầu trùng nhiễm trên gà thịt

Bệnh Cầu trùng gà là một bệnh do ký sinh trùng gây ra. Tuy là bệnh ký sinh trùng nhưng lại lây lan rất nhanh và chủ yếu qua đường miệng. Để hiểu hơn về bệnh Cầu trùng gà chúng tôi tiến hành nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh Cầu trùng gà, từ đó có thể giúp nhận biết, phòng và điệu trị bệnh có hiệu quả, cũng như giảm thiệt hại mà bệnh gây ra trên gà.

3.1.1. Tình hình nhim Cu trùng gà tht nuôi ti mt s cơ s chăn nuôi.

Thị trấn Ninh, xã Khánh Hồng, Khánh Thành là 3 xã có phương thức chăn nuôi điển hình cho huyện Yên Khánh, đại diện cho 3 phương thức phát triển kinh tế nông thôn cũng như đặc trưng văn hóa của huyện. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành thu thập 480 mẫu phân trên 61 nông hộ nuôi gà thịt tại 3 xã thuộc địa bàn huyện Yên Khánh để đánh giá tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm Cầu trùng ở gà nuôi thịt. Theo quy mô nông hộ nhỏ lẻ.

Tình hình chăn nuôi gà tại ba xã được trình bày ở Bảng 3.1:

Bảng 3.1 Tỷ lệ và cường độ nhiễm Cầu trùng gà trên địa bàn 3 xã

Địa Điểm (xã) Số mẫu kiểm tra Số mẫu nhiễm Tỷ lệ nhiễm (%) Cường độ nhiễm Nhẹ (+) Trung bình (++) Nặng (+++) Số mẫu nhiễm Tỷ lệ nhiễm (%) Số mẫu nhiễm Tỷ lệ nhiễm (%) Số mẫu nhiễm Tỷ lệ nhiễm (%) Thị Trấn Ninh 143 110 76,92a 36 32,73 51 46,36 23 20,91 Khánh Hồng 150 105 70a 28 26,67 48 45,71 29 27,62 Khánh Thành 187 114 60,96b 31 27,19 53 46,49 30 26,32 Tổng 480 329 68,54 95 28,88 152 46,2 82 24,92

(+) < 500 oocyst/ 1g phân; (++) 500 -1000 oocyst/1g phân;

(+++) >1000 oocyst/1g phân.

Ghi chú: Trong cùng một cột chỉ tiêu, các giá trị có chữ cái (mũ) khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thỗng kê (P<0,05).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35 Chúng tôi nhận thấy tỷ lệ nhiễm Cầu trùng tại các xã đều rất cao trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỷ lệ nhiễm dao động từ 60,96% đến 76,92%. Cường độ nhiễm Cầu trùng gà từ nhẹ đến nặng song tập chung chủ yếu ở cường độ nhẹ (+) và trung bình (++). Cường độ nhiễm nặng (+++) điến động từ 20,91% đến 26,92% .

Cường độ nhiễm Cầu trùng gà được thể hiện rõ hơn qua biểu đồ sau đây.

Hình 3.1: Biểu đồ cường độ nhiễm Cầu trùng gà trên địa bàn 3 xã

Theo chúng tôi nguyên nhân chủ yếu làm cho tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm Cầu trùng ở gà tại các xã có sự biến động là do hình thức chăn nuôi, kỹ thuật chăn nuôi và tình trạng vệ sinh thú y.

Thị trấn Ninh có tỷ lệ nhiễm Cầu trùng cao 76,92%. Nhưng cường độ nhiễm Cầu trùng chủ yếu ở mức độ nhẹ, cường độ nhiễm nặng chỉ chiếm tỷ lệ thấp 20,91%. Thị trấn Ninh là trung tâm của huyện Yên Khánh, có nhiều chợ và có giao thông thuận lợi chính vì thế mà nguy cơ mầm bệnh và khả năng lây nhiễm cao. Mặt khác, diện tích thị trấn Ninh tương đối nhỏ có mức tập trung

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36 dân số cao, diện tích bình quân đầu người thấp điều này có tác động rõ rệt đến phương thức chăn nuôi cũng như quy mô đàn. Theo điều tra của chúng tôi tại thi trấn Ninh, kiểm tra thu thập mẫu trên 23 hộ nuôi lấy 143 mẫu phân để kiểm tra, có 13 hộ nuôi theo kiểu tập trung nuôi nhốt trong lồng nuôi hay trong một đơn vị diện tích nhỏ hẹp dưới 5m2 (Nuôi theo hình thức nuôi nhốt). Trong 23 hộ được kiểm tra thu mẫu thì có 20 hộ có quy mô đàn nuôi dưới 30 con.

Khánh Hồng là xã có diện tích đất tương đối rộng, kinh tế nông nghiệp phát triển nhưng chủ yếu là trồng rau và nuôi lợn nên số hộ nuôi gà cũng không nhiều và quy mô đàn nuôi cũng không lớn, có 9/17 đàn có quy mô nuôi từ 30 - 70 con. Diện tích nuôi cũng tương đối lớn với hình thức nuôi thả vườn quây lưới xung quanh. Cường độ nhiễm Cầu trùng tại Khánh Hồng tập trung chủ yếu ở mức độ nhẹ 26,67% và trung bình 45,71%.

Xã Khánh Thành có hệ thống kênh ngòi dày đặc, đây là huyện có kinh tế nông nghiệp phát triển theo hướng chăn nuôi nhưng chủ yếu là nuôi thủy cầm và nuôi lợn chính; vì vậy, chăn nuôi gà không chiếm số lượng lớn theo hướng trang trại mà chỉ nuôi đàn có quy mô vừa, tiêu thụ nội địa. Trong số đàn kiểm tra tại xã Khánh Thành có 10/14 đàn có quy mô đàn từ 31 - 70 con, có 75,82 % đàn nuôi theo kiểu thả vườn có chuồng nền đất rắc chấu (nuôi theo hình thức bán thả). Cường độ nhiễm Cầu trùng tập trung ở cường độ trung bình và cao, tỷ lệ nhiễm Cầu trùng trung bình chiếm 46,49% và nhiễm nặng chiếm 26,32%.

Bên cạnh đó, việc các nông hộ dùng thuốc trong phòng và trị bệnh Cầu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và thử nghiệm điều trị bệnh cầu trùng trên gà thịt do eimeria gây ra tại yên khánh, ninh bình (Trang 36)