Phương pháp phân tích và xử lý thông tin

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò hoạt động khuyến nông trong việc phát triển mô hình trồng cam tại thị trấn Cao Phong - huyện Cao phong - tỉnh Hòa Bình. (Trang 34)

- Từ các nguồn số liệu điều tra, thu thập được trên địa bàn nghiên cứu, tiến hành tổng hợp và phân tích.

- Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích các số liệu định lượng và định tính.

- Xử lý số liệu bằng các phép toán đơn giản.

- Phân tích SWOT: Tìm ra sự liên kết giữa mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và thách thức của CBKN thị trấn trong việc nhân rộng mô hình này. Để từ đó tìm ra những giải pháp nhằm tận dụng cơ hội, trên cơ sở phát huy những điểm mạnh và đẩy lùi điểm yếu, để vượt qua thách thức trong tương lai.

25

PHẦN 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

4.1.1. Điu kin t nhiên

Điều kiện tự nhiên là một trong những yếu tố ảnh hưởng gián tiếp tới hoạt động khuyến nông. Khuyến nông hoạt động trong môi trường nông thôn, các điều kiện đất đai, khí hậu thủy văn quyết định tới cơ cấu cây trồng của địa phương, có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và hiệu quả của công việc khuyến nông.

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Thị trấn Cao Phong có diện tích 9,45 km², nằm ngay trung tâm huyện, là trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội của vùng Cao Phong, và nằm ở tọa độ địa lý là: 105019”26 kinh độ Đông, 200

42 ”57 vĩ độ Bắc. Có vị trí: Phía Bắc giáp với xã Thu Phong và Bắc Phong. Phía Tây giáp với xã Bắc Phong và Tây Phong. Phía Đông giáp với xã Đông Phong và Tây Phong. Phía Nam giáp với xã Tây Phong.

Từ thành phố Hoà Bình theo quốc lộ 6 về phía Tây đi các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Ninh Bình… nên đây là điều kiện rất thuận lợi để phát triển kinh tế, giao lưu buôn bán và phát triển giữa các vùng Đông Bắc và Tây Bắc

4.1.1.2. Địa hình và thồ nhưỡng

Thị trấn Cao phong nằm ở tọa độ địa lý là: 1050

19”26 kinh độ Đông, 20042 ”57 vĩ độ Bắc, nằm trong thung lũng cao, xung quanh có các dãy núi đá vôi bao bọc, có độ cao từ 170 - 342 m so với mặt nước biển. Địa hình thị trấn Cao phong hầu hết là đất đồi trọc, độ dốc trung bình là 8, cao nhất là 50, với điều kiện điển hình như trên thì thị trấn Cao Phong có điều kiện thuận lợi thực

26

hiện đa dạng hoá cây trồng. Tuy nhiên, do địa hình đồi dốc sẽ khó khăn trong việc thiết kế xây dựng và nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống công trình thuỷ lợi.

4.1.1.3. Điều kiện khì hậu - thời tiết

Nằm trong miền khí hậu miền bắc Việt Nam, thời tiết khí hậu vùng Cao Phong cũng mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa hè nóng và mưa nhiều, mùa đông lạnh và khô. Nhiệt độ trung bình hằng năm cao khoảng 230C. Lượng mưa trung bình hằng năm cũng khá cao, khoảng 1.800 - 2.200 mm. Độ ẩm không khí giao động từ 83 - 88 %.

Nhìn chung, khí hậu của Huyện Cao Phong mát mẻ, lượng mưa cao và điều hòa hơn một số huyện trong tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi với nhiều mô hình canh tác, chăn nuôi khác nhau. Tuy nhiên, yếu tố hạn chế lớn ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp là vào mùa khô cây trồng thiếu nước, nhất là các chân đất chưa có công trình tưới. Về mùa đông, bên cạnh khô hạn, nhiệt độ xuống thấp, xương muối và âm u, thiếu ánh sáng cũng ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng, cũng như tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển.

Cao Phong còn có sông Đà và nhiều con suối lớn nhỏ chảy qua. Lượng mưa phân bố không đều trong năm, tập trung vào mùa hè nên dễ gây úng lụt nội đồng ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân.

