1.1.3.1. Khái quát lịch sử cách tiếp cận khái niệm NIS
Là sản phẩm của cơ chế thị trƣờng và những kinh nghiệm trong quản lý Nhà nƣớc, từ thập kỷ 80 trở lại đây, tại một số quốc gia tiên tiến thuộc tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã xuất hiện cách tiếp cận “Hệ thống đổi mới quốc gia (National Innovation System – NIS). Tƣ duy mới này dẫn tới tại các nƣớc công nghiệp hoá, các chính sách phát triển đã chuyển từ những quan tâm một cách chuyên biệt đến hệ thống KH&CN, hệ thống R&D sang NIS; tập trung vào khái niệm chính sách đổi mới, thay cho chính sách KH&CN. Theo cách tiếp cận này, vấn đề quan trọng thiết yếu không phải là năng lực R&D mang tính chuyên môn mà là năng lực đổi mới, hơn nữa không chỉ là năng lực đổi mới ở tầm quốc gia mà quan trọng hơn cả bao gồm năng lực đổi mới sản phẩm, dịch vụ và các quy trình sản xuất, kinh doanh tại chính các doanh nghiệp.
Lần đầu tiên thuật ngữ NIS đƣợc trình bày nhƣ một cách tiếp cận là trong cuốn sách của C. Freeman về chính sách công nghệ của nền kinh tế Nhật Bản (C. Freeman, 1987). Vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX, hai công trình về hệ thống đổi mới (Lundvall, 1992 và R. Nelson, 1993) đã đƣợc xuất bản. Kể từ đó, trong giới nghiên cứu, cách tiếp cận này đã đƣợc sử dụng rộng rãi và phổ biến nhanh chóng một cách đáng kinh ngạc. Cho đến nay, nhiều quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam rất quan tâm và bƣớc đầu nghiên cứu để vận dụng cách tiếp cận này nhằm thúc đẩy đổi mới, nâng cao năng lực KH&CN.
Lần đầu tiên, cách tiếp cận NIS đã xuất hiện trong tài liệu của Lundvall (1985) thuộc trƣờng Đại học Aalborg (Đan Mạch). Trong tài liệu này, Lundvall đã dùng khái niệm NIS để phân tích các quá trình đổi mới, bao gồm các doanh nghiệp và các tổ chức tri thức tƣơng tác với nhau.
Tiếp đó, Chris Freeman là ngƣời đã đƣa đầy đủ khái niệm NIS vào trong tài liệu. Ông thực hiện việc này trong cuốn sách đề cập đến quá trình đổi mới ở Nhật Bản (Chris Freeman, 1987). Công trình phân tích của ông rất toàn diện, bao hàm những đặc trƣng nội bộ và tổ chức của doanh nghiệp, quản trị công ty, hệ thống giáo dục và không kém phần quan trọng là vai trò của Chính phủ trong NIS.
Cũng cần phải kể đến đóng góp của Michael Porter về vấn đề ƣu thế cạnh tranh của quốc gia. Mặc dù ông không sử dụng khái niệm NIS, nhƣng có những sự trùng khớp đáng kể giữa cách tiếp cận của ông (Porter, 1990) với những tài liệu đã nêu ở trên. Đặc biệt, ông đã nhấn mạnh đến các cơ chế phản hồi và mối tƣơng tác giữa những nhà cung cấp và ngƣời sử dụng- chúng đóng vai trò là nhân tố tạo ra ƣu thế cạnh tranh.
Hiện nay, cách tiếp cận NIS đã cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách ở trên khắp thế giới, bao gồm các quốc gia lớn nhƣ Mỹ, Nhật Bản, Nga, Braxin, Nam Phi, Trung Quốc và Ấn Độ, nhƣng cũng gồm cả những quốc gia nhỏ ở những giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau. Tốc độ phổ biến cách tiếp cận NIS rất nhanh chóng, nếu nhƣ cách đây 15 năm, chỉ một số ít học giả là đƣợc nghe nói về khái niệm này thì hiện nay cách tiếp cận này đã đƣợc áp dụng để làm công cụ cho các nhà hoạch định chính sách ở cấp quốc gia cũng nhƣ các chuyên gia thuộc các tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế nhƣ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Ngân hàng Thế giới (WB), Uỷ ban châu Âu (EC) v.v…
Vào những năm cuối của thế kỷ XX, nhiều học thuyết đã đƣợc nêu ra để giải thích nguyên nhân một số quốc gia tụt hậu, trong khi có những quốc gia khác lại vƣơn lên những vị trí hàng đầu trong lĩnh vực đổi mới. Cách tiếp cận NIS đã đƣa ra những luận cứ để chứng minh rằng sở dĩ có sự khác biệt nêu trên ở các quốc gia tựu trung lại là ở cơ cấu tổ chức NIS của quốc gia đó.
