Các công trình nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò hoạt động khuyến nông trong việc phát triển mô hình trồng cam tại thị trấn Cao Phong - huyện Cao phong - tỉnh Hòa Bình. (Trang 31)

Trong những năm qua công tác khuyến nông nói chung và các CBKN

nói riêng đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển NN - NT của đất nước. Chủ đề về khuyến nông đã và đang thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà quản lý, các nhà khoa học trong và ngoài nước. Nổi bật là đề tài nghiên cứu khoa học - công nghệ cấp nhà nước: “Con người Việt Nam - mục tiêu và động lực của sự phát triển KT - XH” do tác giả Phạm Minh Hạc làm chủ nhiệm. Đây là công trình nghiên cứu khá sâu sắc về yếu tố con người trong quá trình đổi mới và đưa ra cái nhìn tổng thể mang tầm chiến lược trong vấn đề sử dụng con người nhất là sử dụng cán bộ KHKT trong quá trình CNH - HĐH đất nước. Liên quan đến đề tài còn có cuốn “Phát triển năng lực tập huấn trong NN - NT” của tác giả Ngô Thị Thuận (2005) đã trang bị những phương pháp tập huấn mới nhằm nâng cao năng lực tập huấn cho cán bộ làm công tác phát triển NN - NT.

Trần Văn Hà và Nguyễn Khánh Quắc có cuốn “Khuyến nông học”. Ngoài ra thời gian gần đây còn có bài viết của Tống Khiêm “Định hướng hoạt động đào tạo huấn luyện khuyến nông giai đoạn 2006-2010” đã nêu lên những yêu cầu và định hướng đào tạo trong giai đoạn vừa qua cho đội ngũ khuyến nông nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH NN - NT.

Nhìn chung, những công trình trên chỉ mới đề cập đến hoạt động khuyến nông trên toàn xã hội, đã có một số đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện nhưng với điều kiện tự nhiên khác nhau, những kết quả nghiên cứu đạt được cũng khác nhau. Do vậy đề tài sẽ đi sâu nghiên cứu thực trạng và đưa ra những giải pháp phù hợp cho hoạt động khuyến nông cơ sở nằm trên địa bàn huyện nhằm đáp ứng yêu cầu của sản xuất nông nghiệp trong thời kỳ hội nhập

22

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cu

- Đề tài tập trung nghiên cứu về các hoạt động khuyến nông và vai trò của CBKN trong giai đoạn (2011-2013) thực hiện việc phát triển mô hình trồng cam tại thị trấn Cao Phong.

3.1.2. Phm vi nghiên cu

1. Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn thị trấn Cao Phong - huyện Cao Phong - tỉnh Hòa Bình.

2. Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu từ ngày 01/01/2014 đến ngày 27/04/2014.

3.2. Nội dung nghiên cứu

- Đặc điểm chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. - Hoạt động trồng cam của thị trấn Cao Phong.

- Thực trạng các hoạt động và vai trò của người CBKN trong quá trình thực hiện việc nhân rộng mô hình trồng cam tại thị trấn Cao Phong

- Đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của CBKN trên địa bàn thị trấn trong việc duy trì và phát triển bền vững mô hình.

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Chn địa đim nghiên cu

- Tiến hành chọn một số khu đại diện cho thị trấn Cao Phong về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng và đồng thời có diện tích trồng cam nhiều nhất và số lượng hộ gia đình tham gia trồng cam là đông nhất. Nên tôi chọn 3 khu tiêu biểu trên 10 khu đó là khu 5, khu 7 và khu 8.

23

3.3.2. Phương pháp thu thp s liu

3.4.2.1. Chọn mẫu điều tra và phương pháp chọn mẫu

Chọn tổng lượng mẫu điều tra cho các chỉ tiêu nghiên cứu là 60 hộ nông dân ở 3 khu trên 10 khu điển hình trồng và chăm sóc cam.

- Chọn hộ phỏng vấn: Sử dụng phương pháp lấy mẫu có điều kiện là các hộ gia đình đã và đang trồng cam tại thị trấn Cao Phong có tham gia các hoạt động khuyến nông

- Cách chọn hộ phỏng vấn: Mỗi khu chọn 20 hộ gia đình trồng cam, trong đó: 5 hộ trồng cam Xã Đoài, 5 hộ trồng cam Canh, 5 hộ trồng cam Valenxia và 5 hộ trồng cam Lòng Vàng

3.3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

- Phỏng vấn bằng bộ câu hỏi đối với các đối tượng nghiên cứu để điều tra thu thập thông tin về thực trạng các hoạt động khuyến nông trên địa bàn thị trấn qua đánh giá của các đối tượng nghiên cứu trên.

