Công nghệ sinh học phân tử và vắc xin tái tổ hợp gen

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng chế phẩm sinh học SORAMIN đến khả năng sinh trưởng của gà (Mía × Lương Phượng) nuôi tại xã Quyết Thắng - TP Thái Nguyên. (Trang 35)

Những tiến bộ mới của công nghệ vi sinh vật đã mở ra hướng nghiên cứu và ứng dụng mới để sản xuất ra vắc xin. Đó là những nhóm vắc xin thuộc thế hệ mới, vắc xin tái tổ hợp gen. Về góc độ miễn dịch, vắc xin là chế phẩm vi sinh vật, chứa chính tác nhân gây bệnh hay sản phẩm của chúng (DNA, RNA) đã làm giảm độc hoặc vô độc bằng các phương pháp lý, hóa, sinh học, không còn khả năng gây bệnh đối với đối tượng hưởng vắc xin (gia súc, gia cầm). Nhưng khi đưa vào cơ thể bằng nhiều phương pháp khác nhau, có khả năng kích thích cơ thể tạo ra 2 loại miễn dịch là: Miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào nếu vi sinh vật gây bệnh xâm nhập, chúng sẽ bị loại trừ ra ngoài cơ thể. Khi thức ăn của gia súc, gia cầm bảo quản và xử lý không tốt, sẽ hình thành những nhóm vi sinh vật gây hại, chúng hoạt động mạnh và tạo thành những nấm mốc làm hỏng thức ăn và sản sinh ra nhiều độc tố, khi động vật ăn phải những thức ăn này làm cho con vật bị còi cọc, chậm lớn, tăng chi phí thức ăn, tổng hợp protein bị giảm sút dẫn đến khả năng tổng hợp kháng thể cũng giảm theo. Nhóm nấm mốc thường gặp trong thức ăn đó là Aflatoxin, kẻ thù số một của gia súc, gia cầm.

Đậu Ngọc Hào, 1994 [5] cho rằng khi bị nhiễm độc Aflatoxin, thì hoạt động của men SGOT và SGPT ở gà nhiễm độc cũng tăng cao. Nghiên cứu của J.J.Giambrone và cộng sự, 1985 [25] cho thấy: Do tác động của Aflatoxin, hoạt động của bổ thể bị ngăn cản và đáp ứng miễn dịch trung gian tế bào cũng bị giảm ở gà và gà tây. Mặt khác ảnh hưởng của nhiễm độc mãn tính Aflatoxin, là sự hình thành các khối u trong gan cá, gà, chuột và các động vật khác, việc cho ăn keo dài độc tố này ở mức gây độc mãn tính dẫn đến hình thành các khối u trong gan, người ta gọi là ung thư. Qua nghiên cứu của Buss, 1990 [24] đều xác định rằng vai trò gây ung thư của Aflatoxin đối với động vật.

Nâng cao tỷ lệ nguyên liệu để giảm giá thành sản phẩm trong sản xuất bia ở nước ta là rất có ý nghĩa. Ngoài ra trong sản xuất bia thì một trong những biện pháp hiệu quả nhất nhằm đảm bảo chất lượng bia thành phẩm là sử dụng thích hợp các chế phẩm enzym trong chế biến dịch đường (Phạm Văn Thành, Phạm Thu Thủy, 1998 [17]).

Theo Nguyễn Quốc Ân và cs (2000) [1] cho thấy hiệu quả của một số chế phẩm sinh học trong phòng chống tác hại của Aflatoxin. Ở gà có 2 chế phẩm yea - sacc 1026 của hãng Bayer Agritech, Sài Gòn là chế phẩm có chứa men Saccharomyces cerevifiae chủng 1026 là một chủng nấm men sống trộn vào thức ăn chăn nuôi để giảm tác hại của cerevifiae trong thức ăn và Biosac H là sản phẩm có chứa nấm men Saccharomyles cerevifiae chủng H được bổ sung vào thức ăn nhằm hạn chế tác hại của Aflatoxin và làm giảm bệnh đường tiêu hóa do E.Coli gây ra. Qua thử nghiệm, các tác giả thấy rằng các chế phẩm sinh học chống Aflatoxin có chứa men Saccharomyces cerevifiae sống, còn là nguồn cung cấp dinh dưỡng protein, VTM và các enzym. Với hàm lượng Aflatoxin <200 ppb tới vài chục ppb, bổ sung chế phẩm sinh học là hoàn toàn thích hợp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng chế phẩm sinh học SORAMIN đến khả năng sinh trưởng của gà (Mía × Lương Phượng) nuôi tại xã Quyết Thắng - TP Thái Nguyên. (Trang 35)