Các quan điểm về NIS trên thế giới
Khái niệm NIS lần đầu tiên đƣợc Nelson, Freeman và Lundvall đƣa ra để tạo cơ sở cho Chính phủ hoạch định và thực hiện các chính sách nhằm tăng cƣờng đổi mới công nghệ. Cho đến nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về NIS gắn với những bối cảnh và mục tiêu nghiên cứu nhất định nhƣ:
Theo C. Freeman (Giáo sƣ danh dự của Viện chính sách khoa học tại Đại học Sussex, Anh): “ NIS là một mạng lưới các tổ chức, thiết chế trong các khu vực tư nhân và công cộng cùng phối hợp hoạt động lẫn nhau trong quá trình nghiên cứu, nhập khẩu, cải tiến và phổ biến các công nghệ mới” [16, tr. 5-24]
Theo Lundvall (Giáo sƣ tại Cục Nghiên cứu Kinh doanh tại Đại học Aalborg, Đan Mạch): “NIS gồm những yếu tố và các mối quan hệ tương tác trong các hoạt động sáng tạo, phổ biến và sử dụng tri thức mới có ích lợi về kinh tế... diễn ra trong hoặc bắt nguồn từ bên trong biên giới của một quốc gia”. [17, 1992]
Theo Pate và Pavitt (Giáo sƣ tại Đại học Cambridge, Anh) “NIS bao gồm các tổ chức thiết chế trong nước, hệ thống các kích thích và năng lực quyết định tốc độ và chiều hướng cải tiến công nghệ (hoặc là tốc độ và cấu thành của các hoạt động tạo ra đổi mới) trong một nước”(“Bản chất và tầm quan trọng của NIS”. [19]
Theo định nghĩa của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD):
“NIS là một hệ thống các cơ quan thuộc các lĩnh vực công và tư nhân, mà hoạt động của nó nhằm khám phá, du nhập, biến đổi và phổ biến các công
nghệ mới. Đó là hệ thống có tính tương hỗ của các doanh nghiệp công và tư, các trường đại học và các cơ quan Chính phủ, nhằm hướng tới sự phát triển của khoa học và công nghệ (KH&CN) trong phạm vi quốc gia. Tính tương hỗ của các đơn vị này có thể là về mặt kỹ thuật, thương mại, luật pháp và tài chính, nhằm những mục đích phát triển, bảo trợ hay thực hiện các hoạt động KH&CN” [18].
NIScó thể đƣợc hiểu nhƣ là một tập hợp các cơ quan, tổ chức và các cơ chế chính sách cùng nhau tƣơng hỗ nhằm theo đuổi các mục tiêu kinh tế - xã hội và sử dụng đổi mới để khuyến khích sự thay đổi.
Những định nghĩa này dùng làm cơ sở để Chính phủ hoạch định chính sách, nhƣng những tƣơng tác phức tạp của các nhân tố trong đó buộc phải có một cách tiếp cận mang tính hệ thống để hiệu chỉnh về số lƣợng và chất lƣợng những nhân tố này. Việc hiệu chỉnh này cho phép các nhà hoạch định chính sách vạch rõ những tác động của những công cụ chính sách đề ra đối với những nhân tố công nghệ và môi trƣờng khác.