4.1.2. Điu kin kinh tế - xã hi

4.1.2.1. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội

Trong những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng cũng được quan tâm. Từng bước xây dựng nâng cấp các công trình, thi công và cải tạo đường giao thông như cải tạo và nâng cấp quốc lộ 6 đi qua địa bàn huyện. Thị trấn tiến hành bê tông hóa đường nông thôn, công trình xây dựng sân vận động, trường lớp, trụ sở uỷ ban, trạm y tế, nhà văn hoá, bãi huỷ rác, đường liên xã. Đặc biệt cán bộ và nhân dân đã xây dựng được 11 km đường bê tông giao thông nông thôn với tổng số tiền 1,5 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp 720 triệu đồng. Xây dựng 10 nhà văn hoá khu dân cư vời tổng số

27

tiền 670 triệu đồng, do nhân dân đóng góp 546 triệu đồng, nhà nước hỗ trợ 124 triệu đồng. Các công trình thuỷ lợi được triển khai xây dựng như công trình hồ đắc cha, hệ thống điện, từ năm 2006 đã có 100% khu dân cư có điện lưới quốc gia, cơ sở vật chất được quan tâm. Đến nay thị trấn Cao Phong có 1.141 em học sinh/44 lớp, trong đó học sinh giỏi cấp tỉnh 37 em, cấp huyện 54 em, 3 trường hàng năm đạt trường trung tâm chất lượng cao, nhiều năm đạt trường văn hoá. Trường mầm non và tiểu học đạt chuẩn quốc gia, toàn thị trấn hàng năm có từ 35 đến 56 em đỗ vào các trường Cao Đẳng và Đại Học.

4.1.2.2.Tình hình phân bố và sử dụng đất đai

Cao Phong có nhiều loại đất khác nhau. Vùng đồi núi có các loại đất nâu vàng, đất đỏ vàng, đất nâu đỏ và mùn đỏ vàng. Vùng đất thấp có các loại đất phù sa, đất dốc tụ. Nhìn chung thị trấn có nhiều loại đất có độ phì cao và đa dạng, có thể bố trí nhiều loại cây trồng, nhất là cây công nghiệp và cây ăn quả. Tình hình sử dụng đất của thị trấn được thể hiện qua bảng 4.1.

Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất của thị trấn Cao Phong qua 3 năm 2011- 2013 Loại đất Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 1.173 100,00 1.173 100,00 1.173 100,00 1. DT đất nông nghip 711 60,61 715,2 60,97 723,3 61,66

1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 680 57,97 684,2 58,33 692,3 59,02 - Đất cây hàng năm 241 20,55 213 18,16 163,3 13,92

- Đất cây lâu năm 439 37,42 471,2 40,17 529 45,1

1.2. Đất nuôi trồng thủy sản 31 2,64 31 12,64 31 2,64

2. Đất phi nông nghip 321,6 27,42 335,8 28,63 347 29,58

2.1. Đất ở 172 14,66 186,2 15,87 197,4 16,82

2.2. Đất chuyên dùng 149,6 12,75 149,6 12,75 149,6 12,75

3. Đất chưa s dng 140,4 11,98 122 10,4 102,7 8,76

- Đất đồi núi chưa SD 80,1 6,84 61,7 5,26 42,4 3,62 - Núi đá không có cây cối 60,3 5,14 60,3 5,14 60,3 5,14

28

Thông qua bảng 4.1 ta thấy: Tình hình sử dụng đất ở của thị trấn qua 3 năm nhìn chung không có nhiều thay đổi. Đất nông nghiệp chiếm phần lớn diện tích đất tự nhiên, chiếm 711 ha năm 2011, chiếm 60,6 % tổng diện tích và tăng lên đến 715,2 ha năm 2012, chiếm 60,97 % diện tích và đến năm 2013 tăng lên 723,3 ha chiếm 61.66 % tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm khá lớn. Đây là điều rất đáng mừng trong chiến lược phát triển cây ăn quả có múi của thị trấn.

Đất chưa sử dụng còn chiếm một diện tích khá lớn, năm 2011 là 140,4 ha, chiếm 11,98 % trong tổng diện tích, và đang có chiều hướng giảm xuống. Đến năm 2012 diện tích đất chưa sử dụng chỉ còn 122ha, chiếm 10,7 % trong tổng diện tích và năm 3013 là 102,7 ha chiếm 8,76 % . Trong đó chủ yếu là núi đá không có cây cối chiếm 60,3 ha (5,14 %), còn đất đòi chưa sử dụng năm 2011 là 73,1 ha (6,23 %), và giảm còn 42,4 ha (3,26 %) năm 2013. Trong những năm tới địa phương cần có những giải pháp để tận dụng triệt để mọi tiềm năng đất đai đưa vào khai thác diện tích đất đồi chưa sử dụng, vừa góp phần cải tạo, bồi dưỡng, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

4.1.2.3. Tình hình đân số và lao động

Thị trấn Cao Phong hiện nay có 10 khu dân cư nằm dọc quốc lộ 6, từ Km 85+811 đến Km 91+838, dài 6,027 km. Toàn thị trấn có 5.433 nhân khẩu, 1.425 hộ gia đình, có 3 dân tộc anh em cùng chung sống, dân tộc Kinh chiếm 91 %, dân tộc Mường chiếm 8 %, dân tộc khác chiếm 1 %. Trong những năm qua công tác kế hoạch hoá gia đình rất được chăm lo nên tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ngày càng giảm từ 1,2 % xuống còn 1,1 %.

