Nội dung chính của phát triển NIS

Một phần của tài liệu Phát triển Hệ thống đổi mới quốc gia ở một số nước châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 41)

Với cách tiếp cận này, nội dung trọng tâm của NIS là tạo môi trƣờng chính sách thúc đẩy đổi mới sản phẩm, dịch vụ, công nghệ, tổ chức, quản lý để gắn các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) với các hoạt động kinh tế - xã hội (KT-XH), khắc phục vai trò tồn tại tự thân của bất kỳ một yếu tố nào trong hệ thống, đặc biệt là các yếu tố KH&CN.

Một là, xây dựng NIS mang tính hệ thống nhằm thúc đẩy đổi mới sản phẩm, dịch vụ, công nghệ.

Đây là nội dung mang tính bản chất nhất của cách tiếp cận NIS. Nó thể ở tính hệ thống. Các yếu tố thuộc NIS bao gồm:

Các yếu tố, loại hoạt động: Nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, thƣơng mại hóa sản phẩm mới, tạo môi trƣờng văn hóa, các hoạt động giáo dục, đào tạo nhân lực KH&CN, các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng KH&CN (thông tin, tiêu chuẩn hóa, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT), v.v...).

Các tổ chức: Chính phủ, doanh nghiệp, đại học, viện nghiên cứu, các tầng lớp dân cƣ có liên quan hoặc chịu ảnh hƣởng của các chính sách và thành quả KH&CN.

Các chính sách: Công nghiệp, thƣơng mại, KH&CN, tài chính, tiền tệ, môi trƣờng,v.v...

Các yếu tố này bao gồm tất cả các nhân tố, các tổ chức và các chính sách trực tiếp và gián tiếp tham gia vào quá trình đổi mới sản phẩm, đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh trên thị trƣờng. Ở đây, cả một hệ thống của quốc gia bao gồm hệ thống các tổ chức R&D, các doanh nghiệp thuộc cộng đồng sản xuất kinh doanh (quốc doanh và dân doanh), các trƣờng đại học, Chính phủ và các yếu tố thị trƣờng mỗi khi có mục tiêu chung sẽ lập tức đƣợc huy động và phối kết hợp với nhau một cách linh hoạt để hƣớng tới tiêu điểm chung là tạo ra sản phẩm, quy trình và dịch vụ mới theo nhu cầu của khách hàng.

Hai là, phát triển NIS nhằm gắn các hoạt động R&D với các hoạt động KT-XH, gắn kết giữa các năng lực R&D trong nước với các năng lực đổi mới nước ngoài; xây dựng NIS mang tính mở.

Mục tiêu phát triển NIS không chỉ là thúc đẩy đổi mới sản phẩm, công nghệ mà quan trọng hơn đó là hòa trộn, gắn kết các hoạt động KH&CN với các hoạt động KT-XH. Vì thế NIS thể hiện rõ tính mở.

Tính mở đƣợc thể hiện trƣớc hết ở sự hoà trộn, gắn kết của các hoạt động KH&CN với các hoạt động KT-XH. Sở dĩ có tính mở là vì trong khuôn khổ của NIS, các hoạt động đều cùng có chung một mục tiêu là tạo ra sản phẩm mới, dịch vụ mới, đồng thời nâng cao đƣợc năng lực cạnh tranh của ngành/quốc gia/doanh nghiệp.

Ngoài ra, tính mở còn đƣợc thể hiện ở sự hoà nhập, gắn kết giữa các năng lực R&D trong nƣớc với các năng lực đổi mới ngoài nƣớc. Sự tham gia của các năng lực đổi mới ngoài nƣớc vào quá trình tích luỹ và nâng cao năng lực đổi mới trong nƣớc là một quá trình phức tạp và đa chiều. Một mặt, thông qua cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế, những đổi mới sản phẩm của một hãng, một quốc gia tạm thời thống trị thị trƣờng sản phẩm đó trong một thời gian nhất định. Mặt khác, cũng không kém phần quan trọng là thông qua cạnh tranh, sản phẩm của một hãng, một quốc gia vốn đang thống trị thị trƣờng thì

bị những đổi mới đƣợc tiến hành tại các hãng khác, quốc gia khác vƣợt qua. Chính sự thất bại trong đổi mới mà thị trƣờng bên ngoài áp đặt cho một hãng, một quốc gia lại là một nguồn kích thích đổi mới, thậm chí là tạo nên một xung lực đổi mới quan trọng đến mức không thể thiếu đƣợc trên thị trƣờng.