Các quan điểm về NIS ở Việt Nam
Theo GS. Vũ Đình Cự: “NIS (National Innovation System-NIS) là một công cụ hàng đầu để liên tục nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm KH&CN nói riêng và của toàn nền kinh tế quốc gia nói chung, chủ yếu thông qua việc đổi mới công nghệ. Đó là một mạng lưới bao gồm tất cả các cơ sở KH&CN, các tổ chức quy hoạch chiến lược, các doanh nghiệp lớn, các tổ chức quản lý KH&CN nối mạng với nhau, cũng là tổng hợp các hệ thống đổi mới của vùng, ngành, doanh nghiệp với sự phối hợp ngang, dọc, trong phạm vi toàn quốc gia. Chỉ có NIS nhƣ vậy mới có điều kiện để các nhà lãnh đạo quốc gia biết đƣợc danh mục các mặt hàng chủ yếu, các công nghệ cần phát triển, các bƣớc đi về kinh tế đối ngoại cần tiến hành, sẽ đảm bảo thắng lợi trong thời gian trƣớc mắt (3-5 năm) và về lâu dài. Có thể nói NIS là động lực phát triển thị
trƣờng KH&CN. Nếu không có hệ thống này, hoặc có, nhƣng hoạt động tồi thì thị trƣờng KH&CN rất dễ bị biến động, dẫn tới khủng hoảng” [1]…
Theo GS. Đặng Hữu: “NIS bao gồm các thiết chế, các hệ thống tổ chức ở tầm quốc gia nhằm gắn bó hữu cơ các tổ chức khoa học, các trường đại học với sản xuất, thúc đẩy việc tạo ra và ứng dụng nhanh chóng các kết quả nghiên cứu sáng tạo để đổi mới sản xuất, phát triển kinh tế. Các chủ thể của hệ thống đổi mới là Chính phủ, các doanh nghiệp, các đại học, các tổ chức khoa học và các cộng đồng dân cư, liên kết chặt chẽ nhau, phối hợp nhịp nhàng cùng nhằm vào thúc đẩy việc tạo ra các tri thức mới, vận dụng tri thức vào thực tiễn, biến tri thức thành giá trị.” [3]
Mặc dù trên thế giới và trong nƣớc có nhiều quan niệm khác nhau về NIS nhƣng xét về tổng thể có thể khái quát: NIS là tập hợp tất cả các thể chế và cơ chế (công và tư), tương tác với nhau để kích thích và hỗ trợ cho các đổi mới sản phẩm và hệ thống ở trong nền kinh tế quốc dân.
1.1.3.3. Các thành phần chính trong NIS
Theo tổ chức OECD, NIS bao gồm hệ thống có sự tƣơng tác của các doanh nghiệp công và tƣ, các trƣờng đại học, viện nghiên cứu và các cơ quan Chính phủ tổ chức ở tầm quốc gia nhằm liên kết chặt chẽ giữa khoa học, trƣờng đại học với sản xuất, thúc đẩy việc tạo và ứng dụng nhanh chóng các kết quả nghiên cứu sáng tạo để đổi mới sản xuất, phát triển kinh tế.
Tại các nƣớc công nghiệp phát triển, khi nói tới NIS ngƣời ta thƣờng nhắc đến các thành phần của nó. Đó là các cơ quan và những đối tƣợng tham gia vào hệ thống hoặc các hoạt động bị ảnh hƣởng mạnh bởi chức năng của hệ thống. Các thành phần đó là:
Thứ nhất, các cơ quan lãnh đạo: Chính phủ và các cơ quan làm chính sách, một số cơ quan của Nghị viện, Tổng thống, các Uỷ ban Quốc gia (nhƣ Uỷ ban Quốc gia về KH&CN đóng vai trò hàng đầu trong thiết lập các chính sách và các chƣơng trình; Uỷ ban Quốc gia về kế hoạch, lo trực tiếp vấn đề tài
chính cho các chƣơng trình KH&CN quan trọng; Uỷ ban Quốc gia về Giáo dục phụ trách các cơ quan giáo dục và đào tạo; Uỷ ban Quốc gia về Kinh tế và Thƣơng mại, đóng vai trò quan trọng trong đổi mới công nghệ của doanh nghiệp...); các Bộ; các viện quan trọng (nhƣ các viện nghiên cứu chiến lƣợc, đặc biệt là các trung tâm nghiên cứu quốc gia vì sự phát triển KH&CN, các viện chính sách khoa học và quản lý khoa học của viện hàn lâm khoa học. Ngoài ra có thể còn có các cơ quan khác ở cấp tỉnh và thành phố. Tất cả các cơ quan lãnh đạo này đóng vai trò hàng đầu trong NIS.
Thứ hai, các cơ quan KH&CN chính: viện nghiên cứu; doanh nghiệp nhà nƣớc; doanh nghiệp tƣ nhân, liên doanh; trƣờng Đại học; các doanh nghiệp và các viện nghiên cứu cho quốc phòng...
