KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng chế phẩm sinh học SORAMIN đến khả năng sinh trưởng của gà (Mía × Lương Phượng) nuôi tại xã Quyết Thắng - TP Thái Nguyên. (Trang 44)

2.4.1. Kết quả và tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm

Trong chăn nuôi gà thịt, tỷ lệ nuôi sống là 1 chỉ tiêu rất quan trọng, phản ánh sức sống của dòng, giống; phản ánh tình trạng sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật, khả năng thích nghi đối với điều kiện môi trường, đồng thời nó còn là thước đo việc thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn gà, để nâng cao hiệu quả kinh tế. Do đó người chăn nuôi phải lựa chọn được giống tốt, thức ăn tốt, thực hiện nghiêm ngặt các quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh thú y và phòng trừ dịch bệnh để đạt được tỷ lệ nuôi sống cao nhất. Kết quả theo dõi về tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi được thể hiện ở bảng 2.4

Bảng 2.4: Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%) Tuần

Tuổi

Lô thí nghiệm Lô đối chứng

Trong tuần Cộng dồn Trong tuần Cộng dồn

ss 100 100 100 100 1 100 100 100 100 2 99,0 99,00 99,00 99,00 3 98,99 98,00 99,48 97,50 4 98,98 97,00 98,97 96,50 5 98,48 96,50 99,48 96,50 6 100 96,50 100 96,00 7 100 96,50 99,48 96,00 8 100 96,50 100 96,00 9 100 96,50 99,48 95,50 10 100 96,50 100 95,50

Qua bảng kết quả trên cho thấy: Tỷ lệ nuôi sống của cả 2 lô đạt khá cao chứng tỏ quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng của chúng tôi là phù hợp, tuy nhiên trong khẩu phần khác nhau thì khả năng thích nghi của gà lai (Mía x Lương Phượng) cũng có sự khác nhau cụ thể: ở tuần thứ nhất tỷ lệ nuôi sống của lô ĐC là 100 % trong khi đó tỷ lệ nuôi sống của lô TN là 100%, đến tuần thứ 2 tỷ lệ nuôi sống là 99,0% ở cả 2 lô TN và ĐC, tuần thứ 3 có sự thay đổi là 97,50% (ĐC), 98,0% (TN) và tuần thứ 10 ở lô ĐC tỷ lệ nuôi sống là 95,50% trong khi đó ở lô TN tỷ lệ nuôi sống là 96,50%. Điều này chứng tỏ rằng, khi bổ sung chế phẩm sinh học SORAMIN cho đàn gà đã nâng cao được tỷ lệ nuôi sống hơn so với khi ta không sử dụng chế phẩm sinh học SORAMIN.

2.4.2. Khả năng sinh trưởng

2.4.2.1. Sinh trưởng tích lũy

Sinh trưởng tích lũy hay khả năng tăng khối lượng của cơ thể qua các tuần tuổi là một chỉ tiêu quan trọng được các nhà chọn giống quan tâm. Đối với gà thịt, đây là chỉ tiêu để xác định năng suất thịt của đàn gà, đồng thời cũng là biểu hiện khả năng sử dụng thức ăn của đàn gà qua các giai đoạn sinh trưởng của chúng.

Sinh trưởng của gà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng, thời tiết khí hậu, khả năng thích nghi của từng giống với môi trường. Độ sinh trưởng tích lũy càng tăng thì càng rút ngắn thời gian nuôi,

giảm được chi phí thức ăn, nâng cao hiệu quả kinh tế. Kết quả theo dõi khả năng sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm được thể hiện qua bảng 2.5:

