Xuất biện pháp phòng trị bệnh Cầu trùng gà

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và thử nghiệm điều trị bệnh cầu trùng trên gà thịt do eimeria gây ra tại yên khánh, ninh bình (Trang 76)

Theo N.A.Kolapxki, P.I. Paskin (1980) kinh nghiệm của các xí nghiệp lớn nuôi gà cho thấy: Nếu chỉ tiến hành một số biện pháp chữa bệnh không thôi thì sẽ dẫn đến những thiệt hại to lớn. Vì vậy, trước hết phải chú ý đặc biệt tới công tác phòng bệnh.

Dựa vào kết quả nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ chúng tôi đề xuất một số biện pháp phòng bệnh sau.

Không nuôi chung gà có độ tuổi khác nhau trong một chuồng hay một khu nuôi. Thay đổi chất độn chuồng thường xuyên, lau rửa, diệt trùng đều đặn, cách ly triệt để những gà bệnh. Xác gà chết phải nhặt ra ngay khỏi chuồng. Mổ xác chúng đúng nơi quy định và tuân thủ các quy tắc vệ sinh thú y.

Tổ chức tốt nuôi gà, thức ăn có đủ giá trị dinh dưỡng là biện pháp quan trọng để phòng bệnh Cầu trùng.

Nên mua gà từ những cơ sở có uy tín, được nhà nước công nhận và cấp giấy phép. Không nên dùng gà bố mẹ đã già làm giống.

Chủ động phòng bệnh cho gà ngay từ những ngày đầu mang gà về úm. Thường xuyên kiểm tra đàn gà để sớm phát hiện gà bị nhiễm cầu trùng.

Nên dùng thuốc tẩy trừ được nhiều chủng loại cầu trùng ký sinh trên gà như baycox 2,5 %, bạc Nano 1000 cho hiệu quả tẩy trừ tốt và an toàn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 68

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ các kết quả nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học bệnh Cầu trùng ở gà thịt nuôi tại các nông hộ trên địa bàn huyện Yên Khánh, chúng tôi kết luận như sau: 1. Tỷ lệ nhiễm Cầu trùng ở đàn gà nuôi thịt tại các nông hộ là 68,78%, cao nhất là thị trấn Ninh 76,92%, với tỷ lệ nhiễm cường độ nặng (+++) là 20,91%. Tỷ lệ nhiễm Cầu trùng ở Khánh Hồng là 70%, với tỷ lệ nhiễm cường độ nặng là 27,62%. Tỷ lệ nhiễm Cầu trùng thấp nhất ở Khánh Thành 60,96% với tỷ lệ nhiễm nặng là 26,32%.

2. Tỷ lệ nhiễm Cầu trùng trên gà ở 1 - 4 tuần tuổi là 68,29%; tăng cao nhất ở 5 - 8 tuần tuổi là 80,57%; sau đó giảm xuống ở lứa tuổi 9 - 13 tuần tuổi là 41,82%.

3. Gà nuôi theo hình thức bán thả có tỷ lệ nhiễm Cầu trùng là 72,94%, cao hơn nuôi nhốt là 63,56%.

4. Đàn gà nuôi có quy mô nhỏ dưới 30 con có tỷ lệ nhiễm cầu trùng là 68,71%; quy mô 30 - 70 con có tỷ lệ nhiễm là 71,43%; quy mô 70 - 100 con có tỷ lệ nhiễm là 63,16%.

5. Vào mùa xuân tỷ lệ nhiễm Cầu trùng trên đàn gà là 72,03%, cao hơn mùa hè 63,4%.

6. Đàn gà nuôi tại nông hộ nhiễm 5 loài Cầu trùng Eimria tenella là loài có tỷ lệ nhiễm cao nhất 69,91%; kế đến là Eimeria necatrix 58,66%; Eimeria acevullina 48,63%; sau cùng là Eimeriamaxima 35,26%; Eimeriamitis 42,25%. Tỷ lệ nhiễm ghép chủ yếu 2,3 loài Cầu trùng cùng một lúc.

7. Các triệu chứng lâm sàng của bệnh Cầu trùng gà: Ủ rũ, lười vận động, giảm ăn, uống nước nhiều, lông xù xơ xác và phân lẫn máu. Phân lẫn máu là biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh Cầu trùng.

8. Bệnh tích đại thể gà mắc bệnh Cầu trùng: Niêm mạc ruột bị phá hủy, xuất huyết, thành ruột chỗ dày chỗ mỏng, chất chứa lẫn máu. Bệnh tích tại manh tràng và ruột non.

9. Sử dụng baycox 2,5% với liều liều 25mg/kg thể trọng (1ml/1 lít nước), uống 5 ngày liên tục. Bạc Nano 1000 liều trị 4ml/10kg thể trọng, uống 5 ngày liên tục, đều cho hiệu quả tẩy trừ cầu trùng tốt và an toàn cho gà.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 69

2. Kiến nghị

Chăn nuôi nhỏ lẻ, phải được quan tâm chặt chẽ hơn, đặc biệt là khâu chuồng trại, vệ sinh, tiêu độc khử trùng, con giống.