- Sử dụng các công cụ chủ yếu của PRA: Phỏng vấn bán cấu trúc... kết hợp quan sát, thăm quan thực tế để thu thập thông tin.

- Trao đổi thảo luận với cán bộ khuyến nông, cán bộ của công ty Rau quả nông sản Cao Phong, cán bộ UBND thị trấn Cao Phong....

3.3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Các số liệu thứ cấp bao gồm: Số liệu về điều kiện tự nhiên, các báo cáo về tình hình phát triển KT-XH của UBND thị trấn Cao Phong, báo cáo tổng kết MHTD Cam Cao Phong, báo cáo kết quả công tác khuyến nông của thị trấn Cao Phong và trạm khuyến nông khuyến ngư huyện Cao Phong... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các thông tin được thu thập thông qua các văn bản, nghị định liên quan đến vấn đề khuyến nông, các báo cáo tổng kết hàng năm, các tài liệu thống kê của UBND thị trấn, số liệu từ các cơ quan có liên quan...và một số tài liệu, sách báo, ấn phẩm đã được công bố.

24

3.3.3. Phương pháp phân tích và x lý thông tin

- Từ các nguồn số liệu điều tra, thu thập được trên địa bàn nghiên cứu, tiến hành tổng hợp và phân tích.

- Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích các số liệu định lượng và định tính.

- Xử lý số liệu bằng các phép toán đơn giản.

- Phân tích SWOT: Tìm ra sự liên kết giữa mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và thách thức của CBKN thị trấn trong việc nhân rộng mô hình này. Để từ đó tìm ra những giải pháp nhằm tận dụng cơ hội, trên cơ sở phát huy những điểm mạnh và đẩy lùi điểm yếu, để vượt qua thách thức trong tương lai.

25

PHẦN 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

4.1.1. Điu kin t nhiên

Điều kiện tự nhiên là một trong những yếu tố ảnh hưởng gián tiếp tới hoạt động khuyến nông. Khuyến nông hoạt động trong môi trường nông thôn, các điều kiện đất đai, khí hậu thủy văn quyết định tới cơ cấu cây trồng của địa phương, có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và hiệu quả của công việc khuyến nông.

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Thị trấn Cao Phong có diện tích 9,45 km², nằm ngay trung tâm huyện, là trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội của vùng Cao Phong, và nằm ở tọa độ địa lý là: 105019”26 kinh độ Đông, 200

42 ”57 vĩ độ Bắc. Có vị trí: Phía Bắc giáp với xã Thu Phong và Bắc Phong. Phía Tây giáp với xã Bắc Phong và Tây Phong. Phía Đông giáp với xã Đông Phong và Tây Phong. Phía Nam giáp với xã Tây Phong.

Từ thành phố Hoà Bình theo quốc lộ 6 về phía Tây đi các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Ninh Bình… nên đây là điều kiện rất thuận lợi để phát triển kinh tế, giao lưu buôn bán và phát triển giữa các vùng Đông Bắc và Tây Bắc

4.1.1.2. Địa hình và thồ nhưỡng

Thị trấn Cao phong nằm ở tọa độ địa lý là: 1050

19”26 kinh độ Đông, 20042 ”57 vĩ độ Bắc, nằm trong thung lũng cao, xung quanh có các dãy núi đá vôi bao bọc, có độ cao từ 170 - 342 m so với mặt nước biển. Địa hình thị trấn Cao phong hầu hết là đất đồi trọc, độ dốc trung bình là 8, cao nhất là 50, với điều kiện điển hình như trên thì thị trấn Cao Phong có điều kiện thuận lợi thực

26

hiện đa dạng hoá cây trồng. Tuy nhiên, do địa hình đồi dốc sẽ khó khăn trong việc thiết kế xây dựng và nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống công trình thuỷ lợi.

