múi và cây mía đường, diện tích cây ăn quả có múi tăng qua các năm từ 439 ha năm 2011 lên 529 ha năm 2013 tăng 90 ha. Diện tích cây mía đường có xu hướng giảm, giảm từ 241 ha năm 2011 xuống 163,3 ha năm 2013.
Nguyên nhân là do bà con nông dân đã sử dụng diện tích đất trồng mía chuyển sang trồng cam, để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
4.2. Tình hình và hoạt động trồng cam tại thị trấn Cao Phong
4.2.1. Tình hình sản xuất cây có múi của địa phương và vài nét về cam Cao Phong Cao Phong
Cây ăn quả có múi đã được đưa trồng ở thị trấn Cao Phong từ những năm 60 của thế kỉ 20 với các giống như cam Xã Đoài, cam Bố Hạ, quýt. Cam Cao Phong có nguồn gốc từ Phủ Quỳ (Nghệ An), đó là giống cam Xã Đoài khi được đưa vào trồng đã nhanh chóng thích nghi với điều kiện ở vùng đất Cao Phong, cho năng suất và sản lượng rất cao. Sản lượng cam đạt cao nhất trong lịch sử trước đây vào khoảng 3.000 tấn vào cuối những năm 70 của thế kỉ trước. Cam Cao Phong được xuất khẩu sang Liên Xô và các nước Đông Âu, được thế giới khen ngợi, được vinh dự đón các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước về thăm. Nhưng đến cuối những năm 80, cam Cao Phong mắc bệnh hàng loạt phải chặt bỏ, diện tích giảm đi nhanh chóng và đáng kể. Phải đến những năm 90, cơ chế giao khoán mới đã là một động lực mạnh mẽ cho phát triển sản xuất nông nghiệp, phát triển cây cam. Từ đó đến nay, diện tích, năng suất, sản lượng cam đã không ngừng tăng lên, (năm 2013 đạt khoảng 13.000 tấn).
Cây có múi là loại cây trồng rất khó tính. Trong các loại cây ăn quả có thế mạnh của Hoà Bình như nhãn, vải, hồng, mơ, mận thì cây có múi là loại cây trồng đòi hỏi quy trình kĩ thuật chặt chẽ nhất, yêu cầu đầu tư trên 1 ha lớn nhất. Cây ăn quả có múi lại dễ bị sâu bệnh như sâu vẽ bùa, sâu đục thân, sâu
33
ăn lá, bọ xít hại quả, ruồi đục quả, bệnh Greening... Tuy nhiên, cây cam cũng lại là cây trồng cho quả nhanh (từ năm thứ 4) và có chu kỳ sản xuất kinh doanh kéo dài tận 14 - 20 năm. Là cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, qua thực tế phát triển rất được người dân ưa trồng. Vì vậy, dù lịch sử phát triển cây có múi ở thị trấn cũng đã trải qua nhiều bước thăng trầm nhưng người dân nơi đây vẫn gắn bó với cây ăn quả có múi. Trong những năm vừa qua, diện tích, năng suất, sản lượng cây ăn quả có múi phát triển theo hướng tích cực, có xu hướng tăng lên đáng kể, được thể hiện qua bảng 4.6
Bảng 4.6. Diện tích, năng suất, sản lượng cây ăn quả có múi của thị trấn Cao Phong qua 3 năm 2011 - 2013.
(Nguồn: Báo cáo của UBND thị trấn Cao Phong) [13]
* Diện tích
Năm 2013, diện tích cây ăn quả có múi toàn thị trấn đã có hơn 529 ha với sản lượng đạt khoảng 13.000 tấn. Tổng diện tích cây ăn quả có múi của thị trấn tăng 112,27 % so với năm 2012, trong đó diện tích cây có múi kinh doanh là 322 ha. Mức tăng tổng diện tích cây ăn quả có múi bình quân qua 3 năm vừa qua đạt 109,8 %, trong đó biến động đối với diện tích cây ăn quả có múi thời kỳ kinh doanh 116,84 %, với diện tích cây ăn quả có múi thời kỳ kiến thiết cơ bản là 102,74 %, và biến động của diện tích trồng mới là 155,2
Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 So sánh (%) 12/11 13/12 BQ 1. Tổng diện tích ha 439 471,2 529 107,33 112,27 109,8 - Diện tích Kinh Doanh 273 296 322 124,89 108,78 116,84 - Diện tích KTCB 141,4 143 149,2 101,13 104,34 102,74 - Diên tích Trồng mới 24.6 32,2 57,8 130,89 179,5 155,2 2. NS (trên DTKD) tấn/ha 31,656 33,784 40,373 106,72 119,5 113,11 3. Sản lượng tấn 7.500 10.000 13.000 133,33 130,0 131,67
34
%. Như vậy, diện tích cây ăn quả có múi trồng mới biến động tăng lớn nhất còn diện tích cây ăn quả có múi thời kỳ kiến thiết cơ bản có xu hướng tăng chậm.