Tuyên truyền bồi dưỡng kiến thức về chăn nuôi cho người dân tại các xã. Dành quỹ đất cho phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại và gia trại, quy hoạch vùng chăn nuôi, tạo việc làm cho người lao động.

Điều trị bệnh cho đàn gà phải đúng thuốc, đúng liều lượng và liệu trình tránh gây nhờn thuốc, kháng thuốc, từ đó phát triển chăn nuôi hộ gia đình một cách hiệu quả, tăng thu nhập cho hộ gia đình.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Diên, (2003). Ký sinh trùng học Thú y. Đại học Tây Nguyên. Buôn Ma Thuật.

2. Bạch Mạnh Điều, Phan Lục (2001). Kết quả thử nghiệm và sử dụng vacxin nhược độc phòng 3 loài cầu trùng gà, Tạp chí KHKT Thú y, tập VIII, số 2.

3. Bạch Mạnh Điều (2004). Bệnh Cầu trùng gia cầm và giải pháp phòng trị Cầu trùng cho gà, bồ câu nuôi tại một số khu vực thuộc các tỉnh phía Bắc, Luận án Tiến sĩ nông nghiệp, Hà Nội.

4. Nguyễn Huy Đông, Phạm Ngọc Thạch (2011). Đặc điểm bệnh lý bệnh cầu trùng trên đàn gà Rừng lai F2 (♀ RI VÀNG RƠM × ♂ RỪNG) nuôi tại vườn quốc gia cúc phương và biện pháp điều trị.

5. Phạm Hùng (1979). Nguyên bào ký sinh ở gia súc, gia cầm tại một số địa phương Niền Nam. Tập san KHKT Nông Nghiệp, ĐHNN IV.

6. Nguyễn Hữu Hưng (2010). Khảo sát tình hình nhiễm cầu trùng ở gà nuôi công nghiệp tại tỉnh Sóc Trăng Và Vĩnh Long. Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y, tập XVII, số IV, trang 61 -68.

7. Đỗ Võ Anh Khoa, Lưu Hữu Mãnh (2012). Ảnh hưởng của nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi lên sức khỏe gà Ross 308. Đại học Cần Thơ, Tạp chí Khoa học 22c: 83-95.

8. Kolapxki P. I., Paskin (1974). Bệnh Cầu trùng ở gia súc, gia cầm. (Nguyễn Đình Chí và Trần Xuân Thọ dịch từ nguyên bản tiếng Nga), Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội, 1983, Tr. 100.

9 Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996). Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng Thú y. NXB Nông nghiệp Hà Nội.

10. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Quang Tuyên (1999). Giáo trình ký sinh trùng thú y. Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, NXB Nông nghiệp (trang 215-219).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 71 11. Nguyễn Thị Kim Lan Và Trần Thu Nga (2005). Một số đặc điểm dịch tễ và vai trò của cầu trùng trong hội chứng tiêu chảy lợn. Tạp chí KHKT Thú y, tập XII, số 4, trang 40 – 46.

12. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang, Phạm Sỹ Lăng (2008). Giáo trình ký sinh trùng thú y. Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, NXB Nông nghiệp (trang 253 -256).

13. Nguyễn Ngọc Lan (1982). Tìm hiểu miễn dịch học. Tập 1, NXB Y học Hà Nội.

14. Phạm Sỹ Lăng, Tô Long Thành (2006). Bệnh đơn bào ký sinh ở vật nuôi, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội, Tr. 148 - 155.

15. Lê Thị Tuyết Minh (1994). Nghiên cứu một sốđặc điểm dịch tễ học của bệnh Cầu trùng gà từ 1 - 49 ngày tuổi. Luận án thạc sĩ khoa học Nông nghiệp.

16. Lê Minh và cộng sự (2008). Một số đặc điểm dịch tễ bệnh cầu trùng lợn ở một số huyện thuộc tỉnh thái nguyên. Tạp chí KHKT Thú y. Tập XV, số 2.

17. Lê Văn Năm, Nguyễn Thị Hương (1995). 60 câu hỏi và ñáp dành cho người chăn nuôi gà công nghiệp. NBX Nông nghiệp Hà Nội.

18. Lê Văn Năm, Nguyễn Thị Hương (1996). Thuốc phòng trị bệnh Cầu trùng gà. Khoa học thú y, tập III. Số 2.

19. Lê Văn Năm (2003). Bệnh cầu trùng ở gia súc, gia cầm. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

20. Lương Tấn Phát, Bùi Trần Anh Đào (2011). Khảo sát tình hình tình hình bệnh cầu trùng trên giống gà Ai Cập và Lương Phượng tại huyện Sóc Sơn - Hà Nội. Tạp chí KHKT Thú y, tập XVIII, số 4, trang 37 -43.

