Tỷ lệ nhiễm Cầu trùng ở gà theo lứa tuổi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và thử nghiệm điều trị bệnh cầu trùng trên gà thịt do eimeria gây ra tại yên khánh, ninh bình (Trang 46)

Sức đề kháng của gà khác nhau với bệnh Cầu trùng ở mỗi lứa tuổi cho nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm bệnh Cầu trùng qua các giai đoạn phát triển của gà..

Chúng tôi tiến hành điều tra bệnh Cầu trùng gà theo 3 lứa tuổi: Từ 1 - 4 tuần tuổi, 5 - 8 tuần tuổi và 9 - 13 tuần tuổi. Gà 1 - 7 ngày tuổi đầu, mặc dù ăn phải noãn nang nhưng do hệ tiêu hóa của gà chưa phát triển đầy đủ, các men tiêu hóa hoạt động còn yếu nên không đủ khả năng phá vỡ lớp vỏ của oocyst

nên oocyst vào đường tiêu hóa lại bị thải ra ngoài theo phân và không gây được bệnh cho gà dưới 1 tuần tuổi. Chúng tôi chia làm 3 lứa tuổi trên phù hợp với 3 giai đoạn phát triển của gà: Giai đoạn gà con, giai đoạn gà hậu bị và giai đoạn gà trưởng thành. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi được tổng hợp ở bảng 3.2.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38

Bảng 3.2 Tỷ lệ và cường độ nhiễm Cầu trùng gà theo lứa tuổi

Tuần tuổi Tỷ lệ nhiễm Cường độ nhiễm Nhẹ (+) Trung bình (++) Nặng (+++) Số mẫu kiểm tra Số mẫu nhiễm Tỷ lệ nhiễm (%) Số mẫu nhiễm Tỷ lệ nhiễm (%) Số mẫu nhiễm Tỷ lệ nhiễm (%) Số mẫu nhiễm Tỷ lệ nhiễm (%) 1 -4 tuần tuổi 123 84 68,29a 27 32,14e 40 47,62c 17 20,24d 5 -8 tuần tuổi 247 199 80,57b 46 23,12d 91 45,73c 62 31,16e 9 -13 tuần tuổi 110 46 41,82c 22 47,83c 21 45,65c 3 6,52u Tổng 480 329 68,54 95 32,89 152 43,42 82 23,68

(+) < 500 oocyst/ 1g phân; (++) 500 - 1000 oocyst/1g phân; (+++) >1000 oocyst/1g phân.

Ghi chú: Trong cùng một cột chỉ tiêu, các giá trị có chữ cái (mũ) khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thỗng kê (P<0,05).

Từ kết quả bảng 3.2 cho thấy, tỷ lệ nhiễm oocyst Cầu trùng tăng dần từ 1 - 4 tuần tuổi là 68,29%, tỷ lệ nhiễm đạt cao nhất ở gà 5 -8 tuần tuổi là 80,57% sau đó giảm dần khi gà ở lứa tuổi từ 9 - 13 tuần tuổi là 41,82%. Tỷ lệ nhiễm Cầu trùng ở giai đoạn 1 - 4 tuần tuổi và 5 - 8 tuần tuổi là rất caolà 68,29% và 80,57%, điều này cho thấy bệnh Cầu trùng gà có tính lây lan mạnh, đặc biệt là gà dưới 2 tháng tuổi. Tỷ lệ nhiễm Cầu trùng ở các tuần tuổi có sự khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39

Hình 3.2 Biểu đồ cường độ nhiễm Cầu trùng gà theo lứa tuổi

Ở lứa tuổi từ 1 - 4 tuần tuổi gà có cường độ nhiễm oocyst Cầu trùng tập chung ở mức nhẹ và trung bình chiếm 79,76%. Từ 5 - 8 tuần tuổi cường độ nhiễm Cầu trùng tăng cao ở mức trung bình 45,73% và nặng 31,16%, đây cũng là lứa tuổi có tỷ lệ nhiễm Cầu trùng ở cường độ nhiễm nặng (+++) cao nhất 31,16%. Gà từ 9 - 13 tuần tuổi cường độ nhiễm tập chung ở mức nhẹ 47,83% và trung bình 45,73% khá cao, giai đoạn này tỷ lệ gà nhiễm oocyst Cầu trùng ở mức nặng (+++) thấp nhất 6,52%.

