Trong chăn nuôi thú y ở nước ta, các chế phẩm sinh học được nghiên cứu và ứng dụng rất nhiều:
Nguyễn Quang Tuyên, Đỗ Trung Cứ (2000) [20] đã thí nghiệm bổ sung men tiêu hóa Biosubtyl (chứa 105
con từ 1-60 ngày tuổi để phòng bệnh tiêu chảy cho lợn con trước và sau khi cai sữa. Kết quả cho thấy:
Lợn được sử dụng Biosubtyl tỷ lệ tiêu chảy tái phát giảm.
Trọng lượng lợn lúc 2 tháng tuổi tăng 2 kg so với lô đối chứng (17,47 và 15,4 kg).
Lượng E.coli và Samonella trong phân giảm đi rõ rệt.
Viện chăn nuôi đã nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm Saccharomyces
cerevisiae: Với tỷ lệ 1% bổ sung vào chế phẩm đã có tác dụng:
Đối với lợn con bú mẹ giảm được tỷ lệ ỉa chảy ở lô thí nghiệm, tăng được khối lượng cai sữa.
Đối với lợn cai sữa tăng khối lượng lợn con ở lô thí nghiệm từ 2-3% So với lô đối chứng, kích thích hệ vi sinh vật đường tiêu hóa giảm tiêu tốn thức ăn (1,5 kg/con trong 17 ngày và 1,1 kg/con trong 25 ngày).
Theo Nguyễn Quang Linh (1997) [8] Một trong những biên pháp kỹ thuật nhằm nâng cao tốc độ sinh trưởng và phẩm chất thịt là sử dụng nấm men vào trong khẩu phần ăn làm tăng giá trị dinh dưỡng của thức ăn. Việc sử dụng nấm men còn kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển của lợn nhanh hơn 16 -18 % và chất lượng thịt được cải tiến, tỉ lệ nạc tăng từ 3- 4% và tỷ lệ mỡ giảm xuống 1-2%. Nếu cho lợn ăn thức ăn ủ men từ 70 - 130 thì chất lượng thịt tốt hơn và tốc độ sinh trưởng cao hơn khi cho ăn thức ăn ủ men trong cả kỳ.
Nguyễn Thị Liên (2004) [9] cho biết: Đối với gà con, nghé và dê khi bổ sung men rượu vào trong khẩu phần ăn hằng ngày cũng làm tăng trọng hơn hẳn những con vật không ăn men rượu, ở gà con mới đến 30 ngày tuổi cho ăn men rượu tăng 15- 22% so với đối chứng.
2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Kinh nghiệm ở vùng Trung tây Hoa Kỳ: thức ăn ủ men đã cải thiện rõ tỷ lệ mỡ trong khi đó vẫn duy trì sản lượng sữa thực tế của bò giữa kỳ tiết sữa. Khẩu phần gồm: Cây ngô ủ (30,8 % vật chất khô); alfalfa khô (29,4 %); ngô mảnh lên men (22,6 %) và thức ăn bổ sung cấy men.
Ở Florida (vùng Á nhiệt đới) của Mỹ: trong mùa hè cho bò ăn thức ăn cấy men, phần lớn bò cái đạt kết quả tốt vào đầu kỳ tiết sữa, tỷ lệ mỡ và sản lượng sữa đều tăng rõ rệt (P<0,05). Khẩu phần cơ sở gồm:
Hạt cốc (44,7 % vật chất khô); cây ngô ủ (24 %); hạt cốc ủ men dạng ướt (15 %), cùng với cỏ Bermelda, bã bia khô và "nước sữa" đã được bão hoà Amôn.
Cuối cùng thì J.Adler, Nissen, 1986 [23] đã khẳng định rằng: Người ta thu nhận được men Proteaza từ nhiều nguồn khác nhau như động vật, thực vật, vi sinh vật, nhưng kinh tế nhất vẫn là men từ bề mặt, hoặc lên men chìm.
Nước Pháp hàng năm sản xuất 100.000 tấn men khô dùng cho chăn nuôi, sản lượng men khô này cung cấp một lượng protein lớn gấp 1/10 lượng protein của ngũ cốc.
2.2.3. Những hiểu biết về chế phẩm SORAMIN.
- Nhà sản xuất: Công ty TNHH Công nghệ sinh học KT Địa chỉ: Suối Tân, Cam Lân, Khánh Hòa.
- Nhập khẩu và phân phối bởi: Công ty TNHH thú y Toàn Cầu Địa chỉ: Ngõ 2, Ba La, Phú La, Hà Đông, Hà Nội.
- Bào chế: Dạng dung dịch - Cách dùng:
+ Pha nước uống cho gia súc, gia cầm
+ Được sử dụng thường xuyên cho vật nuôi trong tất cả các giai đoạn phát triển.
