Cách tiếp cận của Việt Nam về NIS

Một phần của tài liệu Phát triển Hệ thống đổi mới quốc gia ở một số nước châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 79)

Toàn cầu hóa trong kinh tế và phát triển tất yếu dẫn đến hình thành những chuẩn mực, quy tắc chung chi phối các quan hệ hợp tác, cạnh tranh giữa các quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế, văn hóa nói chung và KH&CN nói riêng, và gián tiếp liên quan đến cả việc hình thành một số chuẩn mực chung trong tƣ duy, quan niệm và cách tiếp cận hoạch định chiến lƣợc phát triển. Cuộc họp cấp Bộ trƣởng của các nền kinh tế OECD đầu năm 2007 tại Paris (Pháp) đã khuyến cáo các nƣớc thành viên sử dụng cách tiếp cận tổng thể về NIS và sử dụng một khuôn khổ chiến lƣợc và chính sách rộng lớn hơn thay cho các cách tiếp cận bộ phận với từng chính sách riêng rẽ cho từng lĩnh vực phát triển kiểu truyền thống trong hoạch định chính sách và chiến lƣợc phát triển. Sự việc này là hệ quả tất yếu của một thực tế là hầu hết các quốc gia thuộc Tổ chức OECD đã từ bỏ cách tiếp cận bộ phận chuyển sang áp dụng cách tiếp cận mới ở tầm tổng thể mang tính chuẩn mực trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, kể cả trong hoạt động KH&CN.

Trƣớc đổi mới, nền kinh tế nƣớc ta hoạt động theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, mọi hoạt động đều mang tính áp đặt, không có sự tƣơng tác trong nền kinh tế. Nhà nƣớc thực thi các chính sách riêng rẽ, độc lập. Đây chính là cách tiếp cận bộ phận mang tính chất truyền thống. Cách tiếp cận bộ phận này đã cản trở sự phát triển của nền kinh tế, nghiên cứu xa rời với thực tiễn hoạt động sản xuất.

Kể từ sau đổi mới, tƣ duy về tiếp cận hệ thống ở Việt Nam đã dần đƣợc hình thành. Các chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đã chú ý tới tính tổng thể

và gắn kết với thực tiễn. Đó chính là cơ sở của sự hình thành cách tiếp cận về NIS. Tuy nhiên, cách tiếp cận NIS về khoa học công nghệ ở nƣớc ta còn là một vấn đề khá mới, cả từ góc độ nền kinh tế nói chung cũng nhƣ góc độ doanh nghiệp nói riêng.

Sự tăng trƣởng của nền kinh tế Việt Nam trong vòng hơn 20 năm qua đến chủ yếu từ các yếu tố đầu vào - vốn và lao động và tăng trƣởng theo chiều rộng, trong khi tỷ trọng của các yếu tố nhƣ công nghệ, tri thức còn thấp, dẫn đến các hạn chế trong năng suất và tính cạnh tranh của nền kinh tế.

Trƣớc bối cảnh đó, Văn kiện Đại hội XI của Đảng đã xác định: “Phát triển KH&CN nhằm mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, phát triển kinh tế tri thức, vƣơn lên trình độ tiên tiến của thế giới” [2, tr.78].

Bên cạnh đó, Nghị định số 677/QĐ-Ttg của Thủ tƣớng Chính phủ về việc “Phê duyệt chƣơng trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020” ngày 10/05/2011 cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng NIS đối với phát triển KH&CN giai đoạn 2011 – 2020, coi đó là một trong những điểm cốt lõi nhất trong chính sách nhằm phát triển KH&CN nƣớc nhà.

Đối với Việt Nam - nƣớc đang tiến hành công nghiệp hóa, đang chủ động, tích cực hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, bên cạnh việc tổng kết, rút kinh nghiệm quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lƣợc phát triển đến năm 2020, việc xác định cách tiếp cận về NIS đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách quan tâm.

Có thể khái quát cách tiếp cận của Việt Nam về NIS về KH&CN nhƣ sau:

Một là, tiếp cận chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới thay cho chính sách KH&CN thuần túy.

Hai là, áp dụng cách tiếp cận nhìn trƣớc công nghệ, xây dựng tầm nhìn 2020, xây dựng mục tiêu trong tƣơng lai và các lộ trình công nghệ quan trọng

then chốt (Thể hiện rõ trong Nghị định 677/QĐ-Ttg ngày 10/05/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ)

Ba là, chú trọng hình thành và nâng cao vai trò của các doanh nghiệp đổi mới.

