Vi sinh vật với việc tổng hợp kháng sinh dùng trong chăn nuôi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng chế phẩm sinh học SORAMIN đến khả năng sinh trưởng của gà (Mía × Lương Phượng) nuôi tại xã Quyết Thắng - TP Thái Nguyên. (Trang 30)

Nguyễn Khắc Tuấn, 1996 [19] cho biết một số kháng sinh dùng trong chăn nuôi được sản xuất từ các loại vi sinh vật sau:

Penicillin từ nấm mốc Penicillium notatum và P.Chrysogenum Streptomycin từ xạ khuẩn Actinomyces aureofaciens

Neomyxin từ vi khuẩn Streptomyces fradiae

Tetraxyclin và oxytetraxyclin từ xạ khuẩn Actinomyces rimosus Oleandimixin từ vi khuẩn Streptomyces erythreus

Spiramixin từ vi khuẩn Streptomyces ambofacius Tilozin từ vi khuẩn Streptomyces tradiaev

Baxirtaxin từ vi khuẩn Bacillus licheniformis Subtilin từ vi khuẩn Bacillus subtilis

Đối với chăn nuôi gà, kháng sinh được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi gà công nghiệp và đem lại hiệu quả rõ rệt. Hiện nay hầu như chất kháng sinh có mặt thường xuyên trong thức ăn hỗn hợp nuôi gà.

Nguyễn Khắc Tuấn, 1996 [19] cho thấy Penicillin có tác dụng cho tăng trọng ở gà trống cao hơn gà mái (18 % so với 8 %), gà hướng trứng và kiêm dụng tăng trọng cao hơn so với gà thịt (13 - 23 % so với 6 - 8 %) khi sử dụng clotetraxylin và penicillin.

Nguyễn Vĩnh Phước, 1980 [14] sử dụng vi sinh vật cung cấp kháng sinh tố phổ biến nhất là oreomycine và tetramycine với liều lượng:

Gà 11 - 20 ngày tuổi: 0,2mg/kg thức ăn trong 10 ngày. Gà 21 - 30 ngày tuổi: 0,1 - 0,3mg/kg thức ăn trong 10 ngày. Kết quả tăng trong tăng hơn từ 10 - 16 % so với đối chứng.

Đái Duy Ban, Lê Thanh Hoà và ctv, 1996 [2] hiện nay có một dòng Streptomyces được chọn lọc làm tế bào chủ sử dụng trong công nghệ sinh học phân tử là Streptomyces lividans. Trong đó loại được ứng dụng rộng rãi nhất và tốt nhất hiện nay là Streptomyces lividans TK24, với đặc tính là sản xuất ít

men proteaza... và một số sản phẩm khác cũng được Streptomyces sản xuất cùng lúc với protein ngoại lai như lipit, đường, khoáng, Insulin cũng được sản xuất nhờ công nghệ sinh học phân tử nhờ nấm men Streptomyces và do vậy đã đáp ứng được phần lơn nhu cầu của thế giới điều trị bệnh đái đường.

Mặt khác kháng sinh còn làm giảm nhu cầu về protein của gia cầm. Theo Machlin (trích theo Nguyễn Khắc Tuấn, 1996 [19]) đảm bảo tốc độ sinh trưởng cao nhất của gà cần thức ăn có 21 % protein nhưng nếu dùng kháng sinh thì chỉ cần 19 % protein. Common R.H cho biết Chlotetracilin làm tăng hấp thu riboflavin qua thành ruột gà, do đó tăng lượng vitamin này trong máu gà. Vaibel.P.E (trích theo Nguyễn Khắc Tuấn, 1996 [19]) cho răng Penicilin, Chlotetracilin có thể đẩy mạnh khả năng tổng hợp Tiamin của khu hệ vi sinh vật ruột gà, do đó làm giảm nhu cầu của nó với vitamin này.

Đái Duy Ban, Lê Thanh Hoà và ctv, 1996 [2] cho rằng strep được dùng làm thuật ngữ biểu thị là đã chọn thành công một dòng streptomyces mang một loại plasmid vector biểu thị, chứa một gen ngoại lai để sản xuất một thành phẩm protein nào đó. Một số thành phần đã được sản xuất và ứng dụng bằng công nghệ sinh học phân tử sử dụng streptomyces đó là:

- Yếu tố hoại tử khối u (Tumour Necrosis Factor = TNF). - Interperon α-1 (IFNα-1) chống khối u ung thư.

- Interleukin 1β (IL-1β): có tác dụng kích thích tế bào LymphoT. - Tiền chất Insulin (Froin Sulin)

- Chất dụ côn trùng pheromone cAD1

- Interleukin 2 (IL-2): có tác dụng kích thích hệ miễn dịch hoạt động. - Receptor CD+4 hoà tan: gây miễn dịch phòng chống HIV/AIDS - Chất chống đông máu Hirudis.

Tóm lại: Streptomyces có khả năng sản xuất các loại protein có phân tử lượng lớn 5000-30000Kda (Kda= Kilodamton, đơn vị đo lường protein). Tuy hàm lượng thu được không nhiều, nhưng đã có một số protein quý được sản xuất theo phương thức này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng chế phẩm sinh học SORAMIN đến khả năng sinh trưởng của gà (Mía × Lương Phượng) nuôi tại xã Quyết Thắng - TP Thái Nguyên. (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)