Bằng phương pháp mổ khám bệnh Cầu trùng gà, chúng tôi đã mổ khám 30 con gà, gà ở các lứa tuổi khác do Cầu trùng gây bệnh. Kiểm tra bệnh tích đường tiêu hóa, xác định vị trí ký sinh của từng loài Cầu trùng. Trong quá trình mổ khám quan sát triệu chứng bệnh tích thì có thể phân biệt được một số giống Cầu trùng gây bệnh phổ biến như Cầu trùng manh tràng, Cầu trùng ruột non, Cầu trùng trực tràng...
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61 Theo Kolapxki và cs (1974), tính nghiêm ngặt của Cầu trùng giống Eimeria
biểu hiện không chỉ đối với ký chủ mà còn đối với vị trí ký sinh trong cơ thể gia súc: E.tenella chỉ sống trong màng niêm mạc manh tràng gà còn E.acevulina thì ký sinh trong tá tràng của gà.
Thông qua mổ khám chúng tôi đã đán giá được tỷ lệ nhiễm bệnh ở từng lứa tuổi của gà, thấy được biểu hiện tổn thương đại thể của bệnh. Kết quả của quá trình được trình bày ở bảng 3.10.
Bảng 3.10 Bệnh tích đại thể của gà mác bệnh Cầu trùng
Từ kết quả bảng 3.10 chúng tôi nhận thấy: Bệnh tích ở manh tràng chiếm tỷ lệ cao nhất 46,67%, trong đó gà từ 1 đến 4 tuần tuổi tổn thương manh tràng chiếm tỷ lệ cao nhất là 73,33%. Bệnh tích manh tràng giảm dần khi gà lớn từ 73,33% (từ 1 - 4 tuần tuổi) xuống 25% (ở giai đoạn 5 - 8 tuần tuổi) và 14,29% ở giai đoạn 9 - 13 tuần tuổi). Tuổi gà càng lớn thì tỷ lệ gà mắc bệnh tích ở ruột non có chiều hướng tăng từ 20% (giai đoạn 1 - 4 tuần tuổi) lên 50% (giai đoạn gà 5 - 8 tuần tuổi) sau đó lại giảm xuống 28,57%. (giai đoan 9 - 13 tuần tuổi). Chúng tôi nhận thấy gà con đã bắt đầu xuất hiện bệnh tích ở ruột non với tỷ lệ thấp và gà trưởng thành vẫn còn bệnh tích ở manh tràng.
Kết quả bệnh tích gà mắc bệnh Cầu trùng được thể hiện rõ thông qua hình biểu đồ sau.
Tuổi (tuần) S
ố gà mổ khám
Bệnh tích đường tiêu hóa
Manh tràng Ruột non Ruột non và manh tràng Số con Tỷ lệ (%) Số con Tỷ lệ (%) Số con Tỷ lệ (%) 1-4 15 11 73,33 3 20 1 6,67 5-8 8 2 25 4 50 2 25 9-13 7 1 14,29 2 28,57 0 0 Tổng 30 14 46,67 9 30 3 10
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62 73.33 25 14.29 20 50 28.57 6.67 25 0 0 10 20 30 40 50 60 70 80
Tư” 1 -4 tuâ”n tuổi Tư” 5 -8 tuâ”n tuổi Tư” 9 -13 tuâ”n tuổi
Tuâ•n tuổi
(%
)
Manh tràng Ruột non Ruột non và manh tràng
Hình 3.12 Biểu đồ bệnh tích đại thể của gà bị bệnh Cầu trùng
Khi mổ khám thấy manh tràng chỉ là những đám xung huyết, xuất huyết nhỏ rồi lan ra nhanh, cả hai manh tràng đỏ và căng ra chứa đầy máu, đó là gà bị nhiễm Cầu trùng ở những ngày đầu, sau đó là phản ứng viêm nổi rõ và manh tràng có màu xanh đen đăc trưng. Lớp niêm mạc bị hủy hoại, vách manh tràng bị mỏng đi nhiều so với manh tràng của gà không mắc bệnh. E. tenella là loài được tìm thấy ở manh tràng.
Bệnh tích ruột non chiếm 30%, chúng tôi tìm thấy E. necatrix, E. acervulina, E. maxima, E. mitis xuất hiện trong mẫu phân tại ruột non khi mổ khám và kiểm tra dưới kính hiển vi. Bệnh tích ruột non có tỷ lệ bệnh cao ở gà hậu bị và gà trưởng thành. Tổn thương ở ruột non thường thấy ở đoạn giữa và 2/3 phía trước của ruột non bệnh tích nặng, nhìn từ bên ngoài thấy những đám xuất huyêt lấm tấm kéo dài, ruột non căng phồng chứa nhiều thức ăn không tiêu hóa được và máu. Lấy kéo cắt dọc ruột non, gạt bỏ lớp chất chứa đi thấy niêm mạc ruột non có nhiều điểm màu trắng, đỏ (màu trắng thường là quần thể bào tử phân chia Schizont) còn màu đỏ là do xuất huyết). Thành ruột dày mỏng gồ ghề làm cho ruột chỗ to chỗ, nhỏ không đều.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 63 Ruột sưng, xuất huyết
Manh tràng xuất huyết Manh tràng sưng, chất chứa có máu
Hình 3.13 Bệnh tích ruột non và manh tràng của gà bị bệnh Cầu trùng
Bệnh tích manh tràng xuất hiện chủ yếu ở giai đoạn gà con nhưng gà trưởng thành cũng vẫn bị bệnh tích ở manh tràng. Bệnh tích ở ruột non thường sảy ra ở gà hậu bị và gà trưởng thành song gà con cũng bị. Đây là đặc điểm bệnh lý quan trọng phản ánh tính chất nguy hiểm của bệnh Cầu trùng cần thiết trong chẩn đoán bệnh và điều trị.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64