Trong những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng cũng được quan tâm. Từng bước xây dựng nâng cấp các công trình, thi công và cải tạo đường giao thông như cải tạo và nâng cấp quốc lộ 6 đi qua địa bàn huyện. Thị trấn tiến hành bê tông hóa đường nông thôn, công trình xây dựng sân vận động, trường lớp, trụ sở uỷ ban, trạm y tế, nhà văn hoá, bãi huỷ rác, đường liên xã. Đặc biệt cán bộ và nhân dân đã xây dựng được 11 km đường bê tông giao thông nông thôn với tổng số tiền 1,5 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp 720 triệu đồng. Xây dựng 10 nhà văn hoá khu dân cư vời tổng số
27
tiền 670 triệu đồng, do nhân dân đóng góp 546 triệu đồng, nhà nước hỗ trợ 124 triệu đồng. Các công trình thuỷ lợi được triển khai xây dựng như công trình hồ đắc cha, hệ thống điện, từ năm 2006 đã có 100% khu dân cư có điện lưới quốc gia, cơ sở vật chất được quan tâm. Đến nay thị trấn Cao Phong có 1.141 em học sinh/44 lớp, trong đó học sinh giỏi cấp tỉnh 37 em, cấp huyện 54 em, 3 trường hàng năm đạt trường trung tâm chất lượng cao, nhiều năm đạt trường văn hoá. Trường mầm non và tiểu học đạt chuẩn quốc gia, toàn thị trấn hàng năm có từ 35 đến 56 em đỗ vào các trường Cao Đẳng và Đại Học.
4.1.2.2.Tình hình phân bố và sử dụng đất đai
Cao Phong có nhiều loại đất khác nhau. Vùng đồi núi có các loại đất nâu vàng, đất đỏ vàng, đất nâu đỏ và mùn đỏ vàng. Vùng đất thấp có các loại đất phù sa, đất dốc tụ. Nhìn chung thị trấn có nhiều loại đất có độ phì cao và đa dạng, có thể bố trí nhiều loại cây trồng, nhất là cây công nghiệp và cây ăn quả. Tình hình sử dụng đất của thị trấn được thể hiện qua bảng 4.1.
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất của thị trấn Cao Phong qua 3 năm 2011- 2013 Loại đất Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 1.173 100,00 1.173 100,00 1.173 100,00 1. DT đất nông nghiệp 711 60,61 715,2 60,97 723,3 61,66
1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 680 57,97 684,2 58,33 692,3 59,02 - Đất cây hàng năm 241 20,55 213 18,16 163,3 13,92
- Đất cây lâu năm 439 37,42 471,2 40,17 529 45,1
1.2. Đất nuôi trồng thủy sản 31 2,64 31 12,64 31 2,64
2. Đất phi nông nghiệp 321,6 27,42 335,8 28,63 347 29,58
2.1. Đất ở 172 14,66 186,2 15,87 197,4 16,82
2.2. Đất chuyên dùng 149,6 12,75 149,6 12,75 149,6 12,75
3. Đất chưa sử dụng 140,4 11,98 122 10,4 102,7 8,76
- Đất đồi núi chưa SD 80,1 6,84 61,7 5,26 42,4 3,62 - Núi đá không có cây cối 60,3 5,14 60,3 5,14 60,3 5,14
28
Thông qua bảng 4.1 ta thấy: Tình hình sử dụng đất ở của thị trấn qua 3 năm nhìn chung không có nhiều thay đổi. Đất nông nghiệp chiếm phần lớn diện tích đất tự nhiên, chiếm 711 ha năm 2011, chiếm 60,6 % tổng diện tích và tăng lên đến 715,2 ha năm 2012, chiếm 60,97 % diện tích và đến năm 2013 tăng lên 723,3 ha chiếm 61.66 % tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm khá lớn. Đây là điều rất đáng mừng trong chiến lược phát triển cây ăn quả có múi của thị trấn.
Đất chưa sử dụng còn chiếm một diện tích khá lớn, năm 2011 là 140,4 ha, chiếm 11,98 % trong tổng diện tích, và đang có chiều hướng giảm xuống. Đến năm 2012 diện tích đất chưa sử dụng chỉ còn 122ha, chiếm 10,7 % trong tổng diện tích và năm 3013 là 102,7 ha chiếm 8,76 % . Trong đó chủ yếu là núi đá không có cây cối chiếm 60,3 ha (5,14 %), còn đất đòi chưa sử dụng năm 2011 là 73,1 ha (6,23 %), và giảm còn 42,4 ha (3,26 %) năm 2013. Trong những năm tới địa phương cần có những giải pháp để tận dụng triệt để mọi tiềm năng đất đai đưa vào khai thác diện tích đất đồi chưa sử dụng, vừa góp phần cải tạo, bồi dưỡng, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng đất.