* Năng suất
Năm 2012, năng suất đạt được là 33,784 tấn/ha, so với năm 2011 đạt 106,72 %, tức là tăng 6.72 %. Năm 2013, năng suất cam tăng vuợt trội, đạt mức 40,373 tấn/ha, so với 2012 đạt 119,5 % tức là tăng 19,5 % . Biến động năng suất trung bình qua 3 năm đạt 113,11 %. Đây là một điều đáng mừng cần phát huy hơn nữa trong những năm tiếp theo. Năng suất tăng cao là do một số diện tích kinh doanh đi vào giai đoạn khai thác năng suất cao. Thêm nữa là việc người dân chú trọng đầu tư thâm canh cây cam, bên cạnh phát huy những kinh nghiệm vốn có còn tích cực học hỏi và mạnh dạn áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật, thực hiện tốt quy trình chăm sóc từ việc bón phân, làm cỏ, tỉa cành đến công tác bảo vệ thực vật.
* Sản lượng
Cùng với sự tăng lên về diện tích, năng suất là sự tăng lên rất lớn về sản lượng cây ăn quả có múi. Năm 2012, sản lượng cam đạt được khoảng 10.000 tấn (tính cả sản lượng thu bói trên diện tích kiến thiết cơ bản), so với năm 2011 mức sản lượng này đạt 133,33 %, tăng 33,33 %, tương ứng tăng 2.500 tấn. Sản lượng cây ăn quả có múi năm 2013 đạt được là 13.000 tấn (tính cả sản lượng thu bói trên diện tích kiến thiết cơ bản), bằng 130,0 % so với năm 2012, tức là tăng 30 %, tương ứng mức tăng 3.000 tấn. Như vậy, trong 3 năm vừa qua sản lượng cây ăn quả có múi toàn thị trấn tăng nhanh, mức tăng bình quân qua 3 năm đạt 131,67 %. Đó là do, một số diện tích kiến thiết cơ bản đã đi vào thời kì kinh doanh khai thác, nâng tổng diện tích kinh doanh lên 322 ha (năm 2013). Người dân đã đầu tư chăm sóc, áp dụng tiến bộ khoa học, lựa chọn những giống cam cho năng suất chất lượng tốt vào trồng
35
Như vậy, trong 3 năm 2011 - 2013 vừa qua, mặc dù sản xuất còn gặp phải nhiều khó khăn, bất lợi nhưng diện tích, năng suất, sản lượng cam vẫn có nhiều biến động theo chiều hướng tích cực. Những năm vừa qua có nhiều đợt hạn hán, rét đậm rét hại kéo dài, những đợt nắng sớm gây ảnh hưởng đến tỉ lệ đậu quả, cộng thêm điều kiện xã hội tác động như khủng hoảng kinh tế dẫn tới lạm phát tăng, kéo theo các loại vật tư tăng làm cho chi phí đầu vào tăng tác động đến giá thành ảnh hưởng tới đầu tư sản xuất, nhất là với những hộ hạn chế về vốn. Tuy vậy, diện tích, năng suất, sản lượng cây ăn quả có múi vẫn có xu hướng tăng lên trong những năm qua. Tổng diện tích cây ăn quả có múi năm 2011, tăng 9 % so với năm 2010; năm 2012, tăng 7,33 % so với năm 2011 và năm 2013, tăng 12,27 % so với năm 2012. Đặc biệt là sự tăng cao diện tích cây có múi thời kỳ kinh doanh. Đến nay đã có 322 ha cây ăn quả có múi trong giai đoạn khai thác, chiếm 60,87 % tổng diện tích. Trong những năm tới, một số diện tích kiến thiết cơ bản được đưa vào kinh doanh sẽ góp phần nâng tỉ lệ diện tích kinh doanh, và phải có kế hoạch trồng mới để ngày càng tạo được cơ cấu, hợp lý hiệu quả.
Năm 2006, thực hiện nghị quyết 04 - NQ/HU của huyện ủy Cao Phong về “ phát huy lợi thế của địa phương để chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi”. Để phát triển tiềm năng, thế mạnh của huyện Cao Phong về cây công nghiệp và cây ăn quả có múi. Huyện ủy đã ra nghị quyết, UBND huyện có đề án về phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả có múi giai đoạn 2011- 2016. Nên diện tích và các hộ trồng cam tại các khu của thị trấn đã không ngừng tăng, thể hiện qua bẳng 4.7.