Bốn là, đầu tƣ nâng cấp cơ sở hạ tầng, chú trọng đào tạo nhân lực và đổi mới cơ chế quản lý KH&CN hƣớng vào nâng cao năng lực cạnh tranh về kinh tế và KH&CN.

3.1.2. Sự hình thành và phát triển của Hệ thống đổi mới quốc gia ở Việt Nam và đặc điểm của nó

3.1.2.1. Sự hình thành và phát triển NIS ở Việt Nam

Ngay từ những năm 90 của thế kỷ trƣớc, Việt Nam đã ban hành một loạt các biện pháp chính sách với mục tiêu xây dựng một hạ tầng cơ sở R&D mạnh, thúc đẩy chuyển giao tri thức và công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự tƣơng tác giữa các nhân tố trong NIS. Đặc biệt từ sau khi ban hành Nghị quyết Trung ƣơng 2, khoá VIII của Đảng về phát triển KH&CN trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, KH&CN Việt Nam đã có những bƣớc phát triển mới, phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới và của KH&CN trong phát triển kinh tế - xã hội.

Trong bài viết nhan đề “Phát triển thị trƣờng KH&CN” trong Tạp chí Cộng sản số 10/2004, Giáo sƣ Vũ Đình Cự đƣa ra những nhận định dƣới đây:

“NIS là một trong bốn trụ cột chủ yếu của kinh tế tri thức, đồng thời là công cụ hàng đầu để liên tục nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm KH&CN nói riêng và của toàn nền kinh tế nói chung, chủ yếu bằng đổi mới công nghệ. Đó là một mạng lƣới bao gồm tất cả các cơ sở khoa học và công nghệ, các tổ chức quy hoạch chiến lƣợc, các doanh nghiệp, các tổ chức quản lý KH&CN nối mạng với nhau, cũng là tổng hợp các hệ thống đổi mới của vùng, ngành, doanh nghiệp với sự phối hợp ngang, dọc, trong phạm vi cả nƣớc. Ở các nƣớc OECD và nhiều nƣớc đang phát triển, NIS đã đƣợc hình thành từ vài chục

năm nay, ngày càng đƣợc củng cố. Thiếu NIS thì việc tăng đầu tƣ cho KH&CN không cho hiệu quả nhƣ mong muốn” [1]

Chỉ có một NIS nhƣ vậy mới có điều kiện để các nhà lãnh đạo quốc gia biết đƣợc danh mục các mặt hàng chủ yếu, các công nghệ cần phát triển, các bƣớc đi về kinh tế đối ngoại cần tiến hành… sẽ bảo đảm cạnh tranh thắng lợi trong vài năm tới (3 năm hoặc 5 năm) và về lâu dài. Có thể nói, NIS là động lực phát triển thị trƣờng KH&CN. Nếu không có hệ thống này, hoặc có nhƣng hệ thống hoạt động kém, thì thị trƣờng KH&CN rất dễ bị biến động, dễ dẫn đến khủng hoảng.

Ở nƣớc ta hiện nay chƣa có NIS hoàn chỉnh, chúng ta mới đang trong quá trình tạo lập các yếu tố của hệ thống. Do đó, việc hoàn thiện NIS rất cần thiết và là một nhu cầu bức xúc, do phải tăng nhanh sức cạnh tranh của nền kinh tế để hội nhập. Một số bộ phận của hệ thống này đã hình thành, tuy còn ở tình trạng sơ khai. Ví dụ, hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ thực hiện chức năng cầu nối giữa viện nghiên cứu, trƣờng Đại học về nông nghiệp với các cơ sở sản xuất nông nghiệp. Cũng đã manh nha các hệ thống tƣơng tự của các ngành, vùng, doanh nghiệp.

Mặc dù Việt Nam chƣa có cơ quan của Chính phủ chuyên trách về chính sách đổi mới nhƣng Bộ KH&CN đƣợc xem nhƣ cơ quan nhà nƣớc duy nhất, có chức năng giúp đỡ Chính phủ trong việc hoạch định, xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách trong lĩnh vực KH&CN, bộ phận cơ bản nhất cấu thành NIS. Bộ KH&CN là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về KH&CN, bao gồm:

+ Hoạt động nghiên cứu khoa học + Phát triển tiềm lực KH&CN + Sở hữu trí tuệ

+ Tiêu chuẩn đo lƣờng chất lƣợng

+ Quản lý nhà nƣớc về các dịch vụ công trong lĩnh vực KH&CN theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh Bộ KH&CN, Hội đồng chính sách KH&CN quốc gia cũng đƣợc thành lập và các cơ quan tham vấn của Chính phủ về những vấn đề quan trọng đến chính sách phát triển KH&CN quốc gia.