Bảng 2.5: Khối lượng của gà qua các tuần tuổi (gam/con) Tuần

tuổi

Lô thí nghiệm (g/con) Lô đối chứng (g/con)

x m X ± Cv (%) X ±mx Cv (%) ss 40,00 ±0,49 8,75 40,00±0,45 7,99 1 112,08±1,43 9,32 94,91±1,31 10,04 2 224,36±3,60 11,91 220,18±3,55 11,97 3 388,46±6,83 12,68 385,80±7,47 13,69 4 549,82±9,22 12,55 550,58±10,56 13,83 5 799,44±13,80 12,68 793,33±13,77 12,75 6 1072,00±16,47 10,86 1008,00±15,15 11,64 7 1292,22±20,22 11,50 1265,36±19,14 11,32 8 1502,20±21,69 10,21 1440,78±25,40 12,59 9 1714,91±30,83 13,09 1636,04±29,92 13,31 10 1941,00±38,46 14,01 1800,98±36,94 14,65 So sánh 107,77 100

Để thấy rõ hơn về sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm tôi minh họa bằng đồ thị 2.1

Qua bảng 2.5 ta thấy: khối lượng của gà thí nghiệm ở cả 2 lô tăng dần qua các tuần tuổi điều này chứng tỏ đàn gà sinh trưởng và phát triển hoàn toàn theo quy luật, gà lớn nhanh. Tuy nhiên, ở 2 lô khối lượng gà vẫn có sự khác biệt.

Khối lượng gà thí nghiệm tăng dần qua các tuần tuổi, kết thúc thí nghiệm ở 10 tuần tuổi khối lượng của gà ở lô đối chứng là 1800,98 g (100%) còn ở lô thí nghiệm là 1941,0 g (107.77%). Chênh lệch khối lượng của gà thí nghiệm có bổ sung chế phẩm sinh học SORAMIN có khối lượng lớn hơn lô đối chứng là 140,02 g (7,77%). Để thấy rõ hơn sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm tôi minh họa bằng biểu đồ 2.1

Qua hình 2.1 nhận thấy: khối lượng trung bình của gà thí nghiệm tăng liên tục qua các tuần tuổi, điều đó cho thấy đã phản ánh đúng quy luật sinh trưởng tích lũy của gia cầm.

Như vậy, khi so sánh giữa 2 lô thí nghiệm cho thấy từ sơ sinh đến 5 tuần tuổi khối lượng gà thí nghiệm ở 2 lô chênh lệch nhau không đáng kể. Nhưng từ tuần 6 sinh trưởng tích lũy của lô thí nghiệm có bổ sung chế phẩm sinh học SORAMIN tăng nhanh hơn so với lô đối chứng không được bổ sung chế phẩm sinh học SORAMIN. Điều đó chứng tỏ, việc bổ sung chế phẩm SORAMIN cho đàn gà thí nghiệm bước đầu đã góp phần vào việc tăng khả năng sinh trưởng tích lũy của gia cầm, dẫn đến tăng hiệu quả chăn nuôi.

2.4.2.2. Sinh trưởng tuyt đối và tương đối ca gà thí nghim

*Sinh trưởng tuyệt đối

Sinh trưởng tuyệt đối là chỉ tiêu đặc trưng cho quá trình sinh trưởng. Nó được thể hiện bằng sự tăng lên về khối lượng trong một đơn vị thời gian giữa hai lần khảo sát. Sinh trưởng tuyệt đối của gà nuôi thí nghiệm thể hiện ở bảng 2.6

Bảng 2.6: Sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi

Chỉ tiêu

Sinh trưởng tuyệt đối

(g/con/ngày) Sinh trưởng tương đối (%) Lô thí nghiệm Lô đối chứng Lô thí nghiệm Lô đối chứng ss-1 10,30 7,84 94,79 81,40 1-2 16,04 17,90 66,75 79,52 2-3 23,44 23,66 53,55 54,66 3-4 23,05 23,54 34,39 35,19 4-5 35,66 34,68 37,00 36,13 5-6 38,94 30,67 29,13 23,83 6-7 31,46 36,77 18,63 22,64 7-8 30,00 25,06 15,03 12,97 8-9 30,39 27,89 13,22 12,69 9-10 32,30 23,56 12,37 9,60 ss-10 27,16 25,16 37,49 36,86

Để thấy rõ hơn về sinh trưởng tuyệt đối tôi minh họa bằng biểu đồ 2.2

Qua bảng 2.6 nhận thấy sinh trưởng tuyệt đối của gà tăng dần từ tuần 1 và đạt cao nhất ở tuần 5 - 6: 38,94 g/con/ngày (TN); 30,67 g/con/ngày (ĐC). Các chỉ số về tăng khối lượng ở lô thí nghiệm tăng cao hơn so với lô đối chứng.

