Sự hình thành và phát triển của khuyến nông Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò hoạt động khuyến nông trong việc phát triển mô hình trồng cam tại thị trấn Cao Phong - huyện Cao phong - tỉnh Hòa Bình. (Trang 25)

Cùng với sự phát triển khuyến nông trên thế giới, khuyến nông Việt Nam hình thành, phát triển tương đối sớm.

Ngay từ thời kỳ phong kiến, công tác khuyến nông đã được chú trọng: Các vua Hùng cách đây hơn 2000 năm đã trực tiếp dạy dân làm nông nghiệp: Gieo hạt, cấy lúa, mở các cuộc thi để các hoàng tử, công chúa có cơ hội trổ tài chế biến các món ăn độc đáo bằng nông sản tại chỗ. Công chúa Thiều Hoa là người đầu tiên dạy dân chăn tằm, dệt lụa.

Thời kỳ Pháp thuộc (1884-1945): Thực dân Pháp cũng rất chú trọng nông nghiệp, thực hiện chính sách lập đồn điền. Pháp tổ chức các sở canh nông ở Bắc Kỳ, các Ty khuyến nông ở các tỉnh. Trong giai đoạn này Việt Nam đã nhập một số cây con mới: Cà phê, cao su, lợn Yorksai, gà Rôtri...và Việt Nam cũng đã xuất khẩu được một số nông sản: Gạo xuất khẩu 397.000 tấn (năm 1919), xuất cảng 70.417 tấn nhựa cao su (1920-1929)... Tuy nhiên, phát triển nông nghiệp và khuyến nông ở thời kỳ này chủ yếu phục vụ cho chính sách thuộc địa phong kiến của thực dân Pháp.

Cách mạng tháng Tám thành công, nhà nước Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp: Cải cách ruộng đất, chia đất cho nông dân thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”, xây dựng HTX nông nghiệp, nông trường quốc doanh và hàng loạt các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học ra đời nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển lên một bước mới.

16

Sau khi hoàn toàn thống nhất đất nước (1975): Nông nghiệp Việt Nam được thống nhất thành một mối, tiềm năng và thế mạnh của hai miền Nam - Bắc được bổ sung cho nhau và cùng nhau phát triển theo một đường lối chung là HTX nông nghiệp. Song diễn biến tình hình có nhiều phức tạp. Trước tình hình đó các chủ trương, chính sách, chỉ thị, nghị quyết...lần lượt được ra đời phù hợp với điều kiện cụ thể:

Ngày 13/01/1981 chỉ thị 100CT/TW của Ban bí thư Trung ương Đảng về

“cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm người và người lao động trong HTX nông nghiệp” được ban hành (gọi tắt là khoán 100).

Ngày 05/04/1988, nghị quyết 10 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa VI ban hành về: “Đổi mới quản lý trong nông nghiệp” nhằm giải phóng sản xuất trong nông thôn đến từng hộ nông dân, khẳng định hộ xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ ở nông thôn (gọi tắt là khoán 10).

Ngày 02/03/1993, Chính phủ ra nghị định 13/CP về công tác khuyến nông và thông tư 02/LB/TT hướng dẫn việc tổ chức hệ thống khuyến nông. Tổ chức khuyến nông được thành lập và trở thành lực lượng nòng cốt trong quá trình chuyển giao TBKT trong NN - NT.

Năm 1993, cục khuyến nông - khuyến lâm được thành lập. Vừa quản lý nhà nước, vừa làm khuyến nông.

Năm 2001, trung tâm khuyến nông Trung ương ra đời (trực thuộc cục khuyến nông).

Năm 2003, trung tâm khuyến nông Quốc gia được thành lập.

Và thời gian gần đây nhất, ngày 08/01/2010 Chính phủ ra nghị định 02/2010/NĐ - CP về “Khuyến nông” (trong đó quy định rõ về mục tiêu, nguyên tắc, nội dung, chính sách, kinh phí và tổ chức khuyến nông), thay thế cho nghị định số 56/2005/NĐ - CP ngày 26 tháng 04 năm 2005 của Chính phủ quy định về

17

khuyến nông, khuyến ngư. Đây là những văn bản pháp quy quan trọng đối với công tác khuyến nông nói chung và tổ chức khuyến nông nói riêng.

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò hoạt động khuyến nông trong việc phát triển mô hình trồng cam tại thị trấn Cao Phong - huyện Cao phong - tỉnh Hòa Bình. (Trang 25)