Tình hình dân số và lao động của thị trấn Cao Phong qua 3 năm được thể hiện trong bảng 4.2

29

Bảng 4.2. Tình hình dân số và Lao động thị trấn Cao Phong qua 3 năm 2011 – 2013 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 - Tổng số dân Người 5.138 5.286 5.433 + Nam Người 2.632 2.691 2.776 + Nữ Người 2.506 2.595 2.657 - Tổng số lao động LĐ 3.364 3.238 3.152

+ Lao động nông nghiệp LĐ 2.272 2.096 1.366

+ Lao động phi nộng nghiệp LĐ 1.092 1.142 1.186

(Nguồn: Báo cáo thống kê thị trấn Cao Phong) [13] [14]

Như vậy, tổng dân số của thị trấn hiện nay là 5.433 người, trong đó có 3.152 lao động, chiếm 58 % trong tổng dân số. Tỷ lệ lao động nông nghiệp là rất cao. Năm 2011, tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động là 67,54 %. Tỷ lệ này năm 2012 giảm xuống còn 64,73 % và năm 2013 là 62,37 %. Như vậy, lao động hiện nay của thị trấn chủ yếu là lao động nông nghiệp, theo báo cáo tổng kết của UBND thị trấn Cao Phong thì năm 2013 thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 40 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo là 1,2 %.

4.1.2.4. Tình hình phát triển kinh tế của thị trấn Cao Phong qua 3 năm 2011 – 2013

Là một thị trấn miền núi còn nhiều khó khăn nhưng trong những năm qua chính quyền địa phương cùng toàn thể nhân dân đã không ngừng phấn đấu phát triển kinh tế xây dựng quê hương. Trong 3 năm 2011 – 2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế, mức độ thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Năm 2011, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 19,5 %; thu nhập bình quân đầu người đạt 25,3 triệu đồng/người/năm; tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp trong cơ cấu kinh tế còn 38 %, công nghiệp xây dựng cơ bản chiếm 29 %, các nghành dịch vụ chiếm tỷ trọng 33 %.

30

Năm 2012, kinh tế thị trấn Cao Phong tiếp tục tăng trưởng nhanh đạt mức 21,2 %; mức thu nhập bình quân đầu người đạt 32,4 triệu đồng/người/năm; tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp trong cơ cấu kinh tế còn 35 %; công nghiệp xây dựng cơ bản chiếm 31 %; các nghành dịch vụ chiếm 34 %.

Năm 2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị trấn có những bước đột phá mới, tăng trưởng kinh tế đạt 23,5 %; bình quân thu nhập đầu người đạt 40 triệu đồng/người/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng nghành nông lâm ngư nghiệp tiếp tực giảm xuống còn 32 %, công nghiệp xây dựng chiếm 32,6 % và còn lại là 35,4 % là du lịch và dịch vụ.

Bảng 4.3. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của thị trấn Cao Phong

2011 – 2013

(Nguồn: Báo cáo tổng kết thị trấn Cao Phong) [13]

Tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm qua các năm nhưng vẫn giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của thị trấn. Trong cơ cấu ngành nông nghiệp của thị trấn thì lĩnh vực trồng trọt vẫn giữ chủ đạo, và chiếm tỷ trọng cao. Còn lĩnh vực chăn nuôi thì có tỷ trọng thấp vì người dân địa phương chỉ chú

Chỉ tiêu df Năm 2012 Năm 2013 Giá trị (Tỷđồng) cấu (%) Giá trị (Tỷđồng) cấu (%) Giá trị (Tỷđồng) cấu (%) Tng giá tr sn xut 107,5508 100,0 118.9754 100,0 130,7682 100,0 1. Nông, lâm nghiệp 40,869304 38 41,64139 35 41,845824 32 2. Công nghiệp xây dựng 31,189732 29 36,882374 31 42,6304332 32,6 3. Dịch vụ 35,491764 33 40,451636 34 46,2919428 35,4

31

trọng đầu tư phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả có múi mang lại lợi nhuận và thu nhập cao. Còn chăn nuôi chỉ phục vụ cho gia đình mang tích chất tự cung tự cấp, thể hiện qua bảng 4.4.