Mặt khác, qua kết quả ở bảng trên cho thấy lô thí nghiệm được bổ sung chế phẩm SORAMIN thường xuyên nên gà có khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh hơn. Lô đối chứng không được bổ sung chế phẩm hàng ngày nên khả năng chuyển hóa thức ăn kém gà bị thiếu hụt vitamin dẫn đến gà hay bị rối loạn đường tiêu hóa và đường hô hấp nên khả năng thu nhận thức ăn giảm. Cụ thể, tính cho toàn kỳ, sinh trưởng tuyệt đối của gà ở lô đối chứng thấp hơn lô thí nghiệm là: 2 g/con/ngày. Để biểu diễn sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm tôi minh họa qua hình 2.2

Qua biểu đồ trên, cho thấy: sinh trưởng tuyệt đối tăng dần từ tuần 1 - tuần 5, sau đó ở tuần 6 sinh trưởng tuyệt đối là cao nhất, rồi giảm dần, điều này là phù hợp với quy luật sinh trưởng và phát triển của gia cầm.

Qua việc đánh giá sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm, tôi có nhận xét: gà ở lô thí nghiệm có khối lượng sinh trưởng tuyệt đối cao hơn so với lô đối chứng. Điều này cho thấy, khi ta bổ sung chế phẩm sinh học SORAMIN vào khẩu phần ăn cho gà thí nghiệm đã giúp cho đàn gà phát huy được tiềm năng tăng trưởng của giống. Điều đó càng chứng tỏ ảnh hưởng tốt của chế phẩm sinh học SORAMIN đến khả năng sinh trưởng của gia cầm.

* Sinh trưởng tương đối

Từ kết quả theo dõi về khối lượng, xác định tốc độ sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm thể hiện qua bảng 2.6. Để thấy rõ hơn về sinh trưởng tương đối tôi minh họa bằng biểu đồ 2.3

Hình 2.3: Biu đồ sinh trưởng tương đối ca gà thí nghim

Qua bảng 2.6 nhận thấy tốc độ sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm đều giảm dần qua các tuần tuổi. Trong đó, sinh trưởng tương đối cao nhất ở tuần 1: 81,40 % (ĐC); 94,79% (TN) và giảm dần qua các tuần và ở tuần thứ 10: 9,60% (ĐC); 12,37% (TN). Điều này tuân theo quy luật sinh trưởng của gia cầm. Để thấy rõ hơn quy luật tương đối của gà thí nghiệm, tôi biểu diễn bằng hình 2.3

Qua biểu đồ, cho thấy: Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm ở tuần 1 là cao nhất (lô ĐC: 81,40%, lô TN: 94,79%), sau đó giảm dần theo các tuần tuổi, phù hợp với quy luật sinh trưởng chung của gia cầm, có nghĩa là: gia cầm non sinh trưởng nhanh sau đó giảm dần theo tuổi, tuổi càng cao thì sinh trưởng càng chậm. Cụ thể, kết thúc giai đoạn nuôi sinh trưởng tương đối của gà ở lô ĐC là 9,60%, lô TN là 12,37%.

Qua kết quả theo dõi về chỉ số sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm cho thấy thời gian nuôi càng kéo dài thì sinh trưởng tương đối càng giảm,dẫn tới hiệu quả chăn nuôi giảm. Theo Bùi Hữu Lũng và Lê Hồng Mận (2003) [17], thức ăn không đảm bảo đủ và cân đối protein, năng lượng, vitamin, sẽ làm giảm khả năng tiêu hóa và thu nhận thức ăn của gà. Vì vậy, việc cân đối khẩu phần đáp ứng đủ theo yêu cầu cần thiết, đặc biệt là chế phẩm sinh học

SORAMIN sẽ dẫn đến sự thành thục sớm về khả năng sản xuất thịt, thời gian nuôi ngắn sẽ cho hiệu quả kinh tế cao.