Tính mở trong quan niệm về NIS còn thể hiện ở xu thế nhất thể hoá giữa KH&CN với KT-XH. Khái niệm nền kinh tế dựa trên tri thức là một bằng chứng cho thấy KH&CN đã thâm nhập và trở thành nền tảng, thành cơ sở và trụ cột của nền kinh tế và của xã hội trong tƣơng lai. Bằng chứng tiếp theo thể hiện ở xu hƣớng mở rộng khái niệm công nghệ. Nếu nhƣ ban đầu, công nghệ chỉ đƣợc hiểu theo nghĩa chuyên môn kỹ thuật thuần tuý, hạn hẹp ở phần cứng của sản xuất (máy móc/thiết bị) thì giờ đây nó ngày càng đƣợc mở rộng và đƣa vào thêm các yếu tố về tri thức khoa học và cả các quy trình sản xuất, yếu tố quản lý, thậm chí cả các sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm. Có thể nói, càng ngày khi nền kinh tế tri thức hình thành, ngƣời ta càng khó phân biệt ranh giới đâu là khoa học, đâu là công nghệ và đâu là các quá trình sản xuất, đâu là tiềm lực KH&CN và đâu là tiềm lực sản xuất, tiềm lực kinh tế. Nhà doanh nghiệp không chỉ thuần tuý là một nhà tài chính, mà phải đồng thời là một nhà quản lý am hiểu về công nghệ, về cạnh tranh, về đổi mới, về văn hoá và về môi trƣờng. Tóm lại, phải có đủ các năng lực cần thiết để đổi mới.

Ba là, phát triển NIS nhằm gắn liền khu vực nghiên cứu và sản xuất – các doanh nghiệp - đối tượng trung tâm của phát triển NIS

Trên thực tế, những ý tƣởng đổi mới có thể xuất hiện từ rất nhiều nguồn và ở bất kỳ một giai đoạn nào trong R&D, tiếp thị và phổ biến công nghệ mới. Thực tế này đã là cơ sở của mô hình đổi mới mang tính liên kết và hệ thống, nhƣng lấy doanh nghiệp làm trung tâm liên kết sẽ phù hợp với quan niệm của NIS.

Trong hệ thống và mạng lƣới này có nhiều yếu tố và tác nhân nhƣ các viện R&D, các trƣờng Đại học, phòng thí nghiệm, thông tin sáng chế, các đối

thủ cạnh tranh, khách hàng, cơ sở hạ tầng về KH&CN, các liên minh chiến lƣợc và quan hệ bạn hàng. Tất cả đều tƣơng tác xoay quanh các hãng, các công ty nhƣ là hạt nhân của hệ thống. Chuỗi các hoạt động R&D cũng chỉ là một trong số nhiều thành tố khác tham gia vào mạng lƣới liên kết tạo thành hệ thống. Cách tiếp cận hệ thống đổi mới tập trung vào các luồng luân chuyển tri thức trong khuôn khổ của “nền kinh tế tri thức” - nền kinh tế dựa trực tiếp vào quá trình sáng tạo, phổ biến, sử dụng tri thức và thông tin. Theo quan niệm này, các hoạt động kinh tế ngày càng trở nên thâm dụng tri thức, gia tăng các ngành công nghiệp công nghệ cao và nhu cầu ngày càng tăng về lao động có trình độ, chuyên nghiệp. Cách tiếp cận hệ thống đổi mới phản ánh vai trò kinh tế của tri thức, theo đó năng lực phân phối tri thức đƣợc xem là yếu tố quyết định đối với tăng trƣởng và cạnh tranh.