4.1.1.3. Điều kiện khì hậu - thời tiết

Nằm trong miền khí hậu miền bắc Việt Nam, thời tiết khí hậu vùng Cao Phong cũng mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa hè nóng và mưa nhiều, mùa đông lạnh và khô. Nhiệt độ trung bình hằng năm cao khoảng 230C. Lượng mưa trung bình hằng năm cũng khá cao, khoảng 1.800 - 2.200 mm. Độ ẩm không khí giao động từ 83 - 88 %.

Nhìn chung, khí hậu của Huyện Cao Phong mát mẻ, lượng mưa cao và điều hòa hơn một số huyện trong tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi với nhiều mô hình canh tác, chăn nuôi khác nhau. Tuy nhiên, yếu tố hạn chế lớn ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp là vào mùa khô cây trồng thiếu nước, nhất là các chân đất chưa có công trình tưới. Về mùa đông, bên cạnh khô hạn, nhiệt độ xuống thấp, xương muối và âm u, thiếu ánh sáng cũng ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng, cũng như tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển.

Cao Phong còn có sông Đà và nhiều con suối lớn nhỏ chảy qua. Lượng mưa phân bố không đều trong năm, tập trung vào mùa hè nên dễ gây úng lụt nội đồng ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân.

4.1.2. Điu kin kinh tế - xã hi

4.1.2.1. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội

Trong những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng cũng được quan tâm. Từng bước xây dựng nâng cấp các công trình, thi công và cải tạo đường giao thông như cải tạo và nâng cấp quốc lộ 6 đi qua địa bàn huyện. Thị trấn tiến hành bê tông hóa đường nông thôn, công trình xây dựng sân vận động, trường lớp, trụ sở uỷ ban, trạm y tế, nhà văn hoá, bãi huỷ rác, đường liên xã. Đặc biệt cán bộ và nhân dân đã xây dựng được 11 km đường bê tông giao thông nông thôn với tổng số tiền 1,5 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp 720 triệu đồng. Xây dựng 10 nhà văn hoá khu dân cư vời tổng số

27

tiền 670 triệu đồng, do nhân dân đóng góp 546 triệu đồng, nhà nước hỗ trợ 124 triệu đồng. Các công trình thuỷ lợi được triển khai xây dựng như công trình hồ đắc cha, hệ thống điện, từ năm 2006 đã có 100% khu dân cư có điện lưới quốc gia, cơ sở vật chất được quan tâm. Đến nay thị trấn Cao Phong có 1.141 em học sinh/44 lớp, trong đó học sinh giỏi cấp tỉnh 37 em, cấp huyện 54 em, 3 trường hàng năm đạt trường trung tâm chất lượng cao, nhiều năm đạt trường văn hoá. Trường mầm non và tiểu học đạt chuẩn quốc gia, toàn thị trấn hàng năm có từ 35 đến 56 em đỗ vào các trường Cao Đẳng và Đại Học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.2.2.Tình hình phân bố và sử dụng đất đai

Cao Phong có nhiều loại đất khác nhau. Vùng đồi núi có các loại đất nâu vàng, đất đỏ vàng, đất nâu đỏ và mùn đỏ vàng. Vùng đất thấp có các loại đất phù sa, đất dốc tụ. Nhìn chung thị trấn có nhiều loại đất có độ phì cao và đa dạng, có thể bố trí nhiều loại cây trồng, nhất là cây công nghiệp và cây ăn quả. Tình hình sử dụng đất của thị trấn được thể hiện qua bảng 4.1.

Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất của thị trấn Cao Phong qua 3 năm 2011- 2013 Loại đất Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 1.173 100,00 1.173 100,00 1.173 100,00 1. DT đất nông nghip 711 60,61 715,2 60,97 723,3 61,66

1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 680 57,97 684,2 58,33 692,3 59,02 - Đất cây hàng năm 241 20,55 213 18,16 163,3 13,92

- Đất cây lâu năm 439 37,42 471,2 40,17 529 45,1

1.2. Đất nuôi trồng thủy sản 31 2,64 31 12,64 31 2,64

2. Đất phi nông nghip 321,6 27,42 335,8 28,63 347 29,58

2.1. Đất ở 172 14,66 186,2 15,87 197,4 16,82

2.2. Đất chuyên dùng 149,6 12,75 149,6 12,75 149,6 12,75

3. Đất chưa s dng 140,4 11,98 122 10,4 102,7 8,76

- Đất đồi núi chưa SD 80,1 6,84 61,7 5,26 42,4 3,62 - Núi đá không có cây cối 60,3 5,14 60,3 5,14 60,3 5,14