21. Nguyễn Như Thanh và cs (1997). Miễn dịch học Thú y. NXB Nông nghiệp Hà Nội.

22. Hoàng Thạch, Phan Hoàng Dũng, Nguyễn Thị Mỹ Hiền, Lê Đức Thắng, Lê Thanh Ngà. Tình hình nhiễm Cầu trùng Eimeria tại xí nghiệp chăn nuôi gà Thuận An (Sông Bé). Khoa học kỹ thuật thú y. Tập III. Số 4 – 1996.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 72 23. Hoàng Thạch, Phan Hoàng Dũng, Lê Thanh Ngà, Nguyễn Thị Mỹ Hiền, Lê Đức Thắng. Kết quả xét nghiệm bệnh tích đại thể và vi thể ở gà bị bệnh Cầu trùng (Coccidiosis). Khoa học kỹ thuật thú y, tập IV. Số1- 1997.

24. Hoàng Thạch (1999), "Khảo sát tình hình nhiễm Cầu trùng Eimeria và một số đặc điểm của bệnh Cầu trùng gà ở TP. Hồ Chí Minh, một số vùng phụ cận và thử nghiệm thuốc phòng trị", Luận án Tiến sĩ nông nghiệp, Hà Nội.

25. Lương Tố Thu, Phạm Quốc Doanh, Kiều Lan Hương (1993), “Tình hình nhiễm Cầu trùng gà và hiệu lực phòng trị của Sulfadimethoxy pirydazin (SMP)", Công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật ( 1990 - 1 99 1 ) , Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.

26. Dương Công Thuận, Nguyễn Văn Lộc, Nguyễn Thị Lương, Ngô Thị Hòa (1978). Kết quả ñiều tra bệnh Cầu trùng gà trong chăn nuôi công nghiệp. Tạp chí khoa học kỹ thuật Nông nghiệp. Số 7.

27. Hồ Thị Thuận, Phạm Văn Sơn, Huỳnh Thị Lan, Võ Bá Thọ, Phạm Văn Nam (1984). "Điều tra và điều trị bệnh Cầu trùng tại một số trại gà công nghiệp", Tạp chí các công trình nghiên cứu khoa học, Trung tâm thú y Nam Bộ, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội, Tr. 291 - 302.

28. Dương Công Thuận (2003). Phòng trị bệnh ký sinh trùng cho đàn gà nuôi gia đình, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.

29. Phạm Hữu Trí (2013). Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học bệnh cầu trùng ở gà thịt chăn nuôi tập chung tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai và biện pháp phòng tri. Luận văn thạc sĩ nông nghiệp. Trường đại học Tây Nguyên. 91tr.

30. Bachman G.W. Serological studies in experimental coccidiosis of rabbits. Amer, J.Hyg, 1930, 12:624-640.

31. Braunius W.W. Incidence of Eimeria species in broiler in relation to the use of anticoccidial drugs. Proc Georgia Coccidiosis Conf, Univ Georgia, Athens, 1982, P.409-414.

32. Eckert J., 1995. Biotechnological. Guideline on techniques in coccidiosis. Research, ECSC- EC- EAEC, Brussels.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 73 33. Ellis C.C (1986). Studies of the viability of the Oocyst of Eimeria tenella, with particular reference to condition of incubation. Cornell Vet (28), P: 267.

34. Goodrich H.P. Coccidia Oocysts. Parasitology 1944, P.72 - 74.

35. Horton Smith và Britvet J (1963). Immunity to avian coccidiosis. Brit, Veter. J. 1963, 3: 99-109.

36. Johnson (1930). A Sttudy of the Life Cysle of Eimeria pracecox, Journal of Veterinary Medicine, Vol 37, p. 363 -368, Jan -Dec 1990.

37. Jordan F.T. W., 1990. Coccidiosis Disease of poultry”, 3rd edition, P. 227 -243.

38. Larry R.L , and McDougald (1991). Coccidiosis, In: Diseases of Poultry. 9th. Ed. Calnek B.W. Barnes C.W. Reid W.M. and Yoder H.W. Jr. Eds. Lowa state university Press, Ames, in press. P.780-792

39. Levine. D.L (1925). Specific diagnosis and chemotherapy of avian coccidiosis.

40. Long P.L và Reid W.M (1982). The biology of coccidia. University park press, Baltimore. MD.

41.Long P.L và J.K Jonhson (1988), Eimeria of American chickens: characteristics of six attenuated strains produced by selection for precoccious development. Avian Pathol.

42. Perard.., (1926), study of the endogenous development of parental and precocious strains.

43. Tyzzer E.E (1929). Coccidiosis in Gallinaceous irds. Ames J. Hyg. 44. Warnar D.E (1933), survival of Coccidia of the Chicken in Soil and on the surface of Eggs, Poultry Science.

45. Williams (1997). The mode of action of anticoccidial quinolones in chickens. International Journal for Parasitology, P: 30-33.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 74

PH LC NH

I> Hình các hình thức nuôi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 75 Hình 1.2 Nuôi Bán Thả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và thử nghiệm điều trị bệnh cầu trùng trên gà thịt do eimeria gây ra tại yên khánh, ninh bình (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)