Gà 1 tuần tuổi bắt đầu chứa oocyst trong phân, gà ở lứa tuổi từ 1 - 4 tuần tuổi tỷ lệ nhiễm tăng dần và có tỷ lệ nhiễm oocyst trong phân cao là 68,29%. Giai đoạn này, gà chủ yếu nhiễm Cầu trùng với cường độ nhẹ và trung bình. Theo chúng tôi nguyên nhân ở tuần tuổi từ 1 - 4 tuần tuổi có tỷ lệ nhiễm cao là do sức đề kháng của gà với mầm bệnh thấp nên gà dễ nhiễm bệnh. Đặc tính của gà là hay bới và mổ những vật lạ trong chất độn chuồng nên đã vô tình nuốt phải oocyst Cầu trùng. Gà có thể nhiễm mầm bệnh từ 1 ngày tuổi từ nền chuồng cũ, con giống, quá trình vận chuyển, sự lan truyền thông qua thức ăn nước uống, chậu, máng ăn uống, chất độn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40 chuồng, các dụng cụ chăn nuôi bị nhiễm trùng, người, động vật, chim trời, côn trùng là những vật mang mầm bệnh có tính chất cơ giới. Oocyst Cầu trùng gà rất nhỏ bé, lại có sức đề kháng cao với điều kiện môi trường bất lợi, chất sát trùng, và khả năng tái sinh của nó rất cao vì vậy mà rất khó loại bỏ mầm bệnh Cầu trùng ra khỏi chuồng nuôi nếu không có biện pháp sử lý hợp lý. Đây là nguyên nhân chính làm cho tỷ lệ nhiễm Cầu trùng gà ở giai đoạn này rất cao.

Khi điều tra thu mẫu chúng tôi được biết, gà mới mua về được úm trong quây úm nền trấu và sử dụng đèn úm ngay tại chuồng nuôi cũ. Dụng cụ úm như quây úm, máng ăn, máng nước thường tận dụng từ những vụ trước hay là những vật dụng cũ được tái sử dụng để hạn chế chi phí trong chăn nuôi. Thời giai gà ở trong quây úm thường từ 1 - 2 tuần và không thay nền trấu trong suốt thời gian úm. Những nông hộ không có điều kiện úm gà do không có chuồng úm kín hay nuôi với số lượng ít thường mua gà đã được 2 - 4 tuần tuổi về nuôi. Mặt khác do quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ nên nguồn gà giống thường do nông hộ đó tự cung cấp, hay mua tại những lò ấp gà trên địa bàn mà không có đảm bảo khâu vệ sinh, cũng như chất lượng con giống kém do ngồn gen không được lai cải tạo giống.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41 Trong quá trình điều tra, chúng tôi ghi nhận thấy ở đàn gà dưới 3 tuần tuổi ít thấy dịch xảy ra và gà chủ yếu nhiễm Cầu trùng với cường độ nhẹ và trung bình. Khi gà nhiễm cầu trùng, mầm bệnh tăng nhanh và sau 7 ngày đã sản sinh ra một lượng Cầu trùng và bắt đầu thải qua phân gà, điều này giải thích cho cường độ nhiễm Cầu trùng ở giai đoạn này thường bị nhẹ hay trung bình. Khi gà lớn dần, lượng thức ăn tăng và phân thải nhiều hơn kết hợp với nền chuồng ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho oocyst tồn tại và phát triển.