Hệ thống các cơ quan trong việc hoạch định chính sách phát triển NIS ở Việt Nam đƣợc mô tả trong mô hình sau đây:

Hình 3.1: Sơ đồ hệ thống các cơ quan, tổ chức tham gia vào hoạch định chính sách phát triển NIS ở Việt Nam [14]

Nhƣ vậy, ở Việt Nam các cơ quan trong việc hoạch định chính sách phát triển NIS bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nƣớc CHXHCN

Quốc hội Đảng Cộng sản Việt Nam Chính phủ Hội đồng chính sách KH&CN UBND các tỉnh, Thành phố Bộ KH&CN Bộ, ngành Trung ƣơng Vụ KH&CN các Bộ, ngành Sở KH&CN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Viện nghiên cứu, trƣờng đại học Doanh nghiệp

Việt Nam, Chính phủ, các Bộ/ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng, các Vụ KH&CN của các Bộ/ngành cũng nhƣ các tổ chức cơ quan R&D, các doanh nghiệp, các trƣờng Đại học tham gia vào quá trình hoạch định chính sách trong lĩnh vực KH&CN.

Sau khi gia nhập tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO), Việt Nam đã không ngừng bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật của mình để cam kết với WTO và thực hiện hội nhập quốc tế. Việt Nam đã xây dựng và ban hành một số hệ thống khung pháp lý tƣơng đối đồng bộ và đầy đủ cho các chính sách đổi mới nhƣ:

+ Luật sở hữu trí tuệ; + Luật thƣơng mại;

+ Luật Công nghệ thông tin; + Luật Giao dịch điện tử; + Luật KH&CN;

+ Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; + Luật chuyển giao công nghệ;

+ Luật Công nghệ cao;

+ Luật Chất lƣợng sản phẩm hàng hoá; + Luật Đầu tƣ;

+ Luật doanh nghiệp; + Luật Giáo dục…

Bên cạnh đó là hệ thống các văn bản (Nghị định, Thông tƣ) hƣớng dẫn thi hành. Phải nói rằng đây là nỗ lực rất lớn của Nhà nƣớc Việt Nam trên phƣơng diện xây dựng môi trƣờng pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi NIS nhằm phát triển KH&CN.

Ngoài các đạo luật quan trọng trên, Chính phủ và Thủ tƣớng đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm khuyến khích việc đầu tƣ cho

KH&CN, thúc đẩy việc ứng dụng và đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế nhƣ:

+ Nghị định số 119/1999/NĐ-CP về một số chính sách và cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ vào KH&CN (Đây là Nghị định đầu tiên nêu ra vấn đề hình thành NIS nhằm thúc đẩy KH&CN phát triển);

+ Nghị định số 122/2003/NĐ-CP về thành lập quỹ phát triển KH&CN Quốc gia;

+ Nghị định số 115/2005/NĐ-CP về cơ chế tự chủ của các tổ chức KH&CN của Nhà nƣớc;

+ Nghị định số 80/2007/NĐ-CP về doanh nghiệp KH&CN;

+ Quyết định số 214/2005/QĐ-TTg về Phê duyệt đề án phát triển thị trƣờng công nghệ;

+ Nghị định số 96/2010/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm của Nghị định số 115/2005/NĐ-CP;

+ Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia;

Đặc biệt, năm 2011, Thủ tƣớng Chính phủ ra Nghị định 677/QĐ-TTg ngày 10/05/2011 quyết định về Chiến lƣợc phát triển KH&CN Việt Nam đến năm 2020 với mục tiêu:

“1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển đồng bộ khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ; đƣa khoa học và công nghệ thực sự trở thành động lực then chốt, đáp ứng các yêu cầu cơ bản của một nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại. Đến năm 2020, khoa học và công nghệ Việt Nam có một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến, hiện đại của khu vực ASEAN và thế giới.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đến năm 2020, khoa học và công nghệ góp phần đáng kể vào tăng trƣởng kinh tế và tái cấu trúc nền kinh tế, giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 45% GDP. Tốc độ đổi mới

công nghệ, thiết bị đạt 10 - 15%/năm giai đoạn 2011 - 2015 và trên 20%/năm giai đoạn 2016 - 2020. Giá trị giao dịch của thị trƣờng khoa học và công nghệ tăng trung bình 15 - 17%/năm.

