Quá trình hình thành NIS của Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Phát triển Hệ thống đổi mới quốc gia ở một số nước châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 66)

Tại Hàn Quốc, các chính sách và hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới ở nƣớc này trong những năm 60 và 70 đƣợc đặc trƣng bởi mô hình thế hệ thứ nhất. Trong những năm 80 và 90 đƣợc đánh dấu bởi NIS thế thệ thứ hai với đặc trƣng là hỗ trợ các tập đoàn lớn. Mô hình thế hệ thứ ba nhấn mạnh sự liên kết của các chính sách KH&CN và đổi mới về mặt mục tiêu, ý nghĩa, hài hoà, thời gian và không gian. Mô hình này đƣợc đặc trƣng bởi sự hoà hợp về mặt chính sách quốc gia của toàn bộ nền kinh tế và xã hội, cũng nhƣ sự hài hoà kinh tế vùng. Hàn Quốc đang trở thành một trong những quốc gia đi đầu về đổi mới, với các chính sách nhằm đƣa nƣớc này bắt kịp các nƣớc G7 vào năm 2015.

Sự thay đổi trong Chính phủ Hàn Quốc vào tháng 2 năm 2003 đã dẫn đến những thay đổi trong chính sách của nƣớc này đối với các lĩnh vực khác nhau, trong đó có khoa học, công nghệ và đổi mới. Xây dựng chƣơng trình Tầm nhìn KH&CN đến năm 2012 và Lộ trình công nghệ 10 năm (2012 - 2022); Kế hoạch cơ bản phát triển KH&CN 5 năm (2012 - 2017) với mục tiêu đƣa Hàn Quốc trở thành một trong số các nƣớc dẫn đầu thế giới với thu nhập

đầu ngƣời 20 - 30 ngàn USD; đất nƣớc có năng lực cạnh tranh đứng thứ 10 thế giới; xã hội thân thiện môi trƣờng; nhà nƣớc phúc lợi phát triển; trở thành trung tâm Logistics và công nghiệp công nghệ cao tại Đông Bắc Á.

Để hƣớng tới mục tiêu này, Chính phủ Hàn Quốc đã thiết lập một cơ cấu khung của NIS mới điều hành các chính sách, chƣơng trình khoa học, công nghệ và đổi mới trong nhiệm kỳ của Chính phủ hiện tại. Các đặc điểm chính của cơ cấu khung chính sách này gồm:

Một là, trọng tâm của chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sẽ nhằm vào việc đẩy mạnh năng lực KH&CN, xây dựng và hoàn thiện NIS để tạo điều kiện thuận lợi cho sự chuyển tiếp theo hƣớng xã hội tri thức, thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp mới và đáp ứng các thách thức cả về kinh tế lẫn xã hội mà Hàn Quốc đang phải đối mặt. Để đẩy mạnh cơ sở nền tảng cho phát triển KH&CN, ƣu tiên chính sách sẽ đƣợc nhằm vào việc thúc đẩy nghiên cứu khoa học cơ bản và phát triển nguồn nhân lực có khả năng sáng tạo về KH&CN. Đồng thời, để phát triển động lực tăng trƣởng trong tƣơng lai, các nguồn lực R&D sẽ đƣợc tập trung vào các lĩnh vực công nghệ lựa chọn, vốn đƣợc coi là có tầm quan trọng mang tính chiến lƣợc đối với sự phát triển trong tƣơng lai của Hàn Quốc.

Hai là, các chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sẽ đƣợc xây dựng và thực hiện cho phù hợp với bối cảnh toàn cầu, nhằm đẩy mạnh mối gắn kết quốc tế trong NIS, đồng thời phát triển các cơ sở khu vực về khoa học, công nghệ và đổi mới. Hàn Quốc đặt mục tiêu đóng vai trò nhƣ một trung tâm R&D của khu vực Đông Bắc Á.

Ba là, nhằm nâng cao hiệu qủa của đầu tƣ R&D, Chính phủ sẽ thực hiện cải cách hệ thống R&D của khu vực Nhà nƣớc và khuyến khích sự hợp tác và mối tƣơng tác tích cực giữa khu vực Nhà nƣớc và tƣ nhân.

Bốn là, Chính phủ khuyến khích sự tham gia của xã hội dân sự và các hãng công nghiệp tƣ nhân trong quá trình hoạch định chính sách KH&CN, coi

đó nhƣ một biện pháp để phản ánh đầy đủ yêu cầu của xã hội và đẩy mạnh một nền văn hóa thuận lợi cho đổi mới KH&CN.

Năm là, tuân theo cơ cấu khung mới, Chính phủ đã xác định sẽ phát triển 10 lĩnh vực công nghệ, coi đó nhƣ một động cơ tăng trƣởng kinh tế trong vòng 10 năm tới và thực hiện những kế hoạch liên bộ để phát triển các lĩnh vực công nghệ này.

Một phần của tài liệu Phát triển Hệ thống đổi mới quốc gia ở một số nước châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)