Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các điều kiện phát triển du lịch miệt vườn tại thành phố Cần Thơ (Trang 87)

6. Kết cấu luận văn

3.2.2.Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động

du lịch miệt vườn

Du lịch nói chung và DLMV nói riêng là một trong những lĩnh vực kinh tế đòi hỏi cần phải có sự liên kết, liên ngành và có tính xã hội hóa cao. Chính vì vậy, để góp phần nâng cao loại hình du lịch này đòi hỏi cần phải có sự tham gia phối hợp của cộng đồng địa phƣơng có điểm du lịch.

Cần phát huy vai trò của cộng đồng trong việc bảo tồn tài nguyên môi trƣờng và văn hóa bản địa, đảm bảo việc khai thác có hiệu quả các giá trị tài nguyên du lịch, đồng thời gắn trách nhiệm với chia sẻ quyền lợi của cộng đồng địa phƣơng trong quá trình tham gia hoạt động DLMV. Các giải pháp cụ thể bao gồm:

Nâng cao nhận thức của cộng đồng về phát triển DLMV để ngƣời dân thấy đƣợc những lợi ích mà du lịch mang lại và có sự hợp tác với nhà quản lý, nhà kinh doanh du lịch.

Từ nhận thức về phát triển DLMV cộng đồng địa phƣơng tham gia vào quá trình xây dựng quy hoạch phát triển ngành du lịch, cộng đồng sẽ thảo luận lựa chọn những phƣơng án tốt nhất đáp ứng những mong đợi của họ.

Cần có những cơ chế chính sách phù hợp để cộng đồng địa phƣơng tham gia vào các tổ chức kinh doanh du lịch, có sự chia sẻ lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phƣơng nhƣ: ƣu tiên đƣợc tuyển chọn vào làm việc trong các tổ chức doanh nghiệp, đóng góp bắt buộc cho công tác bảo tồn tài nguyên, nâng cao trình độ dân trí, sử dụng các công trình của đơn vị kinh doanh.

Khuyến khích cộng đồng nông thôn tham gia vào các hoạt động du lịch. Để giảm thiệt thòi cho cộng đồng địa phƣơng và giảm áp lực của họ không tốt đến sự phát triển du lịch, cần tạo điều kiện thuận lợi từ nhiều cơ quan ban ngành, ngành du lịch của địa phƣơng và đơn vị kinh doanh du lịch nhƣ:

Nghiên cứu, chỉ rõ và đặt hàng cho các cơ sở sản xuất thuộc các ngành nghề truyền thống của cộng đồng phục vụ cho ngành du lịch.

Khuyến khích phát triển những giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phƣơng phục vụ du lịch.

Tham gia công tác làm hƣớng nghiệp, tổ chức các lớp dạy nghề và tuyển dụng ngƣời dân đại phƣơng vào làm du lịch.

Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng vào hoạt động du lịch: đầu tƣ, tham gia trực tiếp làm du lịch, tạo ra các sản phẩm dịch vụ du lịch, sản xuất hàng hóa bán cho khách và các đơn vị kinh doanh du lịch.

Khuyến khích ngƣời dân địa phƣơng duy trì và phát triển mô hình dịch vụ nghỉ đêm lại nhà dân (homestay) nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách. Hƣớng du khách tham gia vào các hoạt động du lịch khám phá dân dã nhƣ ăn, ngủ, sinh hoạt hái trái cây, thả lƣới bắt cá,…giống ngƣời nông dân địa phƣơng.

Thƣờng xuyên trao đổi với ngƣời dân để lấy ý kiến về hoạt động phát triển du lịch. Mời đại diện của cộng đồng địa phƣơng tham gia vào quá trình thẩm định, xét duyệt các báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng.

Mở lớp tập huấn cho ngƣời dân địa phƣơng về kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc vƣờn cây ăn trái, bảo vệ môi trƣờng sinh thái tài nguyên du lịch cũng nhƣ kỹ năng giao tiếp để phục vụ du khách ngày càng tốt hơn, đem lại sự hài lòng tuyệt đối cho du khách khi chọn tham gia loại hình du lịch này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các điều kiện phát triển du lịch miệt vườn tại thành phố Cần Thơ (Trang 87)