Với cách tiếp cận này, không một hoạt động nào, yếu tố nào, tổ chức nào, một khâu nào trong chuỗi các hoạt động đổi mới đƣợc tiến hành riêng rẽ, độc lập với doanh nghiệp. Tất cả đều đƣợc tiến hành song song, trong sự liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp nhằm mục đích gắn liền khu vực nghiên cứu với khu vực sản xuất.

Khái quát lại, với những nội dung và đặc trƣng trên, NIS bao quát đƣợc tổng thể các yếu tố, các loại hoạt động cùng với các mối liên kết bên trong, bên ngoài của một hệ thống chỉnh thể trong quá trình đổi mới. Quản lý các hoạt động đổi mới nghĩa là phải quản lý rất nhiều các yếu tố, các loại hoạt động, các tổ chức, thiết chế và chính sách cùng với mạng lƣới vô cùng phức tạp của các mối liên hệ, các dòng di chuyển tri thức. Nhƣ vậy, thay vì chú trọng các yếu tố nguồn lực, tổ chức, cách tiếp cận hệ thống đổi mới chú trọng các mối liên kết giữa các nguồn lực và các thành tố của hệ thống, chú trọng các sản phẩm đƣợc đổi mới ở đầu ra hơn các nguồn lực đƣợc cung cấp ở đầu vào, chú trọng nhu cầu động, linh hoạt hơn năng lực cung cấp tĩnh, lấy doanh nghiệp chứ không phải là các tổ chức R&D làm trung tâm sự phát triển.

CHƢƠNG 2

KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐỔI MỚI QUỐC GIA Ở MỘT SỐ NƢỚC CHÂU Á

Trung tâm của sức hút kinh tế thế giới đang hƣớng tới châu Á. Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore đang dẫn đầu trên một số lĩnh vực công nghệ cao. Trung Quốc và Ấn Độ đang chứng tỏ là những thị trƣờng màu mỡ cho những cơ hội mới. Các nƣớc khác trong vùng nhƣ Malaixia, Inđônêxia, Thái Lan đang nỗ lực tranh thủ những cơ hội đầu tƣ. Các nƣớc đƣợc này đều có những NIS và các chính sách thực thi đổi mới khác nhau, nhƣng đều có chung các cơ quan thuộc Chính phủ phụ trách chính sách đổi mới với sự phối hợp cao độ các cơ chế ở cấp độ Chính phủ, các tổ chức nghiên cứu và các tổ chức trung gian.

Có thể chia ra làm 3 nhóm nƣớc và vùng lãnh thổ nhƣ sau:

1. Các nƣớc và vùng lãnh thổ hàng đầu là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, trong nhiều lĩnh vực đang là thách thức cạnh tranh với châu Âu. Nhóm này đã có sự phát triển nhanh chóng, nhất là về đầu tƣ công nghệ với tầm nhìn dài hạn.

2. Trung Quốc và Ấn Độ, những thị trƣờng khổng lồ mới nổi, những nhà xuất nhập khẩu cạnh tranh và là nơi thu hút các luồng đầu tƣ lớn; mô hình phát triển và các chính sách đổi mới ở mỗi nƣớc khác nhau. Sau những làn sóng đầu tƣ từ bên ngoài do giá nhân công thấp, giờ đây các nƣớc này bắt đầu chú trọng nghiên cứu và phát triển nguồn nhân lực và sẽ là những đối thủ lớn nhất của châu Âu, Mỹ về cạnh tranh, nhất là trong các ngành công nghiệp công nghệ cao.

3. Malaixia, Inđônêxia, Thái Lan đang nỗ lực hoàn thiện NIS của mình, đây là nhóm mà GDP tăng trƣởng nhanh trong thập kỷ qua và đầu tƣ đổi mới công nghệ đóng vai trò quan trọng.

Trên cơ sở phân tích và làm rõ NIS của các nƣớc, đặc biệt các nƣớc trong cùng khu vực sẽ là bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc thúc đẩy quá trình xây dựng và hoàn thiện NIS của mình.

Trong phạm vi của luận văn, tác giả trình bày kinh nghiệm phát triển NIS của ba quốc gia, đó là: Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc.

Một phần của tài liệu Phát triển Hệ thống đổi mới quốc gia ở một số nước châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 41)