Nhân lực du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các điều kiện phát triển du lịch miệt vườn tại thành phố Cần Thơ (Trang 30)

6. Kết cấu luận văn

1.2.2.3.Nhân lực du lịch

Nguồn nhân lực đƣợc hiểu là toàn bộ trình độ chuyên môn mà con ngƣời tích lũy đƣợc, có khả năng đem lại thu nhập trong tƣơng lai, là tổng thể các tiềm năng lao động của một nƣớc hay một địa phƣơng sẵn sàng tham gia một công việc nào đó, khi nói đến nguồn nhân lực ngƣời ta bàn tới trình độ, cơ cấu, sự đáp ứng nhu cầu thị trƣờng lao động. Chất lƣợng nguồn nhân lực phản ánh trình độ kiến thức, kĩ năng và thái độ của ngƣời lao động.

Cũng nhƣ bất kì một ngành kinh tế nào khác, nhân lực trong ngành du lịch cũng bao gồm hai nguồn nhân lực chính đó là nguồn nhân lực hoạt động trực tiếp và nguồn nhân lực hoạt động gián tiếp tạo ra những sản phẩm du lịch phục vụ cho nhu cầu của con ngƣời và nhu cầu phát triển xã hội. Trong đó nguồn nhân lực trực tiếp hoạt động trong ngành du lịch giữ vai trò quyết định sự thành công của ngành kinh tế này. Nguồn nhân lực trực tiếp hoạt động trong ngành du lịch, bao gồm:

Những ngƣời làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch. Nguồn nhân lực này làm việc trong các cơ quan chuyên ngành của Chính phủ, các Bộ, ngành của Trung ƣơng và địa phƣơng. Đó là các cán bộ chuyên môn thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; các cá nhân và tập thể làm việc tại Tổng cục Du lịch; các

bộ phận chuyên trách thuộc Sở VHTT& DL ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ƣơng.Những ngƣời trực tiếp đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực cho ngành du lịch.

Đây là một bộ phận đông đảo trong các trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp nghề của ngành Du lịch, các khoa Du lịch trong hệ thống các trƣờng đại học và cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trên toàn quốc.

Những ngƣời làm việc trực tiếp trong ngành du lịch bao gồm: những ngƣời làm việc trong các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, những ngƣời làm việc trong các doanh nghiệp kinh doanh lƣu trú, những ngƣời làm việc trong các doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển khách du lịch. Những ngƣời làm việc trong các doanh nghiệp, các dịch vụ bổ trợ... và các hƣớng dẫn viên, thuyết minh viên.

Ngoài ra, hoạt động DLMV còn cần nhiều lao động phổ thông để họ bơi thuyền, chạy máy, chạy ghe chở khách hƣớng dẫn tham quan. Nhƣng ngƣ dân chài lƣới, giăng câu, đổ lợp, cất vó, tát ao...cùng các thợ nấu ăn trong các điểm du lịch cũng góp phần tạo nên hƣơng vị đặc trƣng cho DLMV ở thành phố Cần Thơ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các điều kiện phát triển du lịch miệt vườn tại thành phố Cần Thơ (Trang 30)