Tình hình đân số và lao động

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò hoạt động khuyến nông trong việc phát triển mô hình trồng cam tại thị trấn Cao Phong - huyện Cao phong - tỉnh Hòa Bình. (Trang 38)

Thị trấn Cao Phong hiện nay có 10 khu dân cư nằm dọc quốc lộ 6, từ Km 85+811 đến Km 91+838, dài 6,027 km. Toàn thị trấn có 5.433 nhân khẩu, 1.425 hộ gia đình, có 3 dân tộc anh em cùng chung sống, dân tộc Kinh chiếm 91 %, dân tộc Mường chiếm 8 %, dân tộc khác chiếm 1 %. Trong những năm qua công tác kế hoạch hoá gia đình rất được chăm lo nên tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ngày càng giảm từ 1,2 % xuống còn 1,1 %.

Tình hình dân số và lao động của thị trấn Cao Phong qua 3 năm được thể hiện trong bảng 4.2

29

Bảng 4.2. Tình hình dân số và Lao động thị trấn Cao Phong qua 3 năm 2011 – 2013 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 - Tổng số dân Người 5.138 5.286 5.433 + Nam Người 2.632 2.691 2.776 + Nữ Người 2.506 2.595 2.657 - Tổng số lao động LĐ 3.364 3.238 3.152

+ Lao động nông nghiệp LĐ 2.272 2.096 1.366

+ Lao động phi nộng nghiệp LĐ 1.092 1.142 1.186

(Nguồn: Báo cáo thống kê thị trấn Cao Phong) [13] [14]

Như vậy, tổng dân số của thị trấn hiện nay là 5.433 người, trong đó có 3.152 lao động, chiếm 58 % trong tổng dân số. Tỷ lệ lao động nông nghiệp là rất cao. Năm 2011, tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động là 67,54 %. Tỷ lệ này năm 2012 giảm xuống còn 64,73 % và năm 2013 là 62,37 %. Như vậy, lao động hiện nay của thị trấn chủ yếu là lao động nông nghiệp, theo báo cáo tổng kết của UBND thị trấn Cao Phong thì năm 2013 thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 40 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo là 1,2 %.

4.1.2.4. Tình hình phát triển kinh tế của thị trấn Cao Phong qua 3 năm 2011 – 2013

Là một thị trấn miền núi còn nhiều khó khăn nhưng trong những năm qua chính quyền địa phương cùng toàn thể nhân dân đã không ngừng phấn đấu phát triển kinh tế xây dựng quê hương. Trong 3 năm 2011 – 2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế, mức độ thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Năm 2011, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 19,5 %; thu nhập bình quân đầu người đạt 25,3 triệu đồng/người/năm; tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp trong cơ cấu kinh tế còn 38 %, công nghiệp xây dựng cơ bản chiếm 29 %, các nghành dịch vụ chiếm tỷ trọng 33 %.

30

Năm 2012, kinh tế thị trấn Cao Phong tiếp tục tăng trưởng nhanh đạt mức 21,2 %; mức thu nhập bình quân đầu người đạt 32,4 triệu đồng/người/năm; tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp trong cơ cấu kinh tế còn 35 %; công nghiệp xây dựng cơ bản chiếm 31 %; các nghành dịch vụ chiếm 34 %.

Năm 2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị trấn có những bước đột phá mới, tăng trưởng kinh tế đạt 23,5 %; bình quân thu nhập đầu người đạt 40 triệu đồng/người/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng nghành nông lâm ngư nghiệp tiếp tực giảm xuống còn 32 %, công nghiệp xây dựng chiếm 32,6 % và còn lại là 35,4 % là du lịch và dịch vụ.

Bảng 4.3. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của thị trấn Cao Phong

2011 – 2013

(Nguồn: Báo cáo tổng kết thị trấn Cao Phong) [13]

Tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm qua các năm nhưng vẫn giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của thị trấn. Trong cơ cấu ngành nông nghiệp của thị trấn thì lĩnh vực trồng trọt vẫn giữ chủ đạo, và chiếm tỷ trọng cao. Còn lĩnh vực chăn nuôi thì có tỷ trọng thấp vì người dân địa phương chỉ chú

Chỉ tiêu df Năm 2012 Năm 2013 Giá trị (Tỷđồng) cấu (%) Giá trị (Tỷđồng) cấu (%) Giá trị (Tỷđồng) cấu (%) Tng giá tr sn xut 107,5508 100,0 118.9754 100,0 130,7682 100,0 1. Nông, lâm nghiệp 40,869304 38 41,64139 35 41,845824 32 2. Công nghiệp xây dựng 31,189732 29 36,882374 31 42,6304332 32,6 3. Dịch vụ 35,491764 33 40,451636 34 46,2919428 35,4

31

trọng đầu tư phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả có múi mang lại lợi nhuận và thu nhập cao. Còn chăn nuôi chỉ phục vụ cho gia đình mang tích chất tự cung tự cấp, thể hiện qua bảng 4.4.

Bảng 4.4. Giá trị sản xuất và cơ cấu ngành nông nghiệp của thị trấn Cao Phong qua 3 năm 2011 - 2013

Lĩnh vực 2011 2012 2103 Giá trị (triệu đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (triệu đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (triệu đồng) Cơ cấu (%) Trồng trọt 34.064,565 83,35 35.707,493 85,75 36.615,096 87.5 Chăn nuôi 6.273,438 15,35 5.321,769 12,78 4.678,363 11,18 Thủy sản 531,301 1,3 612,128 1,47 552,365 1,32 Tng 40.869,304 100 41.641,39 100 41.845,824 100

(Nguồn: Báo cáo tổng kết thị trấn Cao Phong) [13]

Qua bảng trên cho thấy cơ cấu ngành nông nghiệp của thị trấn tập chung phát triển lĩnh vực trồng trọt. Còn lĩnh vực chăn nuôi và thủy sản chiếm tỷ trọng thấp Năm 2011, tỷ trọng ngành trồng trọt chiếm 83,35 % trong tổng cơ cấu ngành nông nghiệp. Năm 2012, chiếm 85,75 % đến năm 2013 chiếm 87,5 %. Giá trị sản xuất của lĩnh vực tròng trọt cũng tăng theo các năm. Năm 2011, là 34.064,565 triệu đồng, năm 2012 là 35.707,439 triệu đồng đến năm 2013 là 36.615,096 triệu đồng.

Trong trồng trọt người dân chủ yếu trồng cây công nghệp, cây ăn quả có múi là chủ yếu, diện tích trồng và các loại cây được thể hiện qua bảng 4.5.

Bảng 4.5. Diện tích cây trồng chính tại thị trấn Cao Phong qua 3 năm 2011 - 2013

Diện tích ĐVT 2011 2012 2013

Cây có múi ha 439 471,2 529

Cây mía ha 241 213 163,3

Tổng ha 680 684,2 692,3

32 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua bảng 4.5 cho thấy: Thị trấn Cao Phong chủ yếu trồng cây ăn quả có múi và cây mía đường, diện tích cây ăn quả có múi tăng qua các năm từ 439 ha năm 2011 lên 529 ha năm 2013 tăng 90 ha. Diện tích cây mía đường có xu hướng giảm, giảm từ 241 ha năm 2011 xuống 163,3 ha năm 2013.

Nguyên nhân là do bà con nông dân đã sử dụng diện tích đất trồng mía chuyển sang trồng cam, để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò hoạt động khuyến nông trong việc phát triển mô hình trồng cam tại thị trấn Cao Phong - huyện Cao phong - tỉnh Hòa Bình. (Trang 38)