36
Bảng 4.7. Diện tích trồng cam tại các khu của thị trấn Cao Phong qua 3 năm 2011 - 2013 Khu trồng cam 2011 2012 2013 Diện tích (ha) Số hộ (hộ) Diện tích (ha) Số hộ (hộ) Diện tích (ha) Số hộ (hộ) Khu 1 32,6 30 33.8 32 41 32 Khu 2 23,4 32 24 35 31,5 36 Khu 3 33,7 35 34,5 35 42 35 Khu 4 43 40 43 40 50,4 40 Khu 5 85,6 112 90.6 115 90,6 120 Khu 6 48,2 49 53.3 55 60,7 55 Khu 7 61 56 68 60 70,5 65 Khu 8 64 70 73 70 76,5 75 Khu 9 25 28 25 30 32,4 32 Khu 10 22,5 20 26 20 33,4 20 Tổng 439 472 471,2 492 529 510
(Nguồn: UBND thị trấn, báo cáo tổng kết của các Khu) [13]
Qua bảng 4.7 cho ta thấy: Diện tích trồng cam của thị trấn không ngừng tăng lên qua các năm. Trong đó khu 5, khu 7, khu 8 là các khu có diện tích trồng cam nhiều qua các năm. Năm 2013, có diện tích lớn nhất là khu 5 với 90,6 ha, khu 8 có diện tích lớn thứ 2 với 76,5 ha và khu 7 có diện tích lớn thứ 3 với 70,5 ha.
Các giống cam được trồng chủ yếu tại thị trấn là cam Xã Đoài, cam Canh, cam lòng vàng và cam Valenxia. Diện tích và cơ cấu các giống cam được thể hiện ở bảng 4.8
37
Bảng 4.8. Diện tích trồng các giống cây cam chính của thị trấn Cao Phong qua 3 năm 2011 – 2013
Chủng loại giống Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 12/11 13/12 BQ Tổng diện tích 439 100 471,2 100 529 100 107,33 112,27 109,8 Cam Canh 45.2 10,3 53 11,25 69.5 13,14 117,26 131,13 124,2 Cam Valenxia (V2) 78.3 17,84 92,3 19,59 109,3 20,66 117,88 118,42 118,15 Cam Xã Đoài 250,6 57,08 253,5 53,8 253,5 47,92 101,16 100 100,58 Cam lòng vàng (CS1) 64,9 14,78 72,4 15,36 96,7 18,28 111,56 133,56 122,56
38 Qua bảng số liệu ta thấy :
Diện tích trồng cam ngày tăng lên, tổng diện tích năm 2011 là 439 ha đến năm 2013 đã tăng lên 529 ha, tăng 90 ha. Năm 2012, tăng 7,33 % so với năm 2011, năm 2013 tăng 12,27 % so với 2012. Trong đó, diện tích trồng cam Canh, cam Valemxia và cam lòng vàng tăng nhanh, còn cam Xã Đoài thì tăng nhẹ. Cụ thể như sau :
- Diện tích trồng cam Canh tăng từ 45,2 ha năm 2011 lên 69,5 ha năm 2013, tăng 24,3ha, bình quân tăng 24,2 %
- Diện tích trồng cam Valenxia tăng 31 ha, từ 78,3 ha năm 2011 lên 109,3 ha năm 2013, bình quân tăng 18,15 %.
- Diện tích cam lòng vàng tăng 31,8 ha, tăng ừ 64,9 ha năm 2011 lên 96,7 ha năm 2013, bình quân tăng 22,56 %.
- Còn diện tích trồng cam Xã Đoài tăng nhẹ, tăng có 2,9 ha từ 250,6 ha năm 2011 lên 53,5 ha năm 2013.
Nguyên nhân của sự thay đổi về diện tích và cơ cấu trên là do chính quyền địa phương đã đang quy hoạch và phát triển cây ăn quả có múi, có chính sách hợp lý trong việc đưa các giống cam cho năng suất chất lượng cao vào sản suất, phù hợp với nhu cầu của thị trường. Giống cam Canh và cam valenxia là giống chín muộn còn cam lòng vàng là giống chín sớm, là các giống ít hạt và không có hạt. Giá bán trên thị trường của các loại cam này cao hơn so với cam Xã Đoài. Nhất là cam Canh và cam Valenxia là giống chín muộn, chín vào dịp Tết nên có giá bán rất cao. Nên người dân đã đầu tư vào các giống cam này.