6. Kết cấu luận văn
2.2.1.3. Chính sách phát triển du lịch của thành phố Cần thơ
Để phát phát triển du lịch, thành phố Cần Thơ luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi, thực hiện đầy đủ các chính sách ƣu đãi, đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đối tƣợng kinh doanh đến đầu tƣ vào lĩnh vực du lịch.
Thành phố Cần Thơ xác định du lịch là ngành kinh tế quan trọng, tập trung phát huy lợi thế, khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch và cơ sở vật chất kĩ thuật, huy động nhiều nguồn lực để phát triển toàn diện kinh tế du lịch theo hƣớng vừa đầu tƣ vừa khai thác, thực hiện đa dạng hóa các loại hình du lịch.
Với mục đích đẩy mạnh phát triển du lịch, UBND thành phố đƣa ra một số chính sách đó là:
- Chính sách thuế:
Trên cơ sở các chính sách thuế của Nhà nƣớc, xây dựng một số cơ chế đặc thù của địa phƣơng nhƣ: ƣu tiên miễn giảm thuế sử dụng đất, giá thuê đất, ở những khu vực có điều kiện phát triển không thuận lợi. Nơi mà cơ sở hạ tầng còn yếu kém (hệ thống cồn trên sông Hậu, du lịch nông thôn). Vì vậy, đòi hỏi các ngành cần chủ động phối hợp đề xuất các chính sách về vốn, thuế lao động… để tạo môi trƣờng thông thoáng thu hút đầu tƣ.
- Chính sách về huy động vốn đầu tƣ:
Cải cách và đơn giản hóa các thủ tực hành chính để thu hút đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, xây dựng chính sách khuyến khích đầu tƣ phát triển du lịch trên địa bàn thành phố phù hợp với luật pháp hiện hành và thực tế của địa phƣơng. Tạo mọi điều kiện để thu hút vốn đầu tƣ.
Hiện nay thành phố đã cho chủ trƣơng đầu tƣ 8 dự án trong lĩnh vực du lịch gồm: dự án khu đô thị du lịch sinh thái Cồn Ấu, khu du lịch sinh thái kết hợp nuôi trồng thủy sản cồn Ấu, khu dịch vụ nghỉ dƣỡng và giải trí cồn Cái Khế, khu du lịch sinh thái Cái Nai, mở rộng làng du lịch Mỹ Khánh, khu du lịch sinh thái tại khu vực đầu cồn Khƣơng, dự án nhà hàng, khách sạn và công trình dịch vụ du lịch (Công ty Lan Anh) và tổ hợp khách sạn 5 sao Mƣờng Thanh. Trong đó dự án khách sạn 5 sao
Mƣờng Thanh đang đƣợc tích cực triển khai và sẽ là một điểm nhấn quan trọng của du lịch Cần Thơ.
Về phát triển sản phẩm du lịch trong những năm qua, các nhà vƣờn vùng ven thành phố, nhất là vùng huyện Phong Điền đã đầu tƣ, tôn tạo vƣờn cây trái, đƣa vào khai thác du lịch sinh thái vƣờn. Tính đến năm 2013, trên địa bàn thành phố Cần Thơ có 12 điểm vƣờn du lịch hoạt động với nhiều dịch vụ đặc sắc nhƣ: tát cá, câu cá, đàn ca tài tử, thƣởng thức cây trái tại chỗ, trong đó có 6 điểm có dịch vụ lƣu trú…
- Chính sách về thị trƣờng:
Trên cơ sở dự báo thị trƣờng mục tiêu, cần có chính sách phù hợp cho từng thị trƣờng, chủ động tìm kiếm, phát triển đối tác nƣớc ngoài và mở rộng thị trƣờng mà trong đó Cần Thơ chú trọng đến 2 thị trƣờng: thị trƣờng khách nội địa và thị trƣờng khách quốc tế. Cụ thể:
+ Thị trƣờng khách nội địa:
Khách du lịch nội địa đến Cần Thơ hiện chủ yếu là khách từ TP Hồ Chí Minh và khách nội vùng chiếm tới khoảng 70% tổng lƣợng khách nội địa. Bên cạnh thị trƣờng khách tham quan sông nƣớc miệt vƣờn và Tây Đô, khách du lịch công vụ chiếm tỷ trọng tƣơng đối lớn. Thị trƣờng Đông Nam Bộ cũng là một thị trƣờng quan trọng đối với Cần Thơ. Ngoài ra với sự phát triển các đƣờng bay mới và tăng cƣờng các chuyến bay cũng nhƣ các hãng hàng không mới tham gia thị trƣờng thì Đà Nẵng và các tỉnh duyên hải Miền Trung và đồng bằng sông Hồng cũng hứa hẹn sẽ trở thành những thị trƣờng tiềm năng quan trọng trong tƣơng lai.