Bảng 4.4. Giá trị sản xuất và cơ cấu ngành nông nghiệp của thị trấn Cao Phong qua 3 năm 2011 - 2013

Lĩnh vực 2011 2012 2103 Giá trị (triệu đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (triệu đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (triệu đồng) Cơ cấu (%) Trồng trọt 34.064,565 83,35 35.707,493 85,75 36.615,096 87.5 Chăn nuôi 6.273,438 15,35 5.321,769 12,78 4.678,363 11,18 Thủy sản 531,301 1,3 612,128 1,47 552,365 1,32 Tng 40.869,304 100 41.641,39 100 41.845,824 100

(Nguồn: Báo cáo tổng kết thị trấn Cao Phong) [13]

Qua bảng trên cho thấy cơ cấu ngành nông nghiệp của thị trấn tập chung phát triển lĩnh vực trồng trọt. Còn lĩnh vực chăn nuôi và thủy sản chiếm tỷ trọng thấp Năm 2011, tỷ trọng ngành trồng trọt chiếm 83,35 % trong tổng cơ cấu ngành nông nghiệp. Năm 2012, chiếm 85,75 % đến năm 2013 chiếm 87,5 %. Giá trị sản xuất của lĩnh vực tròng trọt cũng tăng theo các năm. Năm 2011, là 34.064,565 triệu đồng, năm 2012 là 35.707,439 triệu đồng đến năm 2013 là 36.615,096 triệu đồng.

Trong trồng trọt người dân chủ yếu trồng cây công nghệp, cây ăn quả có múi là chủ yếu, diện tích trồng và các loại cây được thể hiện qua bảng 4.5.

Bảng 4.5. Diện tích cây trồng chính tại thị trấn Cao Phong qua 3 năm 2011 - 2013

Diện tích ĐVT 2011 2012 2013

Cây có múi ha 439 471,2 529

Cây mía ha 241 213 163,3

Tổng ha 680 684,2 692,3

32

Qua bảng 4.5 cho thấy: Thị trấn Cao Phong chủ yếu trồng cây ăn quả có múi và cây mía đường, diện tích cây ăn quả có múi tăng qua các năm từ 439 ha năm 2011 lên 529 ha năm 2013 tăng 90 ha. Diện tích cây mía đường có xu hướng giảm, giảm từ 241 ha năm 2011 xuống 163,3 ha năm 2013.

Nguyên nhân là do bà con nông dân đã sử dụng diện tích đất trồng mía chuyển sang trồng cam, để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

4.2. Tình hình và hoạt động trồng cam tại thị trấn Cao Phong

4.2.1. Tình hình sn xut cây có múi ca địa phương và vài nét v cam Cao Phong Cao Phong

Cây ăn quả có múi đã được đưa trồng ở thị trấn Cao Phong từ những năm 60 của thế kỉ 20 với các giống như cam Xã Đoài, cam Bố Hạ, quýt. Cam Cao Phong có nguồn gốc từ Phủ Quỳ (Nghệ An), đó là giống cam Xã Đoài khi được đưa vào trồng đã nhanh chóng thích nghi với điều kiện ở vùng đất Cao Phong, cho năng suất và sản lượng rất cao. Sản lượng cam đạt cao nhất trong lịch sử trước đây vào khoảng 3.000 tấn vào cuối những năm 70 của thế kỉ trước. Cam Cao Phong được xuất khẩu sang Liên Xô và các nước Đông Âu, được thế giới khen ngợi, được vinh dự đón các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước về thăm. Nhưng đến cuối những năm 80, cam Cao Phong mắc bệnh hàng loạt phải chặt bỏ, diện tích giảm đi nhanh chóng và đáng kể. Phải đến những năm 90, cơ chế giao khoán mới đã là một động lực mạnh mẽ cho phát triển sản xuất nông nghiệp, phát triển cây cam. Từ đó đến nay, diện tích, năng suất, sản lượng cam đã không ngừng tăng lên, (năm 2013 đạt khoảng 13.000 tấn).

Cây có múi là loại cây trồng rất khó tính. Trong các loại cây ăn quả có thế mạnh của Hoà Bình như nhãn, vải, hồng, mơ, mận thì cây có múi là loại cây trồng đòi hỏi quy trình kĩ thuật chặt chẽ nhất, yêu cầu đầu tư trên 1 ha lớn nhất. Cây ăn quả có múi lại dễ bị sâu bệnh như sâu vẽ bùa, sâu đục thân, sâu

33

ăn lá, bọ xít hại quả, ruồi đục quả, bệnh Greening... Tuy nhiên, cây cam cũng

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò hoạt động khuyến nông trong việc phát triển mô hình trồng cam tại thị trấn Cao Phong - huyện Cao phong - tỉnh Hòa Bình. (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)