Ở 5 - 8 tuần tuổi gà nhiễm Cầu trùng với tỷ lệ cao nhất 80,57% và cường độ nhiễm nặng có chiều hướng tăng, cường độ nhiễm Cầu trùng nặng (+++) cao nhất là 31,16% được ghi nhận ở giai đoạn gà 5 - 8 tuần tuổi, giai đoạn này dịch bệnh thường xảy ra. Nguyên nhân là do tốc độ tăng trưởng của gà trong giai đoạn này tăng cao do đó quá trình tiêu hóa tăng mạnh nên cường độ nhiễm Cầu trùng ở gà cũng tăng cao. Lượng phân thải ra và tích tụ trong chuồng cũng tăng mạnh tạo điều kiện cho oocyst tồn tại và lây lan. Giai đoạn này gà được chuyển từ chuồng úm ra chuồng nuôi rộng hơn, điều kiện chăm sóc giảm gà dễ bệnh khi thời tiết thay đổi làm cho gà dễ bị sốc, nhiễm bệnh nên bệnh giai đoạn này thường diễn biến nhanh, gây bệnh tích rõ và thiệt hại lớn, dễ bùng phát thành dịch bệnh.

Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm Cầu trùng trên gà giảm thấp ở gà 9 - 13 tuần tuổi, tỷ lệ nhiễm là 41,82%. Cường độ nhiễm Cầu trùng tập chung chủ yếu ở mức độ nhẹ và trung bình, mức độ nặng là 6,52%. Gà càng lớn hệ miễn dịch càng hoàn thiện, gà trên hai tháng tuổi có sức đề kháng cao nhất. Các tế bào càng dày lên và vững chắc hơn chính vì thế mà Cầu trùng ngày càng khó khăn trong việc xâm nhập và phân chia để nhân số lượng oocyst tăng lên do đó sau 2 tháng tuổi gà có chiều hướng giảm tỷ lệ nhiễm và cả cường độ nhiễm.

Hoàng Thạch và cs (1999) cho biết: Gà các lứa tuổi đều có thể bị nhiễm Cầu trùng, tuy tác hại của bệnh có khác nhau tuỳ theo chủng loại Cầu trùng và lứa tổi gà mắc bệnh. Thường gà non bị nhiễm nặng hơn gà lớn.

Theo Bachman (1930) ở gia súc, gia cầm có hiện tượng miễn dịch đối với Cầu trùng theo độ tuổi là do chúng bị tái nhiễm nhiều lần lúc nhỏ. Horton – Smith (1963) tiến hành thí nghiệm nuôi cách ly gà đến 6 tháng tuổi, không cho gà tiếp xúc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42 với Cầu trùng. Sau đó cho gà nhiễm Cầu trùng tự nhiên và thấy đàn gà cảm thụ với

Eimeria tenella, trong khi đó bình thường ở gà 6 tháng tuổi không còn bị nhiễm

Eimeria tenella nữa. Qua đó ông nhận xét ở gà lớn không bị nhiễm Cầu trùng là do lúc còn nhỏ gà đã nhiều lần bị nhiễm Cầu trùng.

Tỷ lệ nhiễm Cầu trùng ở gà giảm dần đều theo lứa tuổi sau 2 tháng tuổi. Sự biến động được thể hiện rõ qua hình đồ thị sau.

Hình 3.4 Biểu đồ tỷ lệ nhiễm Cầu trùng theo tuần tuổi

Vì vậy chúng tôi nhận định bệnh Cầu trùng gà là bệnh truyền nhiễm trên gà con dưới 2 tháng tuổi. Kết quả này của chúng tôi cũng giống với các nghiên cứu trước đó của Đào Hữu Thanh và cs (1978) đã nhận xét, bệnh Cầu trùng gà có tính lây lan manh, đặc biệt ở gà dưới 2 tháng tuổi, được coi như một bệnh truyền nhiễm của gà con 10 - 49 ngày tuổi. Lê Văn Năm (1995) cho biết gà nhiễm Cầu trùng nặng nhất ở giai đoạn 20 - 56 ngày tuổi, nếu không điều trị kịp thời có thể chết tới 100%,…

Như vậy theo chúng tôi, người chăn nuôi cần chú ý đến việc phòng bệnh cho gà ngay từ tuần tuổi thứ nhất, tức là 5 - 7 ngày sau khi úm để chủ động phòng sự phát triển của oocyst. Đồng thời cần chú ý đến khâu vệ sinh chuồng úm trước khi đưa gà về để hạn chế sự tồn tại của các oocyst trong nền chuồng, máng ăn, máng uống,…

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và thử nghiệm điều trị bệnh cầu trùng trên gà thịt do eimeria gây ra tại yên khánh, ninh bình (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)