Qua điều tra nghiên cứu chúng tôi nhận thấy gà được nuôi theo phương thức bán thả và nuôi nhốt là chủ yếu do việc chăn nuôi gà với mục đích tận dụng diện tích đất trống và tiêu thụ nội địa. Nuôi bán thả là hình thức nuôi có chuồng nuôi và sân chơi để thả gà. Nuôi nhốt là hình thức gà được nuôi nhốt trong một diện tích nhỏ hẹp, thường là tận dụng chuồng lợn, bếp cũ, hay phần đất còn thừa của gia đình để nuôi. Do diện tích nuôi nhỏ nên các nông hộ thường làm thêm sàn tre hoặc que luồng để cho gà đậu. Để thấy rõ sự ảnh hưởng của hình thức chăn nuôi lên tỷ lệ và cường độ nhiễm Cầu trùng của gà chúng tôi theo dõi 61 đàn nuôi theo hai phương thức là nuôi bán thả và nuôi nhốt. Kết quả thu được thể hiện qua bảng 3. 3.
Bảng 3.3 Tỷ lệ và cường độ nhiễm Cầu trùng gà theo hình thức nuôi
Hình thức nuôi
Tỷ lệ nhiễm Cường độ nhiễm
Nhẹ (+) Trung bình (++) Nặng (+++) Số mẫu kiểm tra Số mẫu nhiễm Tỷ lệ nhiễm (%) Số mẫu nhiễm Tỷ lệ nhiễm (%) Số mẫu nhiễm Tỷ lệ nhiễm (%) Số mẫu nhiễm Tỷ lệ nhiễm (%) Nuôi nhốt 225 143 63,56a 47 32,87 65 45,45 31 21,68 Nuôi bán thả 255 186 72,94b 48 25,81 83 44,62 55 29,57 Tổng 480 329 68,54 95 28,88 152 46,2 82 24,92
(+) < 500 oocyst/ 1g phân; (++) 500 -1000 oocyst/1g phân; (+++) >1000 oocyst/1g phân.
Ghi chú: Trong cùng một cột chỉ tiêu, các giá trị có chữ cái (mũ) khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thỗng kê (P<0,05).
Ở phương thức chăn nuôi bán thả, khi kiểm tra 255 mẫu phân thì có 186 mẫu nhiễm Cầu trùng, chiếm 72,94% trong đó có 48 mẫu nhiễm ở cường độ nhẹ chiếm 25,81%; 83 mẫu nhiễm ở cường độ trung bình chiếm 44,62%; 55 mẫu nhiễm nặng chiếm 29,57%. Nuôi nhốt, kiểm tra 225 mẫu có 143 mẫu nhiễm chiếm 63,56% trong đó: Tỷ lệ nhiễm Cầu trùng ở cường độ nhẹ chiếm 32,87%, cuờng độ nhiễm trung bình chiếm 45,45%, tỷ lệ nhiễm ở cưòng độ nặng chiếm 21,68%.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44 nuôi nhốt. Theo chúng tôi nguyên nhân là do sân thả gà thường là nền đất ẩm ướt nên mầm bệnh Cầu trùng gà có thể tồn tại rất lâu. Gà nuôi theo hình thức này có tính phơi nhiễm cao với mầm bệnh từ các ký chủ trung gian hay dễ nhiễm bệnh từ ngoài vào chuồng nuôi. Một số hộ nuôi theo hình thức này tận dụng nguồn thức ăn từ rau cỏ trong vườn nhằm giảm chi phí thức ăn cho gà, điều này làm cho gà có tốc độ lớn không đều, tính cạnh tranh trong đàn cao dẫn đến sức đề kháng của cả đàn giảm và khả năng nhiễm bệnh của đàn tăng cao hơn. Bên cạnh đó do nuôi thả ngoài vườn nên khi gà nhiễm bệnh không được bà con để ý tới, chỉ khi cả đàn ủ rũ bỏ ăn hay có con chết bà con mới phát hiện ra và điều trị làm cho tỷ lệ nhiễm nặng tăng cao. Gà nuôi nhốt thường người dân dễ nhận biết hơn do nuôi nhốt gà tập chung ăn và chỉ được ăn khi cho ăn. Chính vì vậy, khi cho ăn con nào không đến ăn người dân sẽ nhận biết được luôn, sự thay đổi màu phân cũng dễ phát hiện hơn. Tỷ lệ gà nhiễm Cầu trùng cường độ nặng (+++) của hai phương thức nuôi không có nhiều khác biệt về mặt thống kê.
Cường độ nhiễm Cầu trùng ở gà theo hình thức chăn nuôi được thể hiện rõ thông qua hình sau.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45 Thực tế cho thấy đa phần tình trạng vệ sinh sát trùng chuồng trại tại các hộ nuôi đều không được quan tâm là do quy mô nuôi nhỏ lẻ số lượng ít, người chăn nuôi thường không dọn vệ sinh phân nên tình trạng tồn đọng phân trong chuồng nuôi thường rất lâu và nhiều. Làm cho mầm bệnh Cầu trùng luôn tồn tại trong chuồng, bên cạnh đó gà là loài có đặc tính hay bới tìm thức ăn từ nền chuồng làm cho tỷ lệ nhiễm tăng cao.
Kết quả này của chúng tôi phù hợp với kết quả của Hoành Thạch (1999), tỷ lệ nhiễm Cầu trùng gà trên gà nuôi theo hình thức thả vườn cao hơn gà nuôi nhốt công nghiệp. Nguyễn Hữu Hưng (2010), gà nuôi theo kiểu chuồng hở nhiễm tỷ lệ 41,64%, cao hơn nhiều so với kiểu chuồng kín 30,63%.
Thông qua kết quả trên, chúng tôi nhận thấy phương thức chăn nuôi có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng nhiễm bệnh, đặc biệt là bệnh về ký sinh trùng trong đó có bệnh Cầu trùng. Vì vậy, cần tuyên truyền cho người chăn nuôi về công tác vệ sinh thú y và ảnh hưởng của bệnh Cầu trùng tới năng suất, chất lượng đàn gia cầm, từ đó hạn chế được tác hại của bệnh Cầu trùng.