Triệu chứng ở gà bị nhiễm Cầu trùng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và thử nghiệm điều trị bệnh cầu trùng trên gà thịt do eimeria gây ra tại yên khánh, ninh bình (Trang 67)

Triệu chứng lâm sàng là những biến đổi bệnh lý ở các cơ quan, tổ chức, được biểu hiện ra bên ngoài, bằng các phương pháp lâm sàng có thể dễ dàng nhận biết được, giúp cho việc phát hiện ra những cá thểđang mắc bệnh trong đàn hoặc tìm ra các cơ quan tổ chức đang mắc bệnh trong cơ thể một cách nhanh chóng.

Những biểu hiện triệu chứng lâm sàng của gà mắc bệnh Cầu trùng ở giai đoạn 1 - 8 tuần tuổi được chúng tôi ghi nhận và tổng hợp qua Bảng 3.4

Bảng 3.9 Triệu trứng lâm sàng của gà mắc bệnh Cầu trùng

STT Chỉ tiêu nghiên cứu quan sát Số con (con) Số con biểu hiện triệu chứng (con) T ỷ lệ (%) 1 Giảm ăn, uống nước nhiều 20 14 70,0 2 Bỏ ăn 20 6 30,0 3 Ủ rũ, lười vận động 20 19 95,0

4 Lông xù, xơ xácở hậu môn, phân dính 20 15 75,0

5 Mào yếm nhợt nhạt 20 11 55,0

Qua kết quả bảng tổng hợp 3.9 chúng tôi nhận thấy. Triệu chứng gà ủ rũ, lười vận động chiếm tới 95%. Triệu chứng giảm ăn, uống nước nhiều chiếm tới 70%; lông xù, xơ xác, phân dính ở hậu môn cũng chiếm tỷ lệ khá cao 75%. Triệu chứng mào yếm nhợt nhạt chiếm tỷ lệ 55%. Triệu chứng gà bỏ ăn chiếm tỷ lệ thấp nhất 30%.

Theo Phạm Sỹ Lăng, Tô Long Thành (2006), noãn nang cảm nhiễm xâm nhập vào thành tế bào nhung mao ruột phát triển, ngoài tác động cơ giới phá hủy

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59 các tế bào biểu mô chúng còn tiết ra độc tố và các enzym dung giải nhu mô ruột, gây độc cho cơ thể vật chủ, xuất huyết và biểu hiện rõ rệt nhất là tiêu chảy.

Triệu chứng cá thể: ban đầu gà có biểu hiện ủ rũ lười vận động, đứng tụm lại một chỗ, dáng đi mệt nhọc, chậm chạp, nguyên nhân là do Cầu trùng ký sinh trên niêm mạc ruột non gây tổn thương niêm mạc ruột làm giảm quá trình hấp thu dinh dưỡng. Sau khi cầu trùng tăng sinh về mặt số lượng làm đường ruột xuất huyết nặng gây mất nước, mất máu và gà giảm ăn rõ rệt có những con bỏ ăn, uống nước nhiều, đi lại khó nhọc hơn. Trạng thái phân: Lúc đầu phân sống có màu vàng của cám, sau đó chuyển sang màu xanh trắng, loãng, có bọt, sau cùng chuyển sang màu nâu đỏ, phân loãng như có máu. Nhìn bên ngoài gà xã cánh lông xơ xác, mào yếm nhợt nhạt, chân trắng bệch, gà gầy đi nhanh do mất máu và không ăn được.

Quá trình tiến triển của bệnh thường từ 4 đến 5 ngày. Nếu không được chữa trị kịp thời gà sẽ bị chết nhanh chóng. Nếu phát hiện được gà chớm bị bệnh sau 1 đến 2 ngày, những gà bệnh này được điều trị sẽ khỏi nhưng còi cọc, chậm lớn hơn so với những con khỏe mạnh không bị bệnh.

Triệu chứng toàn đàn: Đột ngột trong đàn gà chết 1 hoặc 2 con xác trắng bệch, bóp hậu môn thấy có máu. Quan sát trên nền chuồng xuất hiện những bãi phân lẫn máu. Trong trường hợp này nếu không có thuốc điều trị gà sẽ chết rất nhanh, số lượng gà ốm trong đàn nhiều lên, gà ăn ít (biểu hiện gà không ăn hết lượng thức ăn hàng ngày), gà đứng tụ lại thành từng đám vài con một, dáng đi, mệt nhọc chậm chạp, không muốn vận động, đứng lì một chỗ, hậu môn dính phân lẫn máu. Những con này hầu như chết vì chúng ăn ít, uống ít nên lượng thuốc không đủ diệt Cầu trùng.

Triệu chứng bệnh Cầu trùng nói chung đều thể hiện hậu quả của quá trình phá hủy niêm mạc đường tiêu hóa của Cầu trùng. Theo Phạm Van Khuê và Phan Lục (1996), Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999), Dương Công Thuận (1978), gà mắc bệnh Cầu trùng thường lờ đờ, chậm chạp, ăn kém hoặc bỏ ăn, lông xù, xã cánh, phân loãng lẫn máu tươi, khát nước, uống nhiều nước. Dễ chết do mất nước và mất máu. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả của các tác giả này.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 60 Tỷ lệ các triệu chứng lâm sàn gà mắc bệnh Cầu trùng được thể hiện rõ thông qua biểu đồ dưới đây:

Hình 3.11 Biểu đồ triệu chứng của gà bị bệnh Cầu trùng

Dựa vào kết quả của biểu đồ khuyến cáo tới người dân khi phát hiện thấy những gà trong đàn có biểu hiện các triệu chứng như: Gà giảm ăn hoặc bỏăn, lông xù xơ xác, lông ở hậu môn dính bết phân hoặc phát triển trên nền chuồng nuôi có phân lẫn nước, lẫn bọt khí, phân sáp, bà con chăn nuôi có thể dùng các loại thuốc trị Cầu trùng cho những gà đó và dùng thuốc phòng cho những con gà còn lại trong đàn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và thử nghiệm điều trị bệnh cầu trùng trên gà thịt do eimeria gây ra tại yên khánh, ninh bình (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)