+ Thị trƣờng khách quốc tế:
Thị trƣờng khách du lịch quốc tế của du lịch Cần Thơ đƣợc xác định gồm 3 nhóm: Nhóm ƣu tiên phát triển, nhóm truyền thống duy trì và nhóm mở rộng phát triển.
Nhóm thị trƣờng ƣu tiên phát triển: Đây là nhóm thị trƣờng các quốc gia và
vùng lãnh thổ gần Việt Nam nói chung và Cần Thơ nói riêng nhƣ một số phân đoạn thuộc thị trƣờng Đông Bắc Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan), thị trƣờng ASEAN.
Nhóm thị trƣờng truyền thống: Là thị trƣờng đã đƣợc khai thác phát triển khá lâu và tƣơng đối ổn định nhƣ các thị trƣờng châu Âu, Bắc Mỹ, châu Đại Dƣơng và Nhật Bản. Đây là nhóm thị trƣờng cần đƣợc duy trì.
Nhóm thị trƣờng mở rộng: Bên cạnh các nhóm thị trƣờng ƣu tiên và truyền
thống, theo định hƣớng Chiến lƣợc đến năm 2030, du lịch Việt Nam sẽ hƣớng tới những thị trƣờng mở rộng bao gồm các nƣớc: Trung Đông, Ấn Độ…Với dòng khách này có thể khai thác theo dọc hành lang Đông Tây, sông Mekong, trong khuôn khổ GMS…
Tuy nhiên, thị trƣờng ASEAN, đặc biệt là Thái Lan, Campuchia sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với Cần Thơ nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung.
- Chính sách đối với doanh nhân – doanh nghiệp du lịch:
Sự phát triển du lịch không thể tách rời sự tác động, thúc đẩy của chính quyền địa phƣơng, hầu nhƣ chính quyền địa phƣơng nào cũng có những chính sách hỗ trợ ở những mức độ khác nhau để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch phát triển.
+ Trên cơ sở quy hoạch và mục tiêu đề ra, chính quyền thành phố Cần Thơ sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nhân, doanh nghiệp du lịch hoạt động, cạnh tranh lành mạnh để cùng tồn tại phát triển
+ Doanh nhân, doanh nghiệp du lịch miệt vƣờn đƣợc chủ động xây dựng chƣơng trình mục tiêu và thực hiện chính sách thị trƣờng để thu hút khách, đƣợc sự hỗ trợ mở rộng qui mô hoạt động phục vụ yêu cầu phát triển du lịch thành phố.
- Chính sách về khoa học kỹ thuật
Có chính sách khuyến khích và đầu tƣ thích đáng từ nguồn ngân sách Nhà nƣớc dành cho nghiên cứu khoa học (thông qua Sở Khoa học – Công nghệ) để thu hút các nhà khoa học, các chuyên gia hàng đầu trong ngành, các nhà chuyên môn tham gia nghiên cứu xây dựng các chuyên đề khoa học công nghệ du lịch. Đặc biệt là du lịch miệt vƣờn. Sử dụng và đãi ngộ hợp lí nhân tài, đội ngũ nhân lực có kỹ thuật cao tham gia và phục vụ sự nghiệp phát triển du lịch Cần Thơ.