b) Số lƣợng công bố quốc tế từ các đề tài nghiên cứu sử dụng ngân sách nhà nƣớc tăng trung bình 15 - 20%/năm. Số lƣợng sáng chế đăng ký bảo hộ giai đoạn 2011 - 2015 tăng gấp 1,5 lần so với giai đoạn 2006 - 2010, giai đoạn 2016 - 2020 tăng 2 lần so với giai đoạn 2011 - 2015, trong đó đặc biệt tăng nhanh số lƣợng sáng chế đƣợc tạo ra từ các chƣơng trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nƣớc.

c) Phấn đấu tăng tổng đầu tƣ xã hội cho khoa học và công nghệ đạt 1,5% GDP vào năm 2015 và trên 2% GDP vào năm 2020. Bảo đảm mức đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc cho khoa học và công nghệ không dƣới 2% tổng chi ngân sách nhà nƣớc hàng năm.

d) Đến năm 2015, số cán bộ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đạt 9 - 10 ngƣời trên một vạn dân; đào tạo và sát hạch theo chuẩn quốc tế 5.000 kỹ sƣ đủ năng lực tham gia quản lý, điều hành dây chuyền sản xuất công nghệ cao trong các ngành, lĩnh vực ƣu tiên phát triển của đất nƣớc.

Đến năm 2020, số cán bộ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đạt 11 - 12 ngƣời trên một vạn dân; đào tạo và sát hạch theo chuẩn quốc tế 10.000 kỹ sƣ đủ năng lực tham gia quản lý, điều hành dây chuyền sản xuất công nghệ cao trong các ngành, lĩnh vực ƣu tiên phát triển của đất nƣớc.

đ) Đến năm 2015, hình thành 30 tổ chức nghiên cứu cơ bản và ứng dụng đạt trình độ khu vực và thế giới, đủ năng lực giải quyết những vấn đề trọng yếu quốc gia đặt ra đối với khoa học và công nghệ; 3.000 doanh nghiệp khoa học và công nghệ; 30 cơ sở ƣơm tạo công nghệ cao, ƣơm tạo doanh nghiệp công nghệ cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đến năm 2020, hình thành 60 tổ chức nghiên cứu cơ bản và ứng dụng đạt trình độ khu vực và thế giới, đủ năng lực giải quyết những vấn đề trọng yếu quốc gia đặt ra đối với khoa học và công nghệ; 5.000 doanh nghiệp khoa học và công nghệ; 60 cơ sở ƣơm tạo công nghệ cao, ƣơm tạo doanh nghiệp công nghệ cao.”

Tóm lại, Kể từ Nghị định số 119/1999/NĐ-CP đến nay, NIS ở Việt Nam đã từng bƣớc hoàn thiện và đã có nhiều bƣớc phát triển đáng kể, đặc biệt trong Chiến lƣợc phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2020 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt nêu rõ: “Tới năm 2020, Việt Nam sẽ là một nƣớc công nghiệp có thu nhập trung bình với nền tảng là nền kinh tế tri thức và hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia hỗ trợ tích cực cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội”. [5]

Nhƣ vậy, việc xây dựng và hoàn thiện NIS là một trong những trọng yếu nhằm phát triển mạnh KH&CN Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hiện nay.

3.1.2.2. Đặc điểm của NIS ở Việt Nam

Nhóm chuyên gia quốc tế do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc tế của Canađa tài trợ đã thực hiện một cuộc khảo sát về các chính sách và cải cách KH&CN ở Việt Nam. Nhóm đã đƣa ra một số đánh giá sơ bộ về năng lực NIS của Việt Nam, theo đó có 2 đặc điểm lớn nổi lên là:

Thứ nhất, mặc dù NIS của Việt Nam đã có nhiều thành tố đƣợc thiết lập, nhƣng vẫn chƣa thực hiện đƣợc vai trò của một hệ thống.

Thứ hai, những nghiên cứu khác có liên quan cũng khẳng định những yếu kém và sự chƣa hoàn thiện trong các mối quan hệ tƣơng tác giữa các thành phần trong NIS, đồng thời cũng nêu ra những điểm không phù hợp trong khung thể chế nói chung để thúc đẩy hoạt động đổi mới.

Một phần của tài liệu Phát triển Hệ thống đổi mới quốc gia ở một số nước châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 79)