Xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngườ

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò hoạt động khuyến nông trong việc phát triển mô hình trồng cam tại thị trấn Cao Phong - huyện Cao phong - tỉnh Hòa Bình. (Trang 69)

CBKN ti địa bàn th trn trong vic duy trì và phát trin bn vng mô hình.

* Giải pháp về hệ thống tổ chức:

Cần có một sự thay đổi từ trạm khuyến nông - khuyến lâm huyện Cao Phong, từ đó để tạo ra sự thay đổi về tổ chức, hoạt động của khuyến nông trị trấn.

- Nâng cao năng lực cho CBKN về vấn đề thị trường:

Để thực hiện thành công việc nhân rộng và duy trì, phát triển mô hình trồng cam thì cần phải tìm được đầu ra bền vững cho sản phẩm. Đây là vấn đề cơ bản của người trồng cam tại thị trấn và các huyện lân cận. Giải quyết được vấn đề này chính là đáp ứng nhu cầu người dân và đồng thời sẽ tăng tính thuyết phục của mô hình đối với người dân. Do vậy, trạm cần phải phối kết hợp với TT KN-KL tỉnh, các ban ngành đoàn thể, các tổ chức về thị trường, các doanh nghiệp tiêu thụ nông sản...hỗ trợ kinh phí, mở các lớp chất lượng, tạo điều kiện cho đội ngũ CBKN cơ sở được tham gia vào các lớp học đó. Trang bị những kiến thức cơ bản về thị trường: Kỹ năng tìm kiếm thị trường, marketing, tư vấn thị trường...

- Cần xây dựng cơ chế quản lý và hỗ trợ các CLB khuyến nông trong địa bàn. Thành lập thêm các CLB khuyến nông, nhóm người cùng sở thích, các nhóm nhà vườn để trao đôi và chia sẻ kinh nghiệm.

60

- Cần gắn trách nhiệm của người CBKN cơ sở với công việc báo cáo theo định kỳ tình hình hoạt động, những nhu cầu, nguyện vọng...của các CLB lên cấp trên. Tăng cường sự tham gia cho các thành viên nòng cốt của các CLB vào các buổi chuyển giao KHKT, những thành tựu công nghệ mới, kiến thức thị trường...

- Tiếp tục kiện toàn hệ thống khuyến nông, có chính sách ưu đãi hơn cho CBKN (lương bổng, phụ cấp, khen thưởng...) để có thể giữ chân những người CBKN có trình độ học vị và thâm niên, những người giàu kinh nghiệm. Đồng thời tạo động lực để họ hăng say, nhiệt tình hơn với công việc của mình. Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cho CBKN cơ sở.

- Bổ sung thêm lực lượng CBKN cho địa bàn xã, thị trấn kết hợp với trạm BVTV, cán bộ chuyên ngành trồng trọt, cơ quan truyền thông...nâng cao hiệu quả trong hoạt động của CBKN tại cơ sở.

* Giải pháp về hoạt động thông tin, tuyên truyền:

- Trước hết cần phải đánh giá nhu cầu người đọc và nghiên cứu sau khi thính giả đã nghe. Từ đó người CBKN sẽ quyết định được nội dung bài và xác định được hiệu quả dựa trên mục tiêu đề ra, sau đó rút kinh nghiệm và điều chỉnh cấu trúc.

- Lưu ý đến tính định kỳ và lịch phát thanh, cần phải có lịch cụ thể để người dân có nhu cầu và quan tâm có thể chủ động hơn trong việc theo dõi chương trình.

- Nâng cao năng lực biên tập tin bài, tờ rơi, tờ gấp...cho người CBKN, mở rộng mạng lưới cộng tác viên cơ sở và tập huấn kỹ năng cho họ. Đây cũng là điểm quan trọng mà trạm cần phải quan tâm hơn nữa để có thể đạt được hiệu quả cao hơn trong tuyên truyền.

* Giải pháp về đào tạo, tập huấn:

- Tổ chức thường xuyên hơn nữa các buổi tập huấn, thực hiện đánh giá nhanh sau tập huấn để rút kinh nghiệm và nâng cao hiệu quả trong đào tạo, tập huấn. Người CBKN trên địa bàn thị trấn phải tổ chức được các buổi họp, sinh

61

hoạt cộng đồng ở các khu, trao đổi kinh nghiệm giữa các nhà vườn. Trước khi lập kế hoạch tập huấn cần có điều tra nhu cầu của các hộ nông dân đang trực tiếp tham gia sản xuất.

- Trong tập huấn nên phối hợp với cán bộ chuyên ngành trồng trọt, trạm BVTV và cả các doanh nghiệp (Công Ty RQNS Cao Phong) để đạt được hiệu quả cao hơn.

* Giải pháp về công tác tham quan, hội thảo:

- CBKN và lãnh đạo thị trấn liên kết với các địa phương lân cận - nơi có các mô hình tiên tiến, đã thành công, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tổ chức đi tham quan với sự tham gia của những người nông dân nòng cốt, có mong muốn làm giàu.

- Sau khi tham quan các hộ phải thường xuyên được tổ chức gặp mặt để trao đổi, tiến hành áp dụng mô hình có hiệu quả. CBKN cần hỗ trợ trong đánh giá và phân tích những rủi ro.

- Sau mỗi một vụ thu hoạch thì cần tổ chức một hội thảo, đánh giá những thuận lợi, khó khăn, mong muốn của hộ nông dân...

