Nâng cao vai trò của doanh nghiệp trong hoạt động đổi mới công

Một phần của tài liệu Phát triển Hệ thống đổi mới quốc gia ở một số nước châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 110)

Thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các tổ chức KH&CN; áp dụng cơ chế khoán sản phẩm đối với các đề tài, dự án KH&CN; đổi mới cơ chế phân bổ NSNN cho hoạt động KH&CN, có chế độ khen thƣởng các tổ chức, cá nhân có kết quả nghiên cứu đƣợc ứng dụng rộng rãi và đem lại hiệu quả KT-XH cao.

Ngoài việc đổi mới cơ chế đầu tƣ có mục đích, có trọng điểm cần có biện pháp hƣớng các nguồn đầu tƣ từ nƣớc ngoài, nguồn vốn viện trợ từ các tổ chức và cá nhân, trong và ngoài nƣớc, nguồn vốn liên doanh vào các lĩnh vực then chốt, mũi nhọn nhằm tạo động lực và cú hích cần thiết đối với sự nghiệp KH&CN nƣớc ta.

Nếu các đề xuất về đấu thầu công khai, các dự án KH&CN đƣợc thực hiện, và Nhà nƣớc quyết tâm bỏ việc đầu tƣ dàn trải, bao cấp, thì Việt Nam có thể tăng đƣợc lƣợng đề tài nghiên cứu có chất lƣợng. Nhƣ đã nêu trên, trƣớc khi một đề tài đƣợc đăng ký nghiên cứu thì cần đƣợc thẩm định về tính ứng dụng thực tế, đảm bảo đề tài đƣợc đặt ra nhằm giải quyết một vấn đề mà thực tế đang gặp phải, tránh tình trạng đầu tƣ công sức và tiền của vào việc nghiên cứu một giải pháp thiếu tính ứng dụng.

3.2.5. Nâng cao vai trò của doanh nghiệp trong hoạt động đổi mới công nghệ nghệ

Theo bản chất của cách tiếp cận NIS thì chính doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn là trung tâm của đổi mới chứ không phải các viện nghiên cứu hay các tổ chức nghiên cứu. Do đó việc nâng cao vai trò của các doanh nghiệp là một trong những giải pháp quan trọng nhằm phát triển NIS.

Các doanh nghiệp cần lấy đổi mới công nghệ và chất lƣợng quản lý làm phƣơng pháp then chốt để khắc phục khó khăn và phát triển; phấn đấu làm cho doanh nghiệp thực sự trở thành chủ thể chính của NIS. Để tồn tại và lớn

mạnh, các doanh nghiệp cần phải hƣớng vào thị trƣờng, đẩy mạnh hoạt động R&D, tích cực chuyển hoá và ứng dụng các thành tựu khoa học, tăng lợi ích kinh tế bằng cách dựa vào tiến bộ công nghệ và nâng cấp công nghệ.

Thực hiện các chính sách và nỗ lực đầu tƣ để thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp. Cùng với việc ban hành các Chƣơng trình quốc gia với trọng tâm thúc đẩy nâng cao năng lực công nghệ của doanh nghiệp thông qua các hoạt động đổi mới quy trình và đổi mới sản phẩm công nghệ. Đồng thời cần nỗ lực hình thành thêm các kênh hỗ trợ tài chính theo hình thức Quỹ nhƣ Quỹ Phát triển KH&CN quốc gia, Quỹ Phát triển KH&CN của địa phƣơng, Quỹ Phát triển KH&CN của doanh nghiệp, đặc biệt là Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia…Đối với các doanh nghiệp coi trọng đầu tƣ đổi mới công nghệ nên đƣợc hƣởng các ƣu đãi về thuế, phí, lệ phí; có thể miễn hoặc giảm thuế đối với thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm thể hiện sự quan tâm, ƣu đãi đối với các doanh nghiệp tích cực đổi mới công nghệ.

Đồng thời cần nhanh chóng thiết lập các tổ chức trung gian thúc đẩy sự đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp nói riêng và thị trƣờng KH&CN nói chung. Các loại hình tổ chức trung gian của thị trƣờng khoa học và công nghệ bao gồm:

+ Cơ sở ƣơm tạo công nghệ, ƣơm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ;

+ Trung tâm, sàn giao dịch công nghệ, chợ công nghệ - thiết bị;

+ Tổ chức dịch vụ đánh giá, định giá, giám định, tƣ vấn chuyển giao công nghệ;

+ Trung tâm xúc tiến và hỗ trợ hoạt động chuyển giao công nghệ;

+ Các tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ khác liên quan đến thị trƣờng khoa học và công nghệ.

Các hình thức tổ chức trung gian này chính là nơi các sản phẩm đổi mới công nghệ của doanh nghiệp đƣợc phổ biến. Phát triển các tổ chức trung gian của thị trƣờng KH&CN là giải pháp có ý nghĩa to lớn nhằm thúc đẩy quá trình thƣơng mại hoá các sản phẩm công nghệ.

Một phần của tài liệu Phát triển Hệ thống đổi mới quốc gia ở một số nước châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 110)