-Liều lượng:
+ Gia cầm: Pha 1ml/1-2 lít nước. Cho uống 3-5 ngày. + Gia súc: Pha 1ml/1-2 lít nước. Cho uống 3-5 ngày. Cho uống 3 ngày nghỉ 2 ngày trong suốt quá trình nuôi - Thành phần:
Bảng 2.1. Thành phần của chế phẩm sinh học SORAMIN
STT Thành phần trong 1 lít SORAMIN có chứa Đơn vị
1 Sorbitol (min) 650g
2 Inositol (min) 20g
3 Lysin (min) 15g
4 Methionine (min) 10g
5 Magnesium (min-max) 3-5g
6 Choline chloride (min) 50g
-Công dụng:
+ Bổ gan, mát gan, điều hòa hoạt động của gan + Tăng cường giải độc cho gan - thận.
+ Giải độc cho gan - thận do sử dụng kháng sinh, do độc tố nấm mốc. + Hỗ trợ hiệu quả quá trình điều trị bệnh.
+ Chống hội chứng gan mỡ, gan sưng, gan teo. + Kích thích tính ngon miệng.
+ Kích thích mọc lông chống mổ cắn. + Tăng khả năng chuyển hóa thức ăn.
+ Tăng tỷ lệ đẻ, tỷ lệ ấp nở và chất lượng quầy thịt.
2.2.4. Nguồn gốc, đặc điểm gà thí nghiệm
* Nguồn gốc của gà Mía: Đường Lâm, thị xã Sơn Tây.
* Đặc điểm của gà Mía: Mào đơn hoặc hạt đậu, lá tai đỏ, da vàng, da bụng có màu đỏ, chân cao hơn gà ri bụng không sệ, khối lượng lúc 4 tháng tuổi:1,7 - 2,0 kg. Khối lượng lúc trưởng thành gà trống đạt 3,5 - 4,0 kg,con mái đạt từ 2,7 - 3,2 kg.
* Nguồn gốc của gà Lương Phượng: Vùng ven sông Lương phượng. Đây là giống gà thịt lông mầu. Do xí nghiệp nuôi gà thành phố Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc lai tạo thành. Do sử dụng dòng trống địa phương và dòng mái nhập từ nước ngoài.
* Đặc điểm gà Lương Phượng: Có dáng vẻ ngoài gần giống với gà Ri của ta. Lông màu vàng tuyền, vàng đốm hoa, đen đốm hoa, Gà mái đầu nhỏ chân chắc, chân thấp da vàng thịt thơm ngon. Gà thích nghi cao với nuôi bán chăn thả và chăn thả. Khối lượng con trống đạt 2,7 kg, con mái đạt 2,1 kg
- Gà lai (Trống Mía x Mái Lương Phượng) Là giống gà lông màu có chất lượng cao, có khả năng thích nghi cao với điều kiện sống nóng ẩm, sức kháng bệnh tốt, chất lượng thịt thơm ngon. Thích hợp với phương thức nuôi nhốt, bán nuôi nhốt, chăn thả.
- Con lai thương phẩm đạt: 2,35 - 2,4 kg - Tiêu tốn thức ăn: 2,4 kg
- Gà lai F1 là giống gà tổ hợp lai giữa hai dòng gà thịt (Trống Mía x Mái Lương Phượng). Gà F1 có ưu thế lai về mọi mặt như: tốc độ sinh trưởng và trao đổi chất nhanh, sức sống cao, hiệu quả kinh tế lớn.
2.3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
- Thí nghiệm được tiến hành trên đàn gà lai thương phẩm (Mía x Lương Phượng) giai đoạn từ 1 ngày - 10 tuần tuổi.
- Chế phẩm sinh học SORAMIN.
* Địa điểm: Xã Quyết Thắng - Thành Phố Thái Nguyên.
- Thời gian tiến hành: Từ ngày 13/12/2013 đến ngày 31/05/2014
2.3.2. Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm sinh học SORAMIN vào thức ăn tới khả năng sản xuất của gà giai đoạn 1-70 ngày tuổi.
- Hiệu quả của việc bổ sung SORAMIN trong phòng và trị bệnh.
2.3.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm được tiến hành theo phương pháp chia lô so sánh, chia làm 2 lô đảm bảo độ đồng đều về các yếu tố: giống, tuổi, khối lượng, thời gian tiến hành, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, quy trình thú y,… chỉ khác nhau về yếu tố thí nghiệm. Yếu tố thí nghiệm là chế phẩm sinh học.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm:
Bảng 2.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm
STT Diễn giải ĐVT Lô thí nghiệm Lô đối chứng
1 Giống gà Gà lai Mía x Lương Phượng
2 Số lượng Con 200 200
3 Khối lượng đầu TN Gam 40,0 ± 0,49 40,0 ± 0,45 4 Phương thức nuôi Ngày Bán chăn thả
5 Thời gian nuôi Ngày 1 - 70
6
Yếu tố thí nghiệm SORAMIN -
Cách dùng Pha vào nước uống
- Thức ăn và cách cho ăn: Thức ăn của gà thí nghiệm do công ty thức ăn chăn nuôi DABACO cung cấp và được chia thành 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: 1 - 14 ngày tuổi, sử dụng thức ăn D1.