* Giải pháp về thị trường:

Trong quá trình nhân rộng, đầu ra cho sản phẩm là cả một quá trình nan giải. Đây cũng là những điều người nông dân lo lắng, băn khoăn và đang đi tìm kiếm giải pháp. Do đó các cơ quan cấp trên, các nhà quản lý và các ban ngành có liên quan cần phải:

- Tạo môi trường kinh tế thuận lợi cho các loại thị trường như: thị trường vật tư, thị trường vốn, thị trường hàng hóa - nông sản phẩm và các dịch vụ như: vận chuyển, tín dụng...để phát triển sản xuất hàng hóa.

- Cần quy hoạch thành những vùng sản xuất, tạo ra những thuận lợi không chỉ trong chỉ đạo, chăm sóc mà cả trong thu mua đối với thương lái hoặc doanh nghiệp.

- Lập phương án điều tra tổng thể, quy hoạch nghiên cứu thị trường và mở rộng hệ thống dịch vụ rộng khắp để tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài tỉnh.

62

- Công tác dự báo thị trường, xu thế cung - cầu, khả năng ứng phó với những biến động về giá trong ngắn hạn, tìm kiếm khách hàng tiềm năng...cần được mở rộng đến người dân.

- Ngoài ra cần phải cải tạo, nâng cấp, xây dựng CSHT đặc biệt là các công trình về thủy lợi để phục vụ đắc lực cho quá trình sản xuất, các công trình đường giao thông tạo điều kiện cho việc thông thương hàng hóa trong tương la.

- Cần có các hoạt động xúc tiến tiêu thụ, phát triển thị trường cho sản phẩm. Trong thời gian tới cần hướng tới khai thác thị trường nội tỉnh, đưa sản phẩm đến rộng rãi các chợ thành phố, thị trấn và vùng nông thôn. Đặc biệt phải có chiến lược chinh phục thị trường Hà Nội, là thị trường khó tính nhưng có thể tiêu thụ với khối lượng lớn và đối tượng tiêu dùng phần lớn là người có thu nhập cao hoặc trung bình, quan tâm nhiều đến chất lượng sản phẩm hơn là giá cả bằng các sản phẩm có giá trị như cam Canh, cam Valenxia. Để làm được điều này trước tiên cần chú trọng khâu sản xuất để sản phẩm chất lượng tốt, mẫu mã đẹp và là sản phẩm an toàn cho người sử dụng. Ngoài ra, trong những năm tới cùng với việc xây dựng và quảng bá thương hiệu trong nước cần hướng tới thị trường nước ngoài. Một khi khối lượng sản phẩm tăng lên và sản phẩm được tiêu chuẩn hoá, sản phẩm có thương hiệu thì việc hướng tới thị trường xuất khẩu là bước tiếp theo để thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm.

Tiếp tục tích cực xây dựng và quảng bá thương hiệu, để thương hiệu cam Cao Phong tạo dựng được chỗ đứng trên thị trường, tạo được uy tín trong lòng người tiêu dùng, là điều kiện cho quá trình tiêu thụ sản phẩm được dễ dàng và nâng cao giá trị sản phẩm. Muốn làm được điều đó thì phải ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm, thực hiện sản xuất theo quy trình sạch để sản phẩm đảm bảo là sản phẩm ngon, đẹp và an toàn.

Vấn đề bảo quản, chế biến sản phẩm cam Cao Phong hiện nay còn bỏ ngỏ. Nhưng một khi sản xuất ngày càng phát triển, khối lượng sản phẩm ngày càng tăng, và để hướng tới việc nâng cao giá trị sản phẩm, nâng cao năng lực

63

cạnh tranh, hướng tới các thị trường khó tính và xuất khẩu thì bảo quản và chế biến là không thể thiếu. Vì vậy, địa phương cần có kế hoạch định hướng về việc xây dựng nhà máy chế biến, có thể bắt đầu từ một nhà máy chế biến mini và quy hoạch lại vùng trồng phục vụ cho chế biến là một việc làm cần thiết. Đối với công ty Rau Quả Nông Sản Cao Phong cần tiếp tục phát huy thế mạnh của mình, tìm kiếm thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. Đưa cam Cao Phong vươn ra ngoài thế giới

* Giải pháp về vốn:

Vấn đề vốn sản xuất là một yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất. Sản xuất cam yêu cầu đòi hỏi mức chi phí đầu tư lớn, nhất là trong những năm đầu trồng mới và kiến thiết cơ bản chỉ có đầu tư mà không có thu nhập. Đặc biệt, khi đưa vào các giống cam như cam Valenxia và cam Canh là các giống cam yêu cầu mức đầu tư cao (đặc biệt là cây cam Valenxia yêu cầu đầu tư thâm canh rất lớn) thì lượng vốn cho sản xuất càng đòi hỏi nhiều hơn. Vì vậy các tổ chức tín dụng ở địa phương cần tạo điều kiện cho người dân tiếp cận được các nguồn vốn vay và sử dụng vốn vay hiệu quả, thời gian vay phải đảm bảo để người dân có thu hoạch sản phẩm và thanh toán nợ vay.

64

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò hoạt động khuyến nông trong việc phát triển mô hình trồng cam tại thị trấn Cao Phong - huyện Cao phong - tỉnh Hòa Bình. (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)