Tỷ lệ và cường độ nhiễm Cầu trùng ở gà theo qui mô đàn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và thử nghiệm điều trị bệnh cầu trùng trên gà thịt do eimeria gây ra tại yên khánh, ninh bình (Trang 54)

Gà tại các nông hộ nuôi để tận dụng diện tích trống và tiêu thụ nội địa, nên thường thấy quy mô đàn gà ở 3 mức, quy mô nhỏ 10 - 30 con; quy mô vừa 31 - 70 con; quy mô lớn 71 - 100 con phù hợp với điều kiện nuôi của nông hộ. Để xác định quy mô đàn gà ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm Cầu trùng gà chúng tôi tiến hành nghiên cứu tỷ lệ nhiễm Cầu trùng theo quy mô đàn khác nhau.

Kế quả tỷ lệ và cường độ nhiễm Cầu trùng ở gà theo quy mô đàn được tổng hợp tại bảng 3.4.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46

Bảng 3.4 Tỷ lệ và cường độ nhiễm Cầu trùng ở gà theo qui mô đàn.

Quy mô đàn (con gà) Tỷ lệ nhiễm Cường độ nhiễm Nhẹ (+) Trung bình (++) Nặng (+++) Số mẫu kiểm tra Số mẫu nhiễ m Tỷ lệ nhiễm (%) Số mẫu nhiêm Tỷ lệ nhiễm (%) Số mẫu nhiễm Tỷ lệ nhiễm (%) Số mẫu nhiễm Tỷ lệ nhiễm (%) Dưới 30 163 112 68,71a 40 35,71 51 45,54 21 18,75 31 -70 203 145 71,43a 35 24,14 69 47,59 41 28,28 71 -100 114 72 63,16b 20 27,78 32 44,44 20 27,78 Tổng 480 329 68,4 95 28,8 152 46,2 82 24,92

(+) < 500 oocyst/ 1g phân; (++) 500 - 1000 oocyst/1g phân; (+++) >1000 oocyst/1g phân.

Ghi chú: Trong cùng một cột chỉ tiêu, các giá trị có chữ cái (mũ) khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thỗng kê (P<0,05).

Theo kết quả Bảng 3.4 tỷ lệ nhiễm Cầu trùng ở các đàn có quy mô nhỏ 68,71% và quy mô vừa vừa 71,43% đều rất cao trên 70%, cao hơn so với những đàn có quy mô lớn 71 - 100 con là 63,16%. Tỷ lệ nhiễm oocyst Cầu trùng cường độ nặng thấp nhất ở đàn có quy mô nhỏ dưới 30 con, đàn có quy mô 31 - 70 con và 71 - 100 con có tỷ lệ nhiễm lần lượt là 28,28% và 27,78% cao hơn đàn quy mô nhỏ, điều này cho thấy những đàn nuôi mật độ đông thường có cường độ nhiễm nặng chiếm tỷ lệ cao cũng như dịch bệnh Cầu trùng gà dễ xảy ra hơn.

Nghiên cứu những đàn có quy mô nhỏ 10 - 30 con, quy mô vừa 30 - 70 con chúng tôi nhận thấy: Lượng phân tồn lưu trong chuồng nuôi rất lâu, người dân đa phần chỉ quan tâm bằng cách cung cấp nước và thức ăn. Với những đàn nuôi theo hình thức bán thả có sân chơi gà được cho ăn bằng các vãi thức ăn (thóc) trực tiếp lên nền đất hay những đàn nuôi nhốt thức ăn được đựng trong dụng cụ chứa thức ăn ngay trên nền chuồng. Vì vậy, gà khi ăn đứng cả chân vào khay đựng thức ăn. Do nuôi với số lượng ít nên lượng thức ăn và chất lượng thức ăn cũng không được người dân quan tâm, thức ăn thường là phế phẩm nông

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47 nghiệp không được rửa sạch hay thức ăn dư thừa đã bị ôi thiu vẫn được sử dụng làm thức ăn cho gà. Thức ăn không được bổ sung chất chống Cầu trùng, chỉ tới khi gà có biểu hiện bệnh rõ ràng người dân mới tiến hành mua thuốc về điều trị. Trên các đàn có quy mô vừa và nhỏ chúng tôi thấy gà có độ tuổi khác nhau, người dân cho biết, ở giai đoạn 1 tháng tuổi tỷ lệ gà chết cao, họ thường phải mua bổ sung thêm gà về nuôi. Vì vậy, tỷ lệ nhiễm Cầu trùng ở các đàn này thường rất cao do việc mang thêm gà từ ngoài vào chuồng nuôi, gà không cùng lứa tuổi đã giúp bệnh lây lan nhanh trong đàn.

Những đàn có quy mô lớn 70 - 100 con, do giá trị kinh tế lớn của đàn gà nên sự quan tâm cũng như đầu tư dụng cụ cũng được người dân quan tâm hơn. Thức ăn đã được dựng trong các dụng cụ cho ăn song vẫn đạt trực tiếp các máng ăn này trên nên chuồng. Người dân chủ động trong việc phòng bệnh cho đàn gà ngay từ những ngày đầu nuôi. Mặc dù vậy lượng phân tồn lưu trong chuồng nuôi vẫn nhiều và lâu. Những đàn có quy mô lớn thường khâu vệ sinh, chăm sóc thường tốt hơn, khi gà chết các hộ đa phần không mua bổ sung gà.

Cường độ nhiễm Cầu trùng tại những đàn có quy mô nhỏ (dưới 30 con) tập trung chủ yếu ở cường độ nhiễm nhẹ và trung bình, cường độ nhiễm nặng chiếm tỷ lệ thấp 18,75%. Đàn có quy mô lớn 31 - 70 con và 71 - 100 con có cường độ nhiễm tập chung cao ở mức trung bình và nặng chiếm 72 - 78%. Điều này cho thấy những đàn có quy mô lớn mức độ lây lan cao trong đàn và bệnh dễ bùng phát nghiêm trọng. Cường độ nhiễm Cầu trùng gà theo quy mô đàn được thể hiện rõ qua hình 3.6.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48

Hình 3.6 Biểu đồ cường độ nhiễm Cầu trùng trên gà theo quy mô đàn

Theo Phạm Gia Ninh, Nguyễn Đức Tân (2000), mặc dù bình thường bệnh Cầu trùng gắn liền với chăn nuôi thâm canh tiên tiến trong đó một số lượng lớn gà nuôi chung với nhau. Điều quan trọng là bất cứ điều kiện nào dẫn tới việc nuôi quá đông và tích tụ phân trong môi trường đều có thể là tiền đề của căn bệnh quan trọng này. Vì vậy, các ổ dịch bệnh Cầu trùng có thể xảy ra ở thôn xóm cũng như ở các xí nghiệp hiên đại (Dẫn theo Nguyễn Hữu Hưng, 2010).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và thử nghiệm điều trị bệnh cầu trùng trên gà thịt do eimeria gây ra tại yên khánh, ninh bình (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)