Hệ thống tổ chức bộ máy khuyến nông Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò hoạt động khuyến nông trong việc phát triển mô hình trồng cam tại thị trấn Cao Phong - huyện Cao phong - tỉnh Hòa Bình. (Trang 27)

Ngay sau khi có nghị định 13/CP và thông tư 02/LB/TT, tổ chức khuyến nông ở Việt Nam chính thức được thành lập. Hệ thống này được phân thành 4 cấp thể hiện qua hình sau:

(Nguồn: Bài giảng nguyên lý và phương pháp khuyến nông) [7]

Hình 2.3. Hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước Việt Nam

Nhóm hộ sở thích Bộ nông nghiệp và phát

triển nông thôn

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Cấp huyện

Cấp xã

Trung tâm khuyến nông Quốc gia

Trung tâm khuyến nông tỉnh

Trạm khuyến nông huyện

Khuyến nông xã/ thôn

Làng khuyến nông tự quản

Câu lạc bộ khuyến nông

18

* Ở trung ương: Trung tâm khuyến nông Quốc gia là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của trung tâm khuyến nông Quốc gia do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định.

* Ở cấp tỉnh: Có trung tâm khuyến nông là đơn vị sự nghiệp công lập. * Ở cấp huyện: Có trạm khuyến nông là đơn vị sự nghiệp công lập.

* Ớ cấp xã: Có KN viên với số lượng ít nhất là 02 KN viên ở các xã thuộc địa bàn khó khăn, ít nhất 01 KN viên cho các xã còn lại.

* Ở thôn: Có cộng tác viên khuyến nông và CLB khuyến nông.

* Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức khuyến nông địa phương do chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định.

Qua hình trên ta thấy công tác khuyến nông ở Việt Nam đã và đang từng bước được xã hội hóa, đa dạng hóa. Ngoài lực lượng của khuyến nông nhà nước còn có các tổ chức khuyến nông tự nguyện: Khuyến nông của các viện nghiên cứu, các trường chuyên nghiệp, các trung tâm phát triển; khuyến nông của các tổ chức xã hội, khuyến nông của các tổ chức quốc tế (tổ chức chính phủ và phi chính phủ)...Lực lượng khuyến nông này hoạt động nhờ nguồn kinh phí tự tạo, thu từ các hợp đồng thực hiện nhiệm vụ khuyến nông hoặc từ các nguồn tài trợ của các tổ chức KT - XH trong và ngoài nước. Mỗi tổ chức lại hoạt động vì một mục tiêu riêng của mình nhưng tất cả họ đều hướng tới một mục đích chung đó là phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng nông sản, đem lại lợi ích cho dân, cho mình và cho xã hội. Vài năm trở lại đây lực lượng khuyến nông ngoài nhà nước đã dần khẳng định vai trò và chỗ đứng quan trọng của mình trong chiến lược phát triển NN - NT của đất nước. Trong đó, phải đặc biệt kể đến những đóng góp của các tổ chức quốc tế trong các dự án khuyến nông ở các tỉnh nghèo.

19

Bảng 2.1. Vai trò và chức năng của các tổ chức khuyến nông ở Việt Nam

Tổ chức Vai trò Chức năng

Khuyến nông nhà nước - Thực hiện sự quản lý của nhà nước - Các chương trình của Chính phủ

- Tổ chức - Cung cấp - Kiểm tra - Hoàn thiện Viện nghiên cứu, trường

chuyên nghiệp

- Triền khai KHKT - Thu thập thông tin

- Thực hiện dự án phát triển

- Truyền bá - Phát hiện vấn đề - Hoàn thiện Các tổ chức xã hội - Nâng cao lợi ích cúa các thành viên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Vận động - Thực hiện

- Rút kinh nghiệm Các công ty - Bán sản phẩm và dịch vụ

- Vì sự sống còn của doanh nghiệp

- Truyền bá - Thuyết phục - Làm thử Tư nhân - Bán sản phẩm và dịch vụ - Vì bản thân - Bán - Dịch vụ - Hướng dẫn Tổ chức quốc tế - Giúp đỡ dân nghèo

- Tài trợ (kỹ thuật, vốn)

- Phối hợp

(Nguồn: Bài giảng nguyên lý và phương pháp khuyến nông) [7] 2.3.2.3.Thực tế hoạt động của khuyến nông Cao Phong – Hòa Bình

* Quá trình hình thành và phát triển:

Cao Phong là huyện mới được chia tách từ huyện Kỳ Sơn theo Nghị định số 95/2001/NĐ - CP ngày 12/12/2001 của Chính phủ. Trạm khuyến nông Khuyến lâm Cao Phong chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15 tháng 03 năm 2002 với chức năng nhiệm vụ là thực hiện chỉ đạo sản xuất, chuyển

20

giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông, lâm, ngư nghiệp thông qua các hoạt động như xây dựng mô hình trình diễn, tập huấn đào tạo, dạy nghề, tham quan học tập.

Tính từ khi thành lập cho đến nay, Trạm khuyến nông - khuyến lâm huyện Cao Phong đã đào tào, tập huấn cho nông dân được 343 lớp tập huấn, với 10.830 lượt hộ tham gia bằng nguồn kinh phí của ngân sách nhà nước, của dự án 661, ChilFund, JiCa, dự án 472, dự án 135 và dự án khí sinh học. Xây dựng được 33 mô hình trình diễn cho hơn 990 lượt người hưởng lợi. Tổ chức được 10 chuyến tham quan học tập các mô hình, gương điển hình về sản xuất, quản lý và kinh doanh giỏi trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp cho khoảng 300 lượt người tham gia…

Nhiệm vụ của Trạm khuyến nông Khuyến lâm huyện Cao Phong trong thời gian tới cần tiếp tục thực hiện chiến lược đào tạo khuyến nông đến năm 2015 theo quyết định số 2839/QĐUBND ngày 22/11/2007 của UBND tỉnh Hòa Bình. Thực hiện công tác xã hội hóa công tác khuyến nông, thu hút nguồn kinh phí, tăng nguồn nhân lực cho công tác khuyến nông, nhất là nguồn kinh phí từ các dự án. Tiếp tục công tác đào tạo nghề và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đến bà con nông dân.

* Nhiệm vụ của KN viên cơ sở:

- Chuyển giao tiến bộ KHKT đến hộ nông dân, làm công tác thông tin tuyên truyền.

- Xây dựng các MHTD theo chương trình, đề án của huyện, xã, thị trấn. - Tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền địa phương trong thực hiện chỉ đạo sản xuất, kiểm tra phát hiện những diễn biến về sâu bệnh, dịch bệnh, phòng chống thiên tai, nắm tình hình, kiểm tra kết quả sản xuất ở địa phương.

21

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò hoạt động khuyến nông trong việc phát triển mô hình trồng cam tại thị trấn Cao Phong - huyện Cao phong - tỉnh Hòa Bình. (Trang 27)