2.4.3. Khả năng sử dụng và chuyển hóa thức ăn của gà thí nghiệm

2.4.3.1. Tiêu th thc ăn ca gà qua các tun tui

Khả năng tiêu thụ và chuyển hóa thức ăn của gia cầm là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và sử dụng hiệu quả thức ăn. Qua đó, ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành sản phẩm và lợi nhuận của người chăn nuôi.

Để đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm sinh học SORAMIN đến khả năng sử dụng và chuyển hóa thức ăn, tôi tiến hành theo dõi chỉ tiêu lượng thức ăn tiêu thụ của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi. Kết quả lượng tiêu thụ thức ăn qua các giai đoạn được tổng hợp trong bảng 2.7

Bảng 2.7: Lượng thức ăn tiêu thụ của gà thí nghiệm

TT Lô thí nghiệm Lô đối chứng

g/con/ngày g/con/tuần g/con/ngày g/con/tuần

1 13,57 95,0 12,14 85,0 2 29,58 207,07 28,86 202,02 3 40,52 283,67 39,19 274,36 4 50,44 353,09 44,41 310,88 5 81,42 569,95 72,54 507,77 6 88,97 622,80 85,57 598,96 7 97,71 683,94 95,98 671,88 8 108,07 756,48 113,10 791,67 9 115,47 808,29 119,67 837,70 10 125,83 880,83 103,22 722,51 Tổng 5261,12 5002,75 So sánh 104,65% 100%

Qua bảng 2.7 ta thấy, lượng thức ăn tiêu thụ của gà thí nghiệm tăng dần qua các tuần tuổi. Trong cùng một điều kiện chăm sóc với 2 khẩu phần ăn khác nhau sự thu nhận thức ăn của 2 lô cũng khác nhau. Tổng lượng thức ăn của gà khi kết thúc thí nghiệm: ở lô đối chứng là 5002,75g (100%); ở lô thí nghiệm, là 5261,12g (104,65%). Qua 10 tuần tuổi, lượng thức ăn tiêu thụ của lô đối chứng thấp hơn lô thí nghiệm là 258,12g, tương ứng với 4,65%.

2.4.3.2. Tiêu tn thc ăn cho 1kg tăng khi lượng

Trong chăn nuôi gia cầm giảm chi phí thức ăn là biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế lớn nhất vì thức ăn chiếm 70 - 80% giá thành sản phẩm.

Gà có khả năng sinh trưởng nhanh, sức sản xuất cao thường tiêu thụ thức ăn nhiều hơn. Khả năng tiêu thụ thức ăn của đàn gà thí nghiệm qua 10 tuần tuổi và tính toán tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng được trình bày ở bảng 2.8

Bảng 2.8: Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (kg)

TT

Lô thí nghiệm Lô đối chứng

Trong tuần (kg) Cộng dồn (kg) Trong tuần (kg) Cộng dồn (kg) 1 1,32 1,32 1,55 1,55 2 1,84 1,64 1,61 1,59 3 1,73 1,68 1,66 1,62 4 2,19 1,84 1,89 1,71 5 2,28 1,99 2.09 1.83 6 2,29 2,07 2.79 2.04 7 3,11 2,25 2.61 2.16 8 3,60 2,44 4.51 2.46 9 3,80 2,62 4.29 2.68 10 3,90 2,77 4.38 2.84 So sánh (%) 97,54 100

Qua bảng 2.8 cho thấy tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm giữa 2 lô có sự sai khác nhau cụ thể như sau:

- Ở lô đối chứng: Tiêu tốn thức ăn trong tuần tăng dần qua các tuần tuổi từ 1,55 kg (tuần 1) đến 4,38 kg (tuần 10). Tiêu tốn thức ăn cộng dồn tính đến 10 tuần tuổi là 2,84 kg.

- Ở lô thí nghiệm: Tiêu tốn thức ăn trong tuần từ 1,32 kg (tuần 1) đến 3,90 kg (tuần 10). Tiêu tốn thức ăn cộng dồn tính đến 10 tuần tuổi là 2,77 kg.