28

Thông qua bảng 4.1 ta thấy: Tình hình sử dụng đất ở của thị trấn qua 3 năm nhìn chung không có nhiều thay đổi. Đất nông nghiệp chiếm phần lớn diện tích đất tự nhiên, chiếm 711 ha năm 2011, chiếm 60,6 % tổng diện tích và tăng lên đến 715,2 ha năm 2012, chiếm 60,97 % diện tích và đến năm 2013 tăng lên 723,3 ha chiếm 61.66 % tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm khá lớn. Đây là điều rất đáng mừng trong chiến lược phát triển cây ăn quả có múi của thị trấn.

Đất chưa sử dụng còn chiếm một diện tích khá lớn, năm 2011 là 140,4 ha, chiếm 11,98 % trong tổng diện tích, và đang có chiều hướng giảm xuống. Đến năm 2012 diện tích đất chưa sử dụng chỉ còn 122ha, chiếm 10,7 % trong tổng diện tích và năm 3013 là 102,7 ha chiếm 8,76 % . Trong đó chủ yếu là núi đá không có cây cối chiếm 60,3 ha (5,14 %), còn đất đòi chưa sử dụng năm 2011 là 73,1 ha (6,23 %), và giảm còn 42,4 ha (3,26 %) năm 2013. Trong những năm tới địa phương cần có những giải pháp để tận dụng triệt để mọi tiềm năng đất đai đưa vào khai thác diện tích đất đồi chưa sử dụng, vừa góp phần cải tạo, bồi dưỡng, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

4.1.2.3. Tình hình đân số và lao động

Thị trấn Cao Phong hiện nay có 10 khu dân cư nằm dọc quốc lộ 6, từ Km 85+811 đến Km 91+838, dài 6,027 km. Toàn thị trấn có 5.433 nhân khẩu, 1.425 hộ gia đình, có 3 dân tộc anh em cùng chung sống, dân tộc Kinh chiếm 91 %, dân tộc Mường chiếm 8 %, dân tộc khác chiếm 1 %. Trong những năm qua công tác kế hoạch hoá gia đình rất được chăm lo nên tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ngày càng giảm từ 1,2 % xuống còn 1,1 %.

Tình hình dân số và lao động của thị trấn Cao Phong qua 3 năm được thể hiện trong bảng 4.2

29

Bảng 4.2. Tình hình dân số và Lao động thị trấn Cao Phong qua 3 năm 2011 – 2013 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 - Tổng số dân Người 5.138 5.286 5.433 + Nam Người 2.632 2.691 2.776 + Nữ Người 2.506 2.595 2.657 - Tổng số lao động LĐ 3.364 3.238 3.152

+ Lao động nông nghiệp LĐ 2.272 2.096 1.366

+ Lao động phi nộng nghiệp LĐ 1.092 1.142 1.186

(Nguồn: Báo cáo thống kê thị trấn Cao Phong) [13] [14]

Như vậy, tổng dân số của thị trấn hiện nay là 5.433 người, trong đó có 3.152 lao động, chiếm 58 % trong tổng dân số. Tỷ lệ lao động nông nghiệp là rất cao. Năm 2011, tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động là 67,54 %. Tỷ lệ này năm 2012 giảm xuống còn 64,73 % và năm 2013 là 62,37 %. Như vậy, lao động hiện nay của thị trấn chủ yếu là lao động nông nghiệp, theo báo cáo tổng kết của UBND thị trấn Cao Phong thì năm 2013 thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 40 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo là 1,2 %.

4.1.2.4. Tình hình phát triển kinh tế của thị trấn Cao Phong qua 3 năm 2011 – 2013

Là một thị trấn miền núi còn nhiều khó khăn nhưng trong những năm qua chính quyền địa phương cùng toàn thể nhân dân đã không ngừng phấn đấu phát triển kinh tế xây dựng quê hương. Trong 3 năm 2011 – 2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế, mức độ thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Năm 2011, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 19,5 %; thu nhập bình quân đầu người đạt 25,3 triệu đồng/người/năm; tỷ

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò hoạt động khuyến nông trong việc phát triển mô hình trồng cam tại thị trấn Cao Phong - huyện Cao phong - tỉnh Hòa Bình. (Trang 31)