+ Giai đoạn 2: 15 - 35 ngày tuổi, sử dụng thức ăn DABACO D56. + Giai đoạn 3: 36 -70, sử dụng thức ăn DABACO D57.
Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn của gà thí nghiệm được trình bày như sau:
Bảng 2.3: Thành phần giá trị dinh dưỡng trong thức ăn của gà thí nghiệm Thành phần dinh dưỡng ĐVT Giai đoạn (ngày tuổi)
1 - 14 15 - 35 36 - 70
Năng lượng (ME) tối thiểu Kcal/kg 3000 3000 3000
Protein thô tối thiểu % 22 17,0 16,0
Xơ tối thiểu % 4 4,5 5
Canxi % 0,9 - 1,2 0,85 - 1.05 0.8 - 1,1
Photpho tối thiểu % 0,8 0,75 0,7
Muối (NaCl) % 0,32 - 0,4 0,38- 0,40 0,38 - 0,42
Độ ẩm tối đa % 13 13 13
2.3.3.2. Các chỉ tiêu phương pháp theo dõi
* Tỷ lệ nuôi sống
Tỷ lệ nuôi sống (%) = Tổng số gà cuối kỳ (con) x 100 Tổng số gà đầu kỳ (con)
∗ Khả năng sinh trưởng
- Sinh trưởng tích lũy
Tiến hành cân gà từ khi mới nhập đến 10 tuần tuổi.
Cân 25% số gà nuôi thí nghiệm, cân vào buổi sáng trước khi cho ăn, tiến hành cân từng con một để xác định khối lượng sống bình quân của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi. Người cân và dụng cụ cân được cố định.
+ Từ tuần tuổi thứ nhất đến tuần tuổi thứ hai được xác định bằng cân với độ chính xác 0,1g.
+ Từ tuần thứ ba trở đi cân bằng cân có độ chính xác ±1g đến 5g.
- Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)
Tính theo công thức: TCVN 2. 39 - 77 (1977) [21] A = P2 - P1
T
Trong đó: A - Là sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) P2 - Khối lượng ở cuối kỳ (gam)
P1 - Khối lượng ởđầu kỳ (gam) t - Thời gian giữa 2 kỳ cân (ngày)
- Sinh trưởng tương đối (%)
Tính theo công thức: TCVN 2. 40 - 77 (1977) [22] 2 1 2 1 (%) 100 2 P P R x P P − = +
Trong đó: R - Là sinh trưởng tương đối (%) P1 - Là khối lượng đầu kỳ (gam) P2 - Là khối lượng cuối kỳ (gam) * Khả năng thu nhận và chuyển hóa thức ăn
Hàng ngày cân thức ăn cho từng lô, ngày cuối tuần cân thức ăn thừa sau đó đổ cộng dồn để tính mức độ tiêu tốn thức ăn cho 1kg khối lượng.
- Khả năng tiêu thụ thức ăn (g/con/ngày)
Khả năng tiêu thụ TĂ = Tổng thức ăn sử dụng trong tuần (g) Tổng số gà (con) x 7 ngày
- Tiêu tốn thức ăn /kg tăng khối lượng
TTTĂ/1kg tăng khối lượng = Tổng khối lượng thức ăn sử dụng trong tuần (kg) Tổng khối lượng gà tăng trong tuần (kg)
- Tiêu tốn ME/kg tăng khối lượng (kcal/kg tăng khối lượng)
Tiêu tốn ME (cal)/kg tăng khối lượng = mức ME (kcal)/1kg thức ăn x tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng.
Tiêu tốn CP/kg tăng khối lượng = CP ((g)/kg thức ăn x tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng).
* Chỉ số sản xuất PI (Performance - Index) Được tính theo công thức của Ing.J.M.E. Whyte, 1995
Tỷ lệ nuôi sống (%) x Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) PI =
Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cộng dồn x 10 * Chỉ số kinh tế EN ( Economic Number).