Thứ ba, các tổ chức thúc đẩy doanh nghiệp, các trung tâm nghiên cứu công nghiệp và các tổ chức trung gian đổi mới.
Thứ tư, các cơ quan tài chính hay hệ thống tài chính: các cơ quan tài chính nổi bật nhất trong NIS là các ngân hàng cấp vốn vay cho các hoạt động KH&CN và các hoạt động gắn với đổi mới; các công ty vốn mạo hiểm, các quỹ.
Ngoài các thành phần chính nhƣ trên, một NIS hoàn chỉnh còn có các thành phần khác nhƣ:
Các cơ quan về quy chế: các cơ quan bảo vệ sở hữu trí tuệ; các cơ quan bảo vệ an ninh, y tế và môi trƣờng; các cơ quan phụ trách về tiêu chuẩn, đo lƣờng và kiểm định.
Các thành phần khác: các công ty, các cơ quan nƣớc ngoài (giúp đỡ phát triển) và các cơ quan đa quốc gia tham gia tích cực vào NIS.
Trong khuôn khổ luận văn, tác giả đề cập các thành phần cốt lõi nhất trong NIS đƣợc công nhận rộng rãi ở tất cả các nƣớc, bao gồm bốn thành phần cơ bản sau:
+ Các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp đầu tƣ cho hoạt động đổi mới công nghệ;
+ Các trƣờng đại học, các viện nghiên cứu và các hoạt động đào tạo có liên quan đến đổi mới công nghệ;
+ Các cơ quan chính phủ tài trợ và thực hiện các hoạt động vừa thúc đẩy đổi mới công nghệ;
+ Các tổ chức thúc đẩy doanh nghiệp, các trung tâm nghiên cứu công nghiệp và các tổ chức trung gian đổi mới.
Về mối quan hệ giữa các thành phần cốt lõi trên:
Bốn thành phần cơ bản trên luôn gắn kết, hòa trộn với nhau và cùng có chung một mục tiêu là tạo ra sản phẩm mới, dịch vụ mới, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, ngành, quốc gia. Ngoài ra nó còn thể hiện sự hòa nhập, gắn kết giữa năng lực nghiên cứu, triển khai công nghệ trong nƣớc với năng lực đổi mới nƣớc ngoài. Có thể nói, càng ngày khi nền kinh tế dựa trên tri thức ngƣời ta càng khó phân biệt ranh giới đâu là khoa học, đâu là công nghệ, và đâu là các quá trình sản xuất, đâu là tiềm lực khoa học công nghệ và đâu là tiềm lực sản xuất, tiềm lực kinh tế. Nhà doanh nghiệp giờ đây phải đồng thời là nhà quản lý am hiểu về công nghệ, cạnh tranh, đổi mới, văn hóa môi trƣờng.
Trong quá trình đổi mới công nghệ/sản phẩm, doanh nghiệp thƣờng xuyên sử dụng các thông tin sáng chế, hợp tác với các trƣờng đại học, viện Nghiên cứu và phát triển (R&D) để thực thi các ý tƣởng đổi mới sản phẩm và dịch vụ. Đồng thời chính bản thân các trƣờng đại học, viện nghiên cứu cũng thƣờng xuyên hƣớng vào phục vụ các doanh nghiệp để tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, toàn bộ các hoạt động này sẽ đƣợc thực hiện trong một môi trƣờng pháp lý hiện hành và sự điều tiết không thể thiếu của Nhà nƣớc.
Như vậy, bốn thành phần của hệ thống đƣợc liên kết chặt chẽ với nhau. Trong đó, trƣờng đại học và các viện R&D chính là nơi sản sinh ra tri thức,
làm nền tảng cho quá trình đổi mới; doanh nghiệp chính là nơi diễn ra và thực hiện quá trình thƣơng mại hóa tri thức đƣợc sản sinh từ các trƣờng đại học và các viện R&D, đóng vai trò trung tâm của quá trình đổi mới; Nhà nƣớc cùng với hệ thống tài chính đóng vai trò điều phối, hỗ trợ và tạo lập môi trƣờng thuận lợi cho quá trình sản sinh ra tri thức cũng nhƣ thƣơng mại hoá tri thức thông qua hệ thống chính sách đổi mới.