Giữa 2 lô thí nghiệm thì tiêu tồn thức ăn/kg tăng khối lượng cộng dồn của gà ở lô đối chứng luôn cao hơn so với tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của gà ở lô thí nghiệm. Kết thúc thí nghiệm ở 10 tuần tuổi, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cộng dồn là 2,77 kg (TN) và 2,84 (ĐC), sự chênh lệch này là 0,07 kg. Nếu lấy tiêu tốn thức ăn của lô đối chứng là 100% (2,84 kg) thì tiêu tốn thức ăn của lô thí nghiệm là 97,54% (2,77 kg). Như vậy so với lô đối chứng, lô thí nghiệm có bổ sung chế phẩm sinh học SORAMIN thì tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là thấp hơn tức là thấp hơn tới 2,46%.

Điều này cho thấy, việc sử dụng chế phẩm SORAMIN có ảnh hưởng tốt tới hiệu quả chuyển hóa thức ăn dẫn đến tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng thấp hơn so với việc không sử dụng chế phẩm sinh học SORAMIN trong chăn nuôi gà thả vườn. Như vậy hiệu quả chăn nuôi của việc bổ sung chế phẩm SORAMIN là cao hơn.

2.4.3.3. Tiêu tn năng lượng trao đổi (ME), protein thô (CP) cho 1kg tăng khi lượng khi lượng

Lượng thức ăn tiêu tốn chịu sự chi phối của nhiều yếu tố: khí hậu, nhiệt độ môi trường, sức khỏe của đàn gà. Nhưng quan trọng nhất vẫn là mức năng lượng trao đổi và protein trong khẩu phần. Nếu tỷ lệ ME/CP cao thì đàn gà sẽ chậm lớn, nhưng nếu tỷ lệ ME/CP thấp thì tiêu tốn protein sẽ lớn và làm cho giá thành sản phẩm cao.

Để hiểu rõ hơn tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm ở các tuần tuổi, chúng tôi tính tiêu tốn Kcal ME và gam CP cho 1 kg tăng khối lượng nhằm thấy rõ hiệu quả chuyển hóa dinh dưỡng của gà thí nghiệm. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.9.

Bảng 2.9: Tiêu tốn năng lượng trao đổi /kg tăng khối lượng (Kcal)

TT

Lô thí nghiệm Lô đối chứng

Trong tuần (Kcal) Cộng dồn (Kcal) Trong tuần (Kcal) Cộng dồn (Kcal) 1 3960 3960 4650 4650 2 5520 4920 4830 4770 3 5190 5040 4980 4860 4 6570 5520 5670 5130 5 6840 5970 6270 5490 6 6870 6210 8370 6120 7 9330 6750 7830 6480 8 10800 7320 13530 7380 9 11400 7860 12870 8040 10 11700 8310 13140 8520 So sánh 97,54 100

Qua bảng 2.9 cho thấy: Mức tiêu tốn năng lượng/kg tăng khối lượng tăng dần qua các tuần tuổi. Tiêu tốn năng lượng phụ thuộc vào tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng và mức năng lượng cung cấp cho gà thí nghiệm qua các giai đoạn. Ở cả 2 lô mức năng lượng qua các giai đoạn đều là: 3000 Kcal/kg.

Tiêu tốn năng lượng cộng dồn tính đến 10 tuần tuổi: ở lô đối chứng là 8520 Kcal/kg (100%), còn ở lô thí nghiệm là 8310 Kcal/kg (97,54%).Ở lô thí nghiệm có bổ sung chế phẩm sinh học SORAMIN có mức tiêu tốn năng lượng thấp hơn so với lô đối chứng không bổ sung chế phẩm sinh học SORAMIN là 240 Kcal/kg, tương đương với 2,46 %. Như vậy, việc bổ sung chế phẩm sinh học SORAMIN làm giảm mức năng lượng trong khẩu phần

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng chế phẩm sinh học SORAMIN đến khả năng sinh trưởng của gà (Mía × Lương Phượng) nuôi tại xã Quyết Thắng - TP Thái Nguyên. (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)