EN = Chỉ số sản xuất (PI)
Chi phí thức ăn (đ)/ kg tăng khối lượng * 1000 * Chi phí thức ăn (đ)/kg tăng khối lượng:
Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng (đ/kg) =
Tổng thức ăn tiêu thụ (kg) × giá thành 1kg thức ăn (đ/kg)
Khối lượng gà tăng(kg) *Chi phí trực tiếp/kg gà thịt:
Chi phí trực tiếp = Tổng chi phí trực tiếp(đ) Khối lượng gà xuất bán (kg)
* Tình hình bệnh của gà
Hàng ngày theo dõi những biểu hiện của gà thí nghiệm, theo dõi phân thải ra xem có những biểu hiện về bệnh lý nào, trên cơ sở đó để có những biện pháp chữa trị kịp thời, giảm thiểu tổn thất trong quá trình nuôi.
Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu nhập được xử lý bằng phương pháp thí nghiệm trong chăn nuôi của Nguyễn Văn Thiện và cộng sự (2002) và trên phần mềm thống kê EXCEL, IRRIS với các tham số thống kê.
* Số trung bình: n i i=1 X X= n ∑ (Với i = 1 → n)
* Sai số trung bình: - Với n ≤ 30: 1 X X S m n = ± − - Với n > 30: X X S m n = ± Trong đó: X
m : sai số của số trung bình X
S : độ lệch tiêu chuẩn n: dung lượng mẫu * Hệ số biến dị: Cv (%) = X Sx × 100 Trong đó: Cv: là hệ số biến dị X : là số trung bình cộng X S : độ lệch tiêu chuẩn
2.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 2.4.1. Kết quả và tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm 2.4.1. Kết quả và tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm
Trong chăn nuôi gà thịt, tỷ lệ nuôi sống là 1 chỉ tiêu rất quan trọng, phản ánh sức sống của dòng, giống; phản ánh tình trạng sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật, khả năng thích nghi đối với điều kiện môi trường, đồng thời nó còn là thước đo việc thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn gà, để nâng cao hiệu quả kinh tế. Do đó người chăn nuôi phải lựa chọn được giống tốt, thức ăn tốt, thực hiện nghiêm ngặt các quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh thú y và phòng trừ dịch bệnh để đạt được tỷ lệ nuôi sống cao nhất. Kết quả theo dõi về tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi được thể hiện ở bảng 2.4
Bảng 2.4: Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%) Tuần
Tuổi
Lô thí nghiệm Lô đối chứng
Trong tuần Cộng dồn Trong tuần Cộng dồn
ss 100 100 100 100 1 100 100 100 100 2 99,0 99,00 99,00 99,00 3 98,99 98,00 99,48 97,50 4 98,98 97,00 98,97 96,50 5 98,48 96,50 99,48 96,50 6 100 96,50 100 96,00 7 100 96,50 99,48 96,00 8 100 96,50 100 96,00 9 100 96,50 99,48 95,50 10 100 96,50 100 95,50
Qua bảng kết quả trên cho thấy: Tỷ lệ nuôi sống của cả 2 lô đạt khá cao chứng tỏ quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng của chúng tôi là phù hợp, tuy nhiên trong khẩu phần khác nhau thì khả năng thích nghi của gà lai (Mía x Lương Phượng) cũng có sự khác nhau cụ thể: ở tuần thứ nhất tỷ lệ nuôi sống của lô ĐC là 100 % trong khi đó tỷ lệ nuôi sống của lô TN là 100%, đến tuần thứ 2 tỷ lệ nuôi sống là 99,0% ở cả 2 lô TN và ĐC, tuần thứ 3 có sự thay đổi là 97,50% (ĐC), 98,0% (TN) và tuần thứ 10 ở lô ĐC tỷ lệ nuôi sống là 95,50% trong khi đó ở lô TN tỷ lệ nuôi sống là 96,50%. Điều này chứng tỏ rằng, khi bổ sung chế phẩm sinh học SORAMIN cho đàn gà đã nâng cao được tỷ lệ nuôi sống hơn so với khi ta không sử dụng chế phẩm sinh học SORAMIN.
2.4.2. Khả năng sinh trưởng
2.4.2.1. Sinh trưởng tích lũy
Sinh trưởng tích lũy hay khả năng tăng khối lượng của cơ thể qua các tuần tuổi là một chỉ tiêu quan trọng được các nhà chọn giống quan tâm. Đối với gà thịt, đây là chỉ tiêu để xác định năng suất thịt của đàn gà, đồng thời cũng là biểu hiện khả năng sử dụng thức ăn của đàn gà qua các giai đoạn sinh trưởng của chúng.
Sinh trưởng của gà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng, thời tiết khí hậu, khả năng thích nghi của từng giống với môi trường. Độ sinh trưởng tích lũy càng tăng thì càng rút ngắn thời gian nuôi,
giảm được chi phí thức ăn, nâng cao hiệu quả kinh tế. Kết quả theo dõi khả năng sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm được thể hiện qua bảng 2.5:
Bảng 2.5: Khối lượng của gà qua các tuần tuổi (gam/con) Tuần
tuổi
Lô thí nghiệm (g/con